Giám đốc cơ quan dân số của Liên Hiệp Quốc UNFPA kêu gọi các nước châu Á chú trọng đến các chương trình tăng sức mạnh cho người phụ nữ.
Bác sĩ Babatunde Osotimehin, cựu Bộ trưởng Y tế Nigeria, Giám đốc UNFPA nói các nước châu Á nên đối phó với đề tài này bằng “tầm nhìn và công lý.”
Nói chuyện với VOA tại Bangkok, Bác sĩ Osotimehin nói tăng sức mạnh cho phụ nữ và các thiếu nữ sẽ giảm bớt những cảnh bạo hành trong gia đình, cùng lúc giúp phát triển kinh tế và xã hội. Ông nói:
“Bạo hành nhắm vào phụ nữ sẽ giảm đáng kể, thiếu nữ phải lấy chồng sớm cũng sẽ giảm, đó là những vấn đề thường thấy tại nhiều nơi, đặc biệt là châu Á.”
Ngoài phụ nữ, hội nghị dân số châu Á diễn ra tuần này tại Bangkok còn bàn đến các đề tài như di cư nội địa do tác động của chính sách đô thị hóa, xu hướng gia đình và hôn nhân, mang thai, bạo hành gia đình, và thành phần cao niên.
Bác sĩ Osotimehin nói vấn đề chăm sóc sức khỏe tại châu Á “nói chung là tốt” nhưng vấn đề tiếp cận các dịch vụ này cần được giải quyết.
Một vấn đề khác là nhiều cặp vợ chồng châu Á sử dụng công nghệ mới, như siêu âm, để chọn con trai.
UNFPA dự báo đến năm 2030, Trung Quốc và Ấn Độ có thể có đến 50% phái nam nhiều hơn phái nữ ở những người đến tuổi lập gia đình.
Ông nói Nam Triều Tiên nói chung đã giải quyết được chuyện này, những nước còn lại đang có vấn đề “nghiêm trọng.”
Sau khi hội nghị chấm dứt, Bác sĩ Osotimehin sẽ đi Miến Điện để tìm cách giúp nước này phát triển con người sau mấy mươi năm vấn đề này bị lơ là dưới quyền thống trị của phe quân sự.
Bác sĩ Babatunde Osotimehin, cựu Bộ trưởng Y tế Nigeria, Giám đốc UNFPA nói các nước châu Á nên đối phó với đề tài này bằng “tầm nhìn và công lý.”
Nói chuyện với VOA tại Bangkok, Bác sĩ Osotimehin nói tăng sức mạnh cho phụ nữ và các thiếu nữ sẽ giảm bớt những cảnh bạo hành trong gia đình, cùng lúc giúp phát triển kinh tế và xã hội. Ông nói:
“Bạo hành nhắm vào phụ nữ sẽ giảm đáng kể, thiếu nữ phải lấy chồng sớm cũng sẽ giảm, đó là những vấn đề thường thấy tại nhiều nơi, đặc biệt là châu Á.”
Ngoài phụ nữ, hội nghị dân số châu Á diễn ra tuần này tại Bangkok còn bàn đến các đề tài như di cư nội địa do tác động của chính sách đô thị hóa, xu hướng gia đình và hôn nhân, mang thai, bạo hành gia đình, và thành phần cao niên.
Bác sĩ Osotimehin nói vấn đề chăm sóc sức khỏe tại châu Á “nói chung là tốt” nhưng vấn đề tiếp cận các dịch vụ này cần được giải quyết.
Một vấn đề khác là nhiều cặp vợ chồng châu Á sử dụng công nghệ mới, như siêu âm, để chọn con trai.
UNFPA dự báo đến năm 2030, Trung Quốc và Ấn Độ có thể có đến 50% phái nam nhiều hơn phái nữ ở những người đến tuổi lập gia đình.
Ông nói Nam Triều Tiên nói chung đã giải quyết được chuyện này, những nước còn lại đang có vấn đề “nghiêm trọng.”
Sau khi hội nghị chấm dứt, Bác sĩ Osotimehin sẽ đi Miến Điện để tìm cách giúp nước này phát triển con người sau mấy mươi năm vấn đề này bị lơ là dưới quyền thống trị của phe quân sự.