Đường dẫn truy cập

Phiên xử bà Cốc Khai Lai bắt đầu ở Trung Quốc


Bà Cốc Khai Lai trong phòng xử án tại Tòa án Nhân dân thành phố Hợp Phì ở miền đông Trung Quốc, ngày 9/8/2012
Bà Cốc Khai Lai trong phòng xử án tại Tòa án Nhân dân thành phố Hợp Phì ở miền đông Trung Quốc, ngày 9/8/2012

Diễn biến vụ bê bối chính trị Bạc Hy Lai

Diễn biến vụ bê bối chính trị Bạc Hy Lai

Ngày 2 tháng 2: Vương Lập Quân, giám đốc sở cảnh sát thành phố Trùng Khánh và đồng minh chính của ông Bạc, bị giáng chức.

Ngày 6 tháng 2: Ông Vương chạy đến lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô nghe nói là để xin tị nạn.

Ngày 2 tháng 3: Tân Hoa Xã nói ông Vương đang bị điều tra.

Ngày 9 tháng 3: Ông Bạc lên tiếng bào chữa cho mình và vợ, bà Cốc Khai Lai, trong một cuộc họp báo tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc.

Ngày 15 tháng 3: Ông Bạc bị cách chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh.

Ngày 26 tháng 3: Anh yêu cầu Trung Quốc điều tra cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood hồi tháng 11 năm trước ở Trùng Khánh.

Ngày 10 tháng 4: Ông Bạc bị gạt khỏi Bộ chính trị và bị đình chỉ mọi chức vụ trong Đảng. Trung Quốc nói bà Cốc đang bị điều tra về cái chết của Heywood.

Ngày 17 tháng 4: Tờ New York Times đưa tin các giới chức Hoa Kỳ đã từ chối không giao ông Vương lại cho cảnh sát địa phương và chỉ đồng ý trao ông cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.

Ngày 26 tháng 7: Bà Cốc Khai Lai bị buộc tội mưu sát ông Heywood.

Ngày 9 tháng 8: Bà Cốc ra hầu tòa. Bà không phản đối cáo buộc bà mưu sát ông Heywood.

Ngày 10 tháng 8: 4 viên chức cảnh sát bị đưa ra xét xử vì cáo giác giúp bao che vụ mưu sát ông Heywood.
Vụ xử vợ của chính trị gia Bạc Hy Lai về tội sát nhân diễn ra hôm nay trong tình hình an ninh được bảo vệ cẩn mật tại thành phố Hợp Phì miền đông Trung Quốc.

Những đám đông bên ngoài tòa án gồm cả một số người ủng hộ ông Bạc Hy Lai, từng là một ngôi sao chính trị đang lên ở Trung Quốc. Một số người ủng hộ có lúc đã đụng độ với cảnh sát.

Bà Cốc Khai Lai bị cáo buộc đã giết ông Neil Heywood, một doanh gia mang quốc tịch Anh, với sự hỗ trợ của người quản gia trong gia đình là Trương Hiểu Quân, cũng bị đưa ra tòa.

Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào được công bố, nhưng Tân Hoa Xã nói bằng chứng trong vụ án này là “cụ thể và không thể chối cãi được.”

Phóng viên Sant cho biết: “Ngay cả trong các thương xá quanh tòa án, và những khu vực mua bán đâu đâu cũng có công an. Ngay chỗ tôi đang đứng đây, trên các bậc thang của một thường xá, tôi cũng nhìn thấy công an đi lại trong các hành lang trước mặt tôi.”

Phóng viên Van Sant nói một nhóm khoảng 20 người đã xuất hiện tại tòa án vào buổi sáng và nói chuyện với các phóng viên về sự ủng hộ họ dành cho ông Bạc Hy Lai, mà họ coi như một người có thể thay thế điều họ gọi là giới lãnh đạo tham nhũng hiện nay.

Phóng viên Sant: “Thoạt đầu có một số cảnh sát chìm, dường như một số người giả dạng côn đồ tìm cách dùng dù che các máy thu hình. Cuối cùng thì một số công an đến khi những người này bắt đầu nói mạnh hơn và nhiệt thành hơn về sự ủng hộ của họ dành cho ông Bạc Hy Lai.”

Phóng viên Van Sant nói cảnh sát đã đánh đập nhiều người biểu tình, và cuối cùng đã dùng bắt ít nhất 2 người đàn ông tống lên một trong những chiếc xe của cảnh sát.

Ðài VOA đã tiếp xúc với một trong những người ủng hộ ông Bạc Hy Lai ở Hợp Phì hồi sáng hôm nay. Tuy ông này tham gia vào cuộc biểu tình, ông chưa muốn cho ghi âm lời phát biểu, và nói rằng tình hình quá nhậy cảm.
Vụ xử bà Cốc Khai Lai cũng chẳng khác nào là một vụ xét xử ông Bạc Hy Lai...
David Kelly, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu Chính sách Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh.
Vụ tai tiếng có liên quan đến vợ ông Bạc Hy Lai được cho là đã tác động mạnh đến giới lãnh đạo Trung Quốc, và diễn ra vào lúc nước này đang chuẩn bị cho một cuộc cải tổ lãnh đạo 10 năm mới có một lần.

Trước đây nhiều người vẫn trông đợi ông Bạc Hy Lai sẽ là người kế tiếp được đưa vào một ghế trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Khi còn giữ chức vụ tại Trùng Khánh, ông Bạc là người đã quảng bá một cuộc tổng thanh lọc thành phố mà ông cai trị, trồng cây cối và trấn dẹp tội phạm có tổ chức tại đây. Ông được coi là một nhà chính trị được lòng nhiều người dân ở thành phố miền nam này.

Ông David Kelly, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu Chính sách Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh, nói rằng vụ xét xử bà Cốc Khai Lai này cũng chẳng khác nào là một vụ xét xử ông Bạc Hy Lai.

Ông Kelly nói: “Chủ đề nổi lên là ông Bạc Hy Lai được sự hỗ trợ của quần chúng, và dân chúng muốn chắc chắn rằng ông không bị mất mặt hay tiêu tan danh tính, và một phần của sự kiện này lan qua bà ấy.”

Ý ông Kelly muốn nói đến vợ ông Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai.

Trương Hiểu Quân, người quản gia trong gia đình ông Bạc Hy Lai cũng bị đưa ra tòa
Trương Hiểu Quân, người quản gia trong gia đình ông Bạc Hy Lai cũng bị đưa ra tòa
Cách đây 2 tuần, khi bà Cốc Khai Lai bị chính thức truy tố, Tân Hoa Xã nói bà Cốc đã bị cáo buộc giết đối tác kinh doanh khi ông vì “tranh chấp kinh tế,” và sau khi ông này dọa làm hại con trai bà.

Ông Kelly nói trong khi các bài báo chính thức đã vẽ ra một hình ảnh đen tối về vụ ám sát này, cũng đã có phản ứng thiện cảm dành cho bà Cốc Khai Lai.

Ông Kelly cho rằng cảm tưởng là chuyện này có liên quan đến các lực lượng không phải là cá nhân và dường như bà Cốc Khai Lai chỉ là một con cờ trong cuộc chơi này.

Ông Bạc Hy Lai đã bị tuớc hết các chức vụ chính thức với cáo buộc mơ hồ là “vi phạm nghiêm trọng các quy định.” Mặc dầu cho đến nay chưa có một cáo trạng hình sự nào được công bố, có thể ông sẽ bị truy tố về tội lạm dụng quyền thế và cản trở công lý vì đã không báo cáo những gì ông biết về tội ác của vợ mình.

Nếu bị xét là can tội cố sát, cả bà Cốc Khai Lai lẫn ông Trương Hiểu Quân đều có thể bị tuyên án tử hình.

Hai cha con Bạc Hy Lai và Bạc Qua Qua
Hai cha con Bạc Hy Lai và Bạc Qua Qua
​Bà Cốc Khai Lai điều hành một công ty pháp lý rất thành đạt trước khi bị truy tố, và đã viết một cuốn sách năm 1995 sau khi thắng một vụ kiện quan trọng ở Hoa Kỳ. Trong cuốn sách này, bà ca ngợi tính hữu hiệu của hệ thống pháp lý Trung Quốc, và nói rằng “chừng nào mà mọi người biết rõ anh, John Doe, đã giết một người nào đó, thì anh sẽ bị bắt, bị xét xử và bị bắn chết.”

Ông Kelly nói thêm: "Chắc hẳn bây giờ bà đã nhận ra rằng một hệ thống như thế không đem lại sự công bằng nào.”

Các luật sư của bà Cốc Khai Lai chưa đưa ra phát biểu công khai về vụ xử. Gia đình ông Trương Hiểu Quân, đồng bị can trong vụ này, đã yêu cầu ông Lý Hiểu Lâm, một luật sư chống tham nhũng nổi tiếng bênh vực cho ông Trương trong vụ xử. Nhưng đơn của ông Lý đã bị tòa bác, và một luật sư khác được chỉ định để biện hộ cho ông Trương.

Hình ảnh về vụ án Bạc Hy Lai


Xem video phiên xử bà Cốc Khai Lai

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG