NEW DELHI —
Năm nghi can bị cáo buộc trong vụ cưỡng hiếp tập thể dã man ở thủ đô Ấn Ðộ đã có mặt trong một phiên tòa chớp nhoáng để bắt đầu cuộc xét xử. Thông tín viên VOA Aru Pande tường trình từ New Delhi rằng phiên tòa bắt đầu một ngày sau khi một ủy ban chính phủ công bố các đề nghị cải tổ cách thức hệ thống tư pháp Ấn Ðộ xử lý các tội ác nhắm vào phụ nữ.
Khác với những vụ ra tòa trước đây, vụ xét xử các nghi can về tội cưỡng hiếp và sát nhân bắt đầu một cách trầm lặng ở New Delhi và rất ít phần tường thuật của giới truyền thông, bởi lẽ vụ xử không cho công chúng tham dự.
6 người, trong đó có một vị thành niên, bị cáo buộc đã đánh đập dã man và cưỡng hiếp một sinh viên khi cô đáp một chuyến xe buýt ở thủ đô Ấn Ðộ cùng với một người bạn trai vào ngày 16 tháng 12.
Người phụ nữ 23 tuổi này sau đó đã được đưa bằng máy bay đến một bệnh viện ở Singapore để điều trị và qua đời 2 tuần sau đó vì những thương tích nặng trong nội tạng.
Sự kiện các công tố viên có thể trình bầy các lập luận hôm nay, rất sớm sau khi xảy ra vụ tấn công, là lần đầu tiên trong một nươc có thể phải mất nhiều năm để truy tố các hành vi tội phạm. Phiên toà chớp nhoáng đã được lập ra để trực tiếp đáp lại điều mà nhiều người ở New Delhi coi là một thất bại trong hệ thống công lý của Ấn Ðộ.
Bà Sudha Sundaraman thuộc Hiệp hội Phụ nữ Dân chủ Toàn Ấn Ðộ cho biết:
“Phiên toà diễn ra tiếp theo vụ việc đã làm chấn động cả nước, khơi ra lương tâm quần chúng. Và tôi tin rằng chính phủ vì thế phải lắng nghe tiếng nói và những mối quan tâm.”
Một ủy ban do chính phủ bổ nhiệm đã công bố một phúc trình gay gắt hôm qua nêu bật sự thất bại của hệ thống trong việc thực thi các luật lệ bảo vệ phụ nữ trước các hành vi bạo lực và sách nhiễu.
Hành động theo hàng ngàn lời đề xuất của công chúng và giới tranh đấu nhân quyền, ủy ban đã kêu gọi cảnh sát ghi nhận từng vụ cưỡng hiếp một và nói những phiên xử phải được xúc tiến một cách nhanh chóng. Ủy ban cũng để nghị các hành vi đeo đuổi, trộm và các hình thức sách nhiễu tình dục phải bị trừng phạt bằng các án tù.
Trong khi nhà hoạt động Sundaraman ca ngợi bản báo cáo của ủy ban như một bước đi đúng hướng, bà thừa nhận rằng sự thay đổi thực sự phải xuất phát từ xã hội nói chung và bà phải dựa vào linh tính để bảo đảm sự an toàn cho mình.
Bà Sundaraman nói: “Nếu là ban đêm, và nếu tôi đi đâu về vào lúc khuya bằng xe lửa, thì tôi thấy rằng tôi không cảm thấy an toàn mấy.”
Ðó là cảm nghĩ chung của nhiều phụ nữ ở thủ đô Ấn Ðộ, và họ hy vọng rằng tấn thảm kịch khủng khiếp này có thể đem lại một sự thay đổi nào đó.
Khác với những vụ ra tòa trước đây, vụ xét xử các nghi can về tội cưỡng hiếp và sát nhân bắt đầu một cách trầm lặng ở New Delhi và rất ít phần tường thuật của giới truyền thông, bởi lẽ vụ xử không cho công chúng tham dự.
6 người, trong đó có một vị thành niên, bị cáo buộc đã đánh đập dã man và cưỡng hiếp một sinh viên khi cô đáp một chuyến xe buýt ở thủ đô Ấn Ðộ cùng với một người bạn trai vào ngày 16 tháng 12.
Người phụ nữ 23 tuổi này sau đó đã được đưa bằng máy bay đến một bệnh viện ở Singapore để điều trị và qua đời 2 tuần sau đó vì những thương tích nặng trong nội tạng.
Sự kiện các công tố viên có thể trình bầy các lập luận hôm nay, rất sớm sau khi xảy ra vụ tấn công, là lần đầu tiên trong một nươc có thể phải mất nhiều năm để truy tố các hành vi tội phạm. Phiên toà chớp nhoáng đã được lập ra để trực tiếp đáp lại điều mà nhiều người ở New Delhi coi là một thất bại trong hệ thống công lý của Ấn Ðộ.
Bà Sudha Sundaraman thuộc Hiệp hội Phụ nữ Dân chủ Toàn Ấn Ðộ cho biết:
“Phiên toà diễn ra tiếp theo vụ việc đã làm chấn động cả nước, khơi ra lương tâm quần chúng. Và tôi tin rằng chính phủ vì thế phải lắng nghe tiếng nói và những mối quan tâm.”
Một ủy ban do chính phủ bổ nhiệm đã công bố một phúc trình gay gắt hôm qua nêu bật sự thất bại của hệ thống trong việc thực thi các luật lệ bảo vệ phụ nữ trước các hành vi bạo lực và sách nhiễu.
Hành động theo hàng ngàn lời đề xuất của công chúng và giới tranh đấu nhân quyền, ủy ban đã kêu gọi cảnh sát ghi nhận từng vụ cưỡng hiếp một và nói những phiên xử phải được xúc tiến một cách nhanh chóng. Ủy ban cũng để nghị các hành vi đeo đuổi, trộm và các hình thức sách nhiễu tình dục phải bị trừng phạt bằng các án tù.
Trong khi nhà hoạt động Sundaraman ca ngợi bản báo cáo của ủy ban như một bước đi đúng hướng, bà thừa nhận rằng sự thay đổi thực sự phải xuất phát từ xã hội nói chung và bà phải dựa vào linh tính để bảo đảm sự an toàn cho mình.
Bà Sundaraman nói: “Nếu là ban đêm, và nếu tôi đi đâu về vào lúc khuya bằng xe lửa, thì tôi thấy rằng tôi không cảm thấy an toàn mấy.”
Ðó là cảm nghĩ chung của nhiều phụ nữ ở thủ đô Ấn Ðộ, và họ hy vọng rằng tấn thảm kịch khủng khiếp này có thể đem lại một sự thay đổi nào đó.