Đường dẫn truy cập

Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Philippines trong vụ tranh chấp Biển Ðông


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton phát biểu trong cuộc họp các học giả Philippines tại Manila, ngày 16/11/2011
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton phát biểu trong cuộc họp các học giả Philippines tại Manila, ngày 16/11/2011

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố các vụ tranh chấp lãnh hải trong vùng biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông, nên được giải quyết bằng cách vận dụng hiệp ước quốc tế về Luật Biển, một lập trường hậu thuẫn cho Philippines trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Trong chuyến thăm Philippines hôm nay, Ngoại trưởng Clinton bầy tỏ sự ủng hộ dành cho việc cập nhật hóa một hiệp ước quốc phòng giữa hai quốc gia. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Trong chuyến thăm đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày hai nước ký một hiệp ước quốc phòng chung, Ngoại trưởng Clinton nói Hoa Kỳ vẫn tiếp tục trung lập trong vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc về quần đảo Trường Sa trong vùng Biển Ðông, mà Philippines gọi là Biển Tây Philippines.

Bà Clinton nói Hoa Kỳ có chủ trương vững chắc rằng các vụ tranh chấp mà ngoại trưởng Philippines đề cập đến là hiện hữu chủ yếu trong Biển Tây Philippines giữa Trung Quốc và Phippines phải được giải quyết một cách êm thắm. Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong bất cứ cuộc tranh giành chủ quyền bởi vì bất kỳ quốc gia nào đòi chủ quyền đều có quyền khẳng định điều đo, nhưng không có quyền theo đuổi việc đòi chủ quyền qua việc hăm dọa hay đàn áp.

Bà Clinton nói các nước phải theo đúng Quy ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển để giải quyết tranh chấp.

Philippines nói việc Trung Quốc nhận chủ quyền từ nhiều thế kỷ nay đối với toàn bộ vùng biển phía nam Trung Quốc lấn sang đặc khu kinh tế của họ. Quy ước của Liên Hiệp Quốc xác định khu vực này là khu vực 370 kilomet ở bên ngoài đường ven biển của một nước. Philippines đã than phiền về ít nhất 7 vụ xâm phạm trong năm ngoái của Trung Quốc vào vùng lãnh hải của Philippines.

Trung Quốc nhiều lần nói rằng không có trường hợp nào xâm phạm và đã từ chối không chịu đưa vấn đề ra trước một tòa án quốc tế. Trung Quốc nhất mực cho rằng vấn đề phải được giải quyết qua các cuộc đàm phán song phương.

Mặc dầu bà Clinton tái khẳng định sự trung lập của Hoa Kỳ trong vụ tranh chấp, bà nói hiệp ước quốc phòng giữa hai nước cần phải được cập nhật.

Theo bà Clinton, việc ấy đòi hỏi phải bàn luận với Philippines để cung cấp sự hỗ trợ nhiều hơn cho việc phòng vệ bên ngoài, nhất là nhận thức về khu vực biển – các nhận thức về phòng vệ – các ranh giới biển. Hoa Kỳ đã bắt đầu các cuộc tham khảo ý kiến ráo riết giữa hai chính phủ để xác định chính xác các chi tiết cụ thể của đường lối là gì.

Văn phòng bà Clinton đã lên lịch cho một cuộc họp chính thức bàn về các quyền lợi quân sự giữa các vị bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Philippines và các đối tác phía Hoa Kỳ vào tháng Giêng năm tới.

Hồi tháng 8, Philippines đã tiếp nhận một tuần dương hạm Hamilton. Nó hiện là chiếc tàu lớn nhất trong hạm đội hải quân khiêm tốn của nước này. Tàu này bảo vệ cho một dự án khoan dầu khí thiên nhiên chính, nằm gần nhóm đảo bị tranh chấp trong vùng Biển Ðông có nhiều tiềm năng về tài nguyên.

Trung Quốc đã nhận chủ quyền toàn bộ vùng biển này, trong khi Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều nhận chủ quyền nhiều phần trong khu vực, hiện còn bao gồm một số tuyến đường biển nhộn nhịp và nhiều khu vực ngư nghiệp nhất thế giới. Ngoài ra, các khoa học gia cũng tin là có những trữ lượng dầu lớn trong vùng này.

Đường dẫn liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG