50 năm về trước, một quyển sách đã khơi lên một cuộc đối thoại trên khắp nước Mỹ về vai trò của các giới tính, đưa tới việc phát động một phong trào trao quyền cho phụ nữ, cả ở trong gia đình lẫn tại nơi làm việc. Quyển sách này đã thay đổi vĩnh viễn thái độ của người Mỹ về vai trò của phụ nữ trong xã hội. Tác giả của quyển sách mang tựa đề “The Feminine Mystique” là Betty Friedan. Trong 50 năm qua, sách này đã bán được hơn 3 triệu cuốn, và trở thành nguồn cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới đấu tranh đòi trao quyền cho nữ giới. Nửa thế kỷ sau, liệu phong trào nữ quyền có còn thích hợp với một thế giới đã có nhiều đổi thay?
The Feminine Mystique - “Sự huyền bí của Phụ nữ” khởi sự bằng một bảng câu hỏi giản dị. Bảng câu hỏi này do Betty Friedan soạn cùng với hai người bạn, trong khuôn khổ một cuộc khảo sát được thực hiện trước một buổi họp của hội ái hữu sinh viên đại học Smith College hồi năm 1957. Trong số các cựu đồng môn của Betty Friedan trả lời bảng câu hỏi, rất nhiều phụ nữ có trình độ giáo dục cao và thuộc thành phần có tiền của, cho biết là họ không mấy hài lòng với cuộc sống của một bà nội trợ, dù được làm chủ một căn nhà xinh xắn ở vùng ngoại ô, có con cái và một tấm chồng dư khả năng tài chính để nuôi cả gia đình. Với bản tính tò mò cố hữu, Betty Friedan đã tiếp tục cuộc thảo luận với những phụ nữ khác về cuộc sống của họ và về hình ảnh của nữ giới dưới con mắt của giới truyền thông thời đó.
Mục đích của Betty Friedan lúc bấy giờ là dùng các dữ kiện thu thập được để viết một bài báo về đề tài vai trò phụ nữ, tuy nhiên không một tạp chí nào nhận bài viết của bà vì những tư tưởng mà họ cho là quá cấp tiến. Tin tưởng vào giá trị của đề tài muốn khai thác, bà Friedan tiếp tục đào sâu để cuối cùng, cho ra mắt quyển “The Feminine Mystique,” xuất bản vào năm 1965.
Stephanie Ortoleva là một người tích cực đấu tranh cho nữ quyền và nhân quyền. Bà cho biết đã được đọc quyển The Feminine Mystique vào những năm 1970, khi vừa bước vào trường Luật:
“Quyển sách ấy khai phá một con đường chưa từng được khai phá. Nó nêu lên những vấn đề hệ trọng về tiến trình phụ nữ biến dạng thành những vật sở hữu, phụ nữ chúng ta được khuyến khích ăn diện cho đẹp đẽ để trở thành những món đồ chơi, thay vì lẽ ra, hình ảnh của phụ nữ phải được trình bày như những người con người mạnh mẽ và có quyền hạn.”
Bà Ortoleva nói các lập luận của tác giả Betty Friedman đã tạo được một nhịp cầu cảm thông với thế hệ của bà, thời bà còn là một sinh viên luật khoa.
“Mặc dù trường luật của chúng tôi tương đối cấp tiến và lớp tôi có rất đông nữ sinh viên, nhưng đa số các giáo sư đều là đàn ông, và đó là lý do vì sao tất cả chúng tôi đều quyết định phải ngồi ở các hàng ghế đầu, để không một giáo sư nào có thể làm ngơ chúng tôi.”
Bà Ortoleva nói phong trào nữ quyền, theo thời gian, đã tiến được những bước nhảy vọt đáng kể:
“Phụ nữ đã đi vào một số ngành nghề chuyên môn mà trước đây họ bị cấm cản. Chúng ta đã đạt được một số tiến bộ chính trị cũng như tiến bộ về sức khỏe sinh sản. Và, quyền bình đẳng kinh tế đang được cải thiện. Nhưng con đường hãy còn dài, trước khi phụ nữ chúng ta được đối xử một cách hoàn toàn bình đẳng tại Hoa Kỳ.”
Bà Susan Mottet là Chủ tịch phân bộ Washington DC của Tổ chức Phụ nữ Toàn quốc gọi tắt là NOW, một tổ chức mà bà Betty Friedman đã giúp sáng lập hồi năm 1966.
Bà Mottet nói thế hệ đấu tranh cho nữ quyền đi sau, cũng đã có những đóng góp của riêng họ.
“Chúng tôi vẫn sử dụng tiến trình chính trị, như bảo đảm các chính khách đáng được bầu, sẽ đắc cử. Nhưng chắc chắn đây là một điều mà thế hệ đấu tranh cho quyền phụ nữ đi sau, gồm cả nam lẫn nữ, đã tiếp tay trong nội bộ phong trào, đó là đẩy mạnh việc sử dụng những cách mới để thu hút sự chú ý của truyền thông và truyền thông xã hội, nhằm quảng bá các quan điểm của chúng ta ra ngoài phong trào.”
Mặc dù vậy, trong các thế hệ trẻ, nhiều người cảm thấy họ không cần phải dấn thân. Cô Katayoun Kishi, một sinh viên 23 tuổi mới tốt nghiệp, nói cô và các bạn không tự coi mình là những người đấu tranh tích cực cho nữ quyền, mặc dù cô hiểu rõ về những thành quả mà phong trào đấu tranh đòi quyền cho phụ nữ của các thế hệ đi trước đã đạt được.
Cô Kishi nói: “Tôi nghĩ rằng có lẽ chúng tôi đang ngủ quên trên những chiến thắng mà các thế hệ đi trước đã giành được, chúng tôi đang sống cuộc sống mà họ đã chật vật đấu tranh để chúng tôi được hưởng bây giờ. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi không cảm thấy cần phải dấn thân như họ đã làm, bởi vì chúng tôi không cảm thấy bị phân biệt đối xử như các thế hệ trước đã bị kỳ thị.”
Bà Stephanie Ortoleva nói điều đó không có nghĩa là phong trào nữ quyền không còn thích hợp với thời đại ngày nay nữa. Theo bà, hiện còn rất nhiều bất bình đẳng cần phải được giải quyết tại Hoa Kỳ, cũng như trên khắp thế giới.
“Tôi làm việc với một nhà đấu tranh cho quyền phụ nữ ở Colombia. Tôi làm việc với những nhà đấu tranh cho nữ quyền ở Ai Cập, Nhật Bản và Nam Triều Tiên. Tôi nghĩ về phần lớn đây là một phong trào toàn cầu, và phụ nữ đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, dù là nạn hãm hiếp đang tiếp diễn ở Ấn Độ, hay tình trạng phụ nữ bị buộc phải triệt sản - dù họ là phụ nữ tàn tật hay phụ nữ gypsy thuộc các nhóm du mục ở Đông Âu. Đó là lý do vì sao chúng tôi đề cập tới phong trào toàn cầu đấu tranh cho quyền phụ nữ.”
Bà Ortoleva nói tuy bây giờ đang có nhiều quan tâm khác, nhưng mục đích chính của phong trào vẫn như cũ: đó là bình đẳng và công lý cho nam giới lẫn nữ giới.
The Feminine Mystique - “Sự huyền bí của Phụ nữ” khởi sự bằng một bảng câu hỏi giản dị. Bảng câu hỏi này do Betty Friedan soạn cùng với hai người bạn, trong khuôn khổ một cuộc khảo sát được thực hiện trước một buổi họp của hội ái hữu sinh viên đại học Smith College hồi năm 1957. Trong số các cựu đồng môn của Betty Friedan trả lời bảng câu hỏi, rất nhiều phụ nữ có trình độ giáo dục cao và thuộc thành phần có tiền của, cho biết là họ không mấy hài lòng với cuộc sống của một bà nội trợ, dù được làm chủ một căn nhà xinh xắn ở vùng ngoại ô, có con cái và một tấm chồng dư khả năng tài chính để nuôi cả gia đình. Với bản tính tò mò cố hữu, Betty Friedan đã tiếp tục cuộc thảo luận với những phụ nữ khác về cuộc sống của họ và về hình ảnh của nữ giới dưới con mắt của giới truyền thông thời đó.
Mục đích của Betty Friedan lúc bấy giờ là dùng các dữ kiện thu thập được để viết một bài báo về đề tài vai trò phụ nữ, tuy nhiên không một tạp chí nào nhận bài viết của bà vì những tư tưởng mà họ cho là quá cấp tiến. Tin tưởng vào giá trị của đề tài muốn khai thác, bà Friedan tiếp tục đào sâu để cuối cùng, cho ra mắt quyển “The Feminine Mystique,” xuất bản vào năm 1965.
Stephanie Ortoleva là một người tích cực đấu tranh cho nữ quyền và nhân quyền. Bà cho biết đã được đọc quyển The Feminine Mystique vào những năm 1970, khi vừa bước vào trường Luật:
“Quyển sách ấy khai phá một con đường chưa từng được khai phá. Nó nêu lên những vấn đề hệ trọng về tiến trình phụ nữ biến dạng thành những vật sở hữu, phụ nữ chúng ta được khuyến khích ăn diện cho đẹp đẽ để trở thành những món đồ chơi, thay vì lẽ ra, hình ảnh của phụ nữ phải được trình bày như những người con người mạnh mẽ và có quyền hạn.”
Bà Ortoleva nói các lập luận của tác giả Betty Friedman đã tạo được một nhịp cầu cảm thông với thế hệ của bà, thời bà còn là một sinh viên luật khoa.
“Mặc dù trường luật của chúng tôi tương đối cấp tiến và lớp tôi có rất đông nữ sinh viên, nhưng đa số các giáo sư đều là đàn ông, và đó là lý do vì sao tất cả chúng tôi đều quyết định phải ngồi ở các hàng ghế đầu, để không một giáo sư nào có thể làm ngơ chúng tôi.”
Bà Ortoleva nói phong trào nữ quyền, theo thời gian, đã tiến được những bước nhảy vọt đáng kể:
“Phụ nữ đã đi vào một số ngành nghề chuyên môn mà trước đây họ bị cấm cản. Chúng ta đã đạt được một số tiến bộ chính trị cũng như tiến bộ về sức khỏe sinh sản. Và, quyền bình đẳng kinh tế đang được cải thiện. Nhưng con đường hãy còn dài, trước khi phụ nữ chúng ta được đối xử một cách hoàn toàn bình đẳng tại Hoa Kỳ.”
Bà Susan Mottet là Chủ tịch phân bộ Washington DC của Tổ chức Phụ nữ Toàn quốc gọi tắt là NOW, một tổ chức mà bà Betty Friedman đã giúp sáng lập hồi năm 1966.
Bà Mottet nói thế hệ đấu tranh cho nữ quyền đi sau, cũng đã có những đóng góp của riêng họ.
“Chúng tôi vẫn sử dụng tiến trình chính trị, như bảo đảm các chính khách đáng được bầu, sẽ đắc cử. Nhưng chắc chắn đây là một điều mà thế hệ đấu tranh cho quyền phụ nữ đi sau, gồm cả nam lẫn nữ, đã tiếp tay trong nội bộ phong trào, đó là đẩy mạnh việc sử dụng những cách mới để thu hút sự chú ý của truyền thông và truyền thông xã hội, nhằm quảng bá các quan điểm của chúng ta ra ngoài phong trào.”
Mặc dù vậy, trong các thế hệ trẻ, nhiều người cảm thấy họ không cần phải dấn thân. Cô Katayoun Kishi, một sinh viên 23 tuổi mới tốt nghiệp, nói cô và các bạn không tự coi mình là những người đấu tranh tích cực cho nữ quyền, mặc dù cô hiểu rõ về những thành quả mà phong trào đấu tranh đòi quyền cho phụ nữ của các thế hệ đi trước đã đạt được.
Cô Kishi nói: “Tôi nghĩ rằng có lẽ chúng tôi đang ngủ quên trên những chiến thắng mà các thế hệ đi trước đã giành được, chúng tôi đang sống cuộc sống mà họ đã chật vật đấu tranh để chúng tôi được hưởng bây giờ. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi không cảm thấy cần phải dấn thân như họ đã làm, bởi vì chúng tôi không cảm thấy bị phân biệt đối xử như các thế hệ trước đã bị kỳ thị.”
Bà Stephanie Ortoleva nói điều đó không có nghĩa là phong trào nữ quyền không còn thích hợp với thời đại ngày nay nữa. Theo bà, hiện còn rất nhiều bất bình đẳng cần phải được giải quyết tại Hoa Kỳ, cũng như trên khắp thế giới.
“Tôi làm việc với một nhà đấu tranh cho quyền phụ nữ ở Colombia. Tôi làm việc với những nhà đấu tranh cho nữ quyền ở Ai Cập, Nhật Bản và Nam Triều Tiên. Tôi nghĩ về phần lớn đây là một phong trào toàn cầu, và phụ nữ đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, dù là nạn hãm hiếp đang tiếp diễn ở Ấn Độ, hay tình trạng phụ nữ bị buộc phải triệt sản - dù họ là phụ nữ tàn tật hay phụ nữ gypsy thuộc các nhóm du mục ở Đông Âu. Đó là lý do vì sao chúng tôi đề cập tới phong trào toàn cầu đấu tranh cho quyền phụ nữ.”
Bà Ortoleva nói tuy bây giờ đang có nhiều quan tâm khác, nhưng mục đích chính của phong trào vẫn như cũ: đó là bình đẳng và công lý cho nam giới lẫn nữ giới.