BÌNH NHƯỠNG —
Một phi công Mỹ được huân chương cao quý trong cuộc chiến tranh Triều Tiên trở lại Bắc Triều Tiên chưa đến được địa điểm mà người phi công phụ của ông đã đáp khẩn cấp và hy sinh vào năm 1950. Mời quý vị theo dõi phần hỏi đáp của đài VOA với thông tín viên VOA tại Bình Nhưỡng.
VOA: Xin anh Steve Herman cho biết chi tiết về người phi công này.
Steve Herman: Người phi công được huân chương của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên là Ðại úy Thomas Hudner, từng là phi công của Hải quân Hoa Kỳ, trở lại Bắc Triều Tiên sau 63 năm.
Tại Bình Nhưỡng hôm nay, ông đã được đưa tới Viện Bảo tàng Vũ khí và Thiết bị của Quân đội Nhân dân Triều Tiên vừa khai trương. Ông là người Mỹ đầu tiên đến thăm viện bảo tàng mới này, và đây là một nơi rất đặc biệt. Ðó là một khu triển lãm nằm trên một khoảng đất rộng 50 ngàn mét vuông, và trong số những thứ đầu tiên mà Ðại uý Hudner và những người khác trong nhóm, kể cả tôi, nhìn thấy trong khi đi qua khu triển lãm là một số xe tăng được sản xuất trong nước, tất cả đều được trang hoàng ở phía trước bằng hàng chữ: “Hãy tiêu diệt bọn xâm lăng đế quốc Mỹ, kẻ thù nợ máu của nhân dân Triều Tiên”.
Ðiều cũng rất đáng chú ý là trong những vật phẩm trưng bày có các mô hình phỏng theo nhiều máy bay và tàu của hải quân Hoa Kỳ, kể cả chiếc hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln chạy bằng năng lượng hạt nhân, một mô hình với tỷ lệ 1-35. Còn có một đoàn tàu nhỏ bằng plastic mô phỏng chiến hạm được hướng dẫn bằng phi đạn và ông Hudner đã thông báo cho các hướng dẫn viên rằng đến năm 2018 thì Hải quân Hoa Kỳ sẽ hạ thủy USS Thomas Hudner, chiến hạm huớng dẫn bằng phi đạn. Cũng có những mô hình bằng sáp cỡ người thật của các binh sĩ Hoa Kỳ.
Ngoài ra còn có một số mô hình phỏng theo vũ khí dường như của Nam Triều Tiên được trưng bầy cùng với lá cờ của Nam Triều Tiên bên cạnh những mô hình, một điều nổi bật mà tôi chưa từng nghe thấy được trưng bầy ở nước này trước đây.
Chúng tôi đã nói chuyện với người đứng đầu viện bảo tàng, Ðại tá Cheong Hyk Chuol và hỏi ông một số câu hỏi. Chúng tôi hỏi cảm tưởng của ông khi chứng kiến việc trưng bầu các mô hình quân xa của Hoa Kỳ, kể cả tàu chiến và xe tăng, những thứ mà có lẽ người dân Bắc Triều Tiên sẽ phản đối nếu như có một cuộc chiến tranh Triều Tiên một lần nữa, chúng tôi hỏi ông nghĩ sao về phẩm chất của các thiết bị Mỹ, và ông ấy đã đưa ra một số nhận xét cụ thể. Ông ấy nói về các xe tăng Abrams chẳng hạn thì vũ khí trang bị tuyệt hảo, tính cơ động là xuất sắc, nhưng sẽ không thể sử dụng được chiếc Abrams vì địa hình mấp mô của Triều Tiên. Về thiết bị quân sự của chính nưóc ông, đa số chế tạo tại Bắc Triều Tiên, ít nhất là các loại được trưng bày, thì ông ta nói ông ấy rất tin tưởng rằng phẩm chất của thiết bị sẽ đem lại chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Ðó là lời trích thuật trực tiếp từ vị đại tá cao cấp này.
Viện bảo tàng quân sự này cũng có một khía cạnh hơi giống với một công viên Disneyland. Có một đoàn tàu nhỏ chạy bằng hơi nước chạy vòng vòng trong khuôn viên nơi trưng bày nhiều loại máy bay, chỉ khác là ở một công viên giải trí thì quý vị sẽ không nhìn thấy các binh sĩ canh gác vũ trang bằng súng AK 47 như ở đây.
Như thế đây là một ngày rất khác thường đối với Ðại úy Hudner năm nay đã 88 tuổi. Ông đã trở lại Bắc Triều Tiên để tìm cách thu hồi thi hài của người phi công phụ, ông Jesse Brown, lái chiếc máy bay đã rớt xuống Bắc Triều Tiên trong khu vực hồ chứa nước Chosin vào tháng 12 năm 1950. Và ông Hudner đã hy vọng, cùng với một toán tìm kiếm không chính thức của Mỹ, sẽ có thể đến địa điểm rớt máy bay đó. Chưa rõ liệu họ có thực hiện được việc ấy hay không. Có rất nhiều phần chắc là không. Chúng tôi đã được nhiều tin về ngập lụt nặng ở khu vực đó trong nước. Có thể sẽ có một phi vụ trực thăng bay trên không phận khu vực trước khi ông Hudner và toán người Mỹ rời Bắc Triều Tiên vào tuần tới.
VOA: Sự kiện các cựu chiến binh Mỹ được phép tham gia như thế này có phải là một điều bất thường không, thưa anh?
Steve Herman: Ðó là một sự kiện bất thường. Ông Hudner không phải là người đầu tiên đến Bắc Triều Tiên. Ðã từng có 3 cựu chiến binh khác, kể cả một hoặc hai vị tướng lãnh đã đến đây trước kia. Cùng với ông Hudner có ông Dick Bonelli từ tiểu bang Florida. Ông là một cựu binh sĩ thủy quân lục chiến đã chiến đấu cùng với đại đội trong trận chiến đẫm máu ở Hồ chứa Chosin, vì thế trong khi ông Bonelli có mặt ở dưới đất thì các phi công như ông Hudner và ông Brown bay trên không để hỗ trợ chống với binh sĩ Trung Quốc. Số binh sĩ thủy quân lục chiến này bị địch quân lấn át.
Sau khi đi tham quan viện bảo tàng quân sự này ở Bình Nhưỡng, trong sổ khách thăm ông Bonelli đã để lại một lời ghi chú nói rằng các cuộc triển lãm đã đến lại ấn tượng rất mạnh đối với ông, xin trích nguyên văn, “Ta hãy hy vọng và cầu mong sẽ không bao giờ phải sử dụng đến chúng”.
VOA: Họ sẽ ở lại đấy bao lâu và họ có đem thông điệp nào trở về Washington hay không?
Steve Herman: Theo dự kiến, họ sẽ ở lại đây ít nhất 4 hay 5 ngày nữa và dựa vào dự báo thời tiết trời vẫn còn mưa ở Bình Nhưỡng và chúng tôi nghe nói đã có tới vài trăm milimét nước mưa tại vùng đất quanh hồ chứa nước Chosin nơi đoàn của ông muốn đi thăm, vào thời điểm này chưa biết được liệu ông ấy có ở lại thêm hay không, với hy vọng sẽ thực hiện một chuyến quan sát từ trên không hay một hình thức nào hay hơn chăng.
Thời biểu rõ ràng đã được thay đổi bởi vì hôm nay lẽ ra chúng tôi đến khu hồ chứa Chosin, nhưng việc này đã không diễn ra.
VOA: Cảm ơn anh Steve. Nhưng cuối cùng thì ông ấy có nhận được thông điệp nào để gửi về cho Washington hay không, thưa anh?
Steve Herman: Ngay lúc này thì chưa có gì công khai được tuyên bố về mọi thông tin liên lạc đã diễn ra. Chúng tôi sẽ có thể tường trình thêm tin tức vào cuối chuyến đi.
VOA: Xin anh Steve Herman cho biết chi tiết về người phi công này.
Steve Herman: Người phi công được huân chương của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên là Ðại úy Thomas Hudner, từng là phi công của Hải quân Hoa Kỳ, trở lại Bắc Triều Tiên sau 63 năm.
Tại Bình Nhưỡng hôm nay, ông đã được đưa tới Viện Bảo tàng Vũ khí và Thiết bị của Quân đội Nhân dân Triều Tiên vừa khai trương. Ông là người Mỹ đầu tiên đến thăm viện bảo tàng mới này, và đây là một nơi rất đặc biệt. Ðó là một khu triển lãm nằm trên một khoảng đất rộng 50 ngàn mét vuông, và trong số những thứ đầu tiên mà Ðại uý Hudner và những người khác trong nhóm, kể cả tôi, nhìn thấy trong khi đi qua khu triển lãm là một số xe tăng được sản xuất trong nước, tất cả đều được trang hoàng ở phía trước bằng hàng chữ: “Hãy tiêu diệt bọn xâm lăng đế quốc Mỹ, kẻ thù nợ máu của nhân dân Triều Tiên”.
Ðiều cũng rất đáng chú ý là trong những vật phẩm trưng bày có các mô hình phỏng theo nhiều máy bay và tàu của hải quân Hoa Kỳ, kể cả chiếc hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln chạy bằng năng lượng hạt nhân, một mô hình với tỷ lệ 1-35. Còn có một đoàn tàu nhỏ bằng plastic mô phỏng chiến hạm được hướng dẫn bằng phi đạn và ông Hudner đã thông báo cho các hướng dẫn viên rằng đến năm 2018 thì Hải quân Hoa Kỳ sẽ hạ thủy USS Thomas Hudner, chiến hạm huớng dẫn bằng phi đạn. Cũng có những mô hình bằng sáp cỡ người thật của các binh sĩ Hoa Kỳ.
Ngoài ra còn có một số mô hình phỏng theo vũ khí dường như của Nam Triều Tiên được trưng bầy cùng với lá cờ của Nam Triều Tiên bên cạnh những mô hình, một điều nổi bật mà tôi chưa từng nghe thấy được trưng bầy ở nước này trước đây.
Chúng tôi đã nói chuyện với người đứng đầu viện bảo tàng, Ðại tá Cheong Hyk Chuol và hỏi ông một số câu hỏi. Chúng tôi hỏi cảm tưởng của ông khi chứng kiến việc trưng bầu các mô hình quân xa của Hoa Kỳ, kể cả tàu chiến và xe tăng, những thứ mà có lẽ người dân Bắc Triều Tiên sẽ phản đối nếu như có một cuộc chiến tranh Triều Tiên một lần nữa, chúng tôi hỏi ông nghĩ sao về phẩm chất của các thiết bị Mỹ, và ông ấy đã đưa ra một số nhận xét cụ thể. Ông ấy nói về các xe tăng Abrams chẳng hạn thì vũ khí trang bị tuyệt hảo, tính cơ động là xuất sắc, nhưng sẽ không thể sử dụng được chiếc Abrams vì địa hình mấp mô của Triều Tiên. Về thiết bị quân sự của chính nưóc ông, đa số chế tạo tại Bắc Triều Tiên, ít nhất là các loại được trưng bày, thì ông ta nói ông ấy rất tin tưởng rằng phẩm chất của thiết bị sẽ đem lại chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Ðó là lời trích thuật trực tiếp từ vị đại tá cao cấp này.
Viện bảo tàng quân sự này cũng có một khía cạnh hơi giống với một công viên Disneyland. Có một đoàn tàu nhỏ chạy bằng hơi nước chạy vòng vòng trong khuôn viên nơi trưng bày nhiều loại máy bay, chỉ khác là ở một công viên giải trí thì quý vị sẽ không nhìn thấy các binh sĩ canh gác vũ trang bằng súng AK 47 như ở đây.
Như thế đây là một ngày rất khác thường đối với Ðại úy Hudner năm nay đã 88 tuổi. Ông đã trở lại Bắc Triều Tiên để tìm cách thu hồi thi hài của người phi công phụ, ông Jesse Brown, lái chiếc máy bay đã rớt xuống Bắc Triều Tiên trong khu vực hồ chứa nước Chosin vào tháng 12 năm 1950. Và ông Hudner đã hy vọng, cùng với một toán tìm kiếm không chính thức của Mỹ, sẽ có thể đến địa điểm rớt máy bay đó. Chưa rõ liệu họ có thực hiện được việc ấy hay không. Có rất nhiều phần chắc là không. Chúng tôi đã được nhiều tin về ngập lụt nặng ở khu vực đó trong nước. Có thể sẽ có một phi vụ trực thăng bay trên không phận khu vực trước khi ông Hudner và toán người Mỹ rời Bắc Triều Tiên vào tuần tới.
VOA: Sự kiện các cựu chiến binh Mỹ được phép tham gia như thế này có phải là một điều bất thường không, thưa anh?
Steve Herman: Ðó là một sự kiện bất thường. Ông Hudner không phải là người đầu tiên đến Bắc Triều Tiên. Ðã từng có 3 cựu chiến binh khác, kể cả một hoặc hai vị tướng lãnh đã đến đây trước kia. Cùng với ông Hudner có ông Dick Bonelli từ tiểu bang Florida. Ông là một cựu binh sĩ thủy quân lục chiến đã chiến đấu cùng với đại đội trong trận chiến đẫm máu ở Hồ chứa Chosin, vì thế trong khi ông Bonelli có mặt ở dưới đất thì các phi công như ông Hudner và ông Brown bay trên không để hỗ trợ chống với binh sĩ Trung Quốc. Số binh sĩ thủy quân lục chiến này bị địch quân lấn át.
Sau khi đi tham quan viện bảo tàng quân sự này ở Bình Nhưỡng, trong sổ khách thăm ông Bonelli đã để lại một lời ghi chú nói rằng các cuộc triển lãm đã đến lại ấn tượng rất mạnh đối với ông, xin trích nguyên văn, “Ta hãy hy vọng và cầu mong sẽ không bao giờ phải sử dụng đến chúng”.
VOA: Họ sẽ ở lại đấy bao lâu và họ có đem thông điệp nào trở về Washington hay không?
Steve Herman: Theo dự kiến, họ sẽ ở lại đây ít nhất 4 hay 5 ngày nữa và dựa vào dự báo thời tiết trời vẫn còn mưa ở Bình Nhưỡng và chúng tôi nghe nói đã có tới vài trăm milimét nước mưa tại vùng đất quanh hồ chứa nước Chosin nơi đoàn của ông muốn đi thăm, vào thời điểm này chưa biết được liệu ông ấy có ở lại thêm hay không, với hy vọng sẽ thực hiện một chuyến quan sát từ trên không hay một hình thức nào hay hơn chăng.
Thời biểu rõ ràng đã được thay đổi bởi vì hôm nay lẽ ra chúng tôi đến khu hồ chứa Chosin, nhưng việc này đã không diễn ra.
VOA: Cảm ơn anh Steve. Nhưng cuối cùng thì ông ấy có nhận được thông điệp nào để gửi về cho Washington hay không, thưa anh?
Steve Herman: Ngay lúc này thì chưa có gì công khai được tuyên bố về mọi thông tin liên lạc đã diễn ra. Chúng tôi sẽ có thể tường trình thêm tin tức vào cuối chuyến đi.