NEW DELHI —
Người dân Nepal lên tiếng bằng lá phiếu. Cử tri đã phản ứng sau những năm xáo trộn chính trị bằng việc bỏ phiếu không ủng hộ phe nổi dậy Moaist cũ – là phe chính trị đã giành được phần lớn quyền hành cách đây 5 năm khi quốc gia Hy Mã Lạp Sơn này bỏ thể chế quân chủ chuyển sang thể chế dân chủ cộng hòa . Từ New Delhi, thông tín viên Aru Pande của đài VOA có bài tường trình sau đây về kết quả cuộc bầu cử Hội đồng Lập hiến Nepal.
Cử tri Nepal có nhiều lý do để thức tỉnh bởi tiến trình chính trị ở đất nước đã trải qua những thay đổi to lớn trong vòng chưa đầy một thập niên. Nepal đã thay đổi 6 chính phủ kể từ năm 2008, mà không có chính phủ nào trong trong đó hình thành được một hiến pháp.
Tuy nhiên, người Nepal bất chấp những hoài nghi, với ít nhất 70% cử tri đã đi bỏ phiếu hôm 19 tháng 11 để bầu chọn 601 đại diện cho Hội đồng Lập hiến. Cơ quan quốc hội này đã bị giải tán hồi năm ngoái và một chính phủ lâm thời được thành lập sau khi các chính đảng một lần nữa không hoàn thành được dự thảo hiến pháp vào thời hạn chót, và họ tiếp tục tranh luận về việc liệu có nên chia Nepal thành một liên bang căn cứ vào lằn ranh sắc tộc.
Bế tắc này không phải là điều mà người dân ở Nepal mong muốn khi họ bỏ phiếu bầu cho phe nổi dậy Mao-ít trước đó lên cầm quyền vào năm 2008. Phe nổi dậy cũ này đã đồng ý từ bỏ vũ khí, chấm dứt 10 nổi chiến và tham gia chính phủ theo một tiến trình hòa bình được hình thành chỉ mới trước đó hai năm.
Nhưng trong một dấu hiệu không hài lòng với phe Mao-ít, Ðảng Cộng sản Thống nhất Nepal của những người Mao-ít vào năm 2008 đã giành được đa số ghế trong Hội đồng Lập hiến, nay về thứ ba trong cuộc bầu cử hồi tuần trước, chỉ chiếm được 26 trong tổng số 240 ghế được quyết định trực tiếp bằng lá phiếu. Ðảng Quốc đại Nepal, chính đảng kỳ cựu nhất của nước này, giành được 105 ghế, và Ðảng Cộng sản Nepal theo chủ nghĩa Marxist-Leninist về thứ nhì với 91 ghế.
Tổng biên tập tờ Kathmandu Post, ông Akhilesh Upadhyay nói rằng cử tri đã gởi đi một thông điệp mạnh mẽ trong lá phiếu của họ:
Việc thôi ủng hộ phe Maoist thể hiện rất rõ ràng trên thực tế bởi vì họ đã không thực hiện được khía cạnh quan trọng nhất của tiến trình hòa bình, đó là hiến pháp. Và việc một đảng lớn nhất không còn nắm thế đa số nữa sau cuộc bầu cử năm 2008 cho thấy dường như cử tri đã bày tỏ tức giận đối với sự thất bại của họ.
Phe Maoist do cựu Thủ tướng Prachanda làm thủ lãnh đã phản ứng bằng cách tố cáo sai phạm và gian lận trong tiến trình bầu cử, nhưng các quan sát viên địa phương và quốc tế nói rằng cuộc bầu cử được tổ chức một cách công bằng.
Tổng biên tập Upadhyay của tờ Kathmandu Post nói rằng đã đến lúc Nepal “để cho quá khứ khó khăn đi vào lịch sử.” Ông nói rằng trong khi cựu vương quốc ở Hy Mã Lạp Sơn này mòn mỏi trong trong tiến trình chuyển tiếp chính trị, các quốc gia Nam Á khác, trong đó có Ấn Ðộ và Trung Quốc, phát triển kinh tế mạnh mẽ. Ông nói:
"Chúng tôi chắc chắn phải tiến tới với việc lập ra hiến pháp và xây dựng hòa bình giữa các bên. Người dân đã mệt mỏi với tất cả những chuyện xáo trộn kéo dài nhiều năm qua. Những chuyện đó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Công việc làm ăn cũng bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã đóng cửa nhiều hoạt động làm ăn vì những lý do chính trị. Chúng tôi có thể làm ăn được nếu không có những chuyện xáo trộn này."
Anh Saroj G.C., một giáo viên người Nepal, 28 tuổi, nói rằng thông qua cuộc bầu cử hôm 19 tháng 11, anh và các cử tri khác đã tạo cho các nhà lập pháp một cơ hội nữa để mang lại sự ổn định cho thể chế cộng hòa dân chủ mới này. Anh nói:
"Chúng tôi chưa trưởng thành trong việc xây dựng một nền móng kinh tế, do đó điều tôi muốn nhắn gởi trong lá phiếu của tôi đến các nhà lãnh đạo chính trị là mang lại một sự phát triển lớn và có thể vượt qua những thay đổi chính trị."
Hiện tại, người dân Nepal đang chờ kết quả bổ khuyết sau cùng vào Hội đồng Lập hiến để quyết định phe nào sẽ lãnh đạo quốc gia có 27 triệu dân này. Ngoài 240 ghế được quyết định trực tiếp bằng phiếu bầu, 335 ghế sẽ được phân bổ cho các đảng căn cứ vào tỉ lệ phiếu bầu mà mỗi đảng nhận được. Nội các sẽ đề cử 26 ghế còn lại.
Cử tri Nepal có nhiều lý do để thức tỉnh bởi tiến trình chính trị ở đất nước đã trải qua những thay đổi to lớn trong vòng chưa đầy một thập niên. Nepal đã thay đổi 6 chính phủ kể từ năm 2008, mà không có chính phủ nào trong trong đó hình thành được một hiến pháp.
Tuy nhiên, người Nepal bất chấp những hoài nghi, với ít nhất 70% cử tri đã đi bỏ phiếu hôm 19 tháng 11 để bầu chọn 601 đại diện cho Hội đồng Lập hiến. Cơ quan quốc hội này đã bị giải tán hồi năm ngoái và một chính phủ lâm thời được thành lập sau khi các chính đảng một lần nữa không hoàn thành được dự thảo hiến pháp vào thời hạn chót, và họ tiếp tục tranh luận về việc liệu có nên chia Nepal thành một liên bang căn cứ vào lằn ranh sắc tộc.
Bế tắc này không phải là điều mà người dân ở Nepal mong muốn khi họ bỏ phiếu bầu cho phe nổi dậy Mao-ít trước đó lên cầm quyền vào năm 2008. Phe nổi dậy cũ này đã đồng ý từ bỏ vũ khí, chấm dứt 10 nổi chiến và tham gia chính phủ theo một tiến trình hòa bình được hình thành chỉ mới trước đó hai năm.
Nhưng trong một dấu hiệu không hài lòng với phe Mao-ít, Ðảng Cộng sản Thống nhất Nepal của những người Mao-ít vào năm 2008 đã giành được đa số ghế trong Hội đồng Lập hiến, nay về thứ ba trong cuộc bầu cử hồi tuần trước, chỉ chiếm được 26 trong tổng số 240 ghế được quyết định trực tiếp bằng lá phiếu. Ðảng Quốc đại Nepal, chính đảng kỳ cựu nhất của nước này, giành được 105 ghế, và Ðảng Cộng sản Nepal theo chủ nghĩa Marxist-Leninist về thứ nhì với 91 ghế.
Tổng biên tập tờ Kathmandu Post, ông Akhilesh Upadhyay nói rằng cử tri đã gởi đi một thông điệp mạnh mẽ trong lá phiếu của họ:
Việc thôi ủng hộ phe Maoist thể hiện rất rõ ràng trên thực tế bởi vì họ đã không thực hiện được khía cạnh quan trọng nhất của tiến trình hòa bình, đó là hiến pháp. Và việc một đảng lớn nhất không còn nắm thế đa số nữa sau cuộc bầu cử năm 2008 cho thấy dường như cử tri đã bày tỏ tức giận đối với sự thất bại của họ.
Phe Maoist do cựu Thủ tướng Prachanda làm thủ lãnh đã phản ứng bằng cách tố cáo sai phạm và gian lận trong tiến trình bầu cử, nhưng các quan sát viên địa phương và quốc tế nói rằng cuộc bầu cử được tổ chức một cách công bằng.
Tổng biên tập Upadhyay của tờ Kathmandu Post nói rằng đã đến lúc Nepal “để cho quá khứ khó khăn đi vào lịch sử.” Ông nói rằng trong khi cựu vương quốc ở Hy Mã Lạp Sơn này mòn mỏi trong trong tiến trình chuyển tiếp chính trị, các quốc gia Nam Á khác, trong đó có Ấn Ðộ và Trung Quốc, phát triển kinh tế mạnh mẽ. Ông nói:
"Chúng tôi chắc chắn phải tiến tới với việc lập ra hiến pháp và xây dựng hòa bình giữa các bên. Người dân đã mệt mỏi với tất cả những chuyện xáo trộn kéo dài nhiều năm qua. Những chuyện đó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Công việc làm ăn cũng bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã đóng cửa nhiều hoạt động làm ăn vì những lý do chính trị. Chúng tôi có thể làm ăn được nếu không có những chuyện xáo trộn này."
Anh Saroj G.C., một giáo viên người Nepal, 28 tuổi, nói rằng thông qua cuộc bầu cử hôm 19 tháng 11, anh và các cử tri khác đã tạo cho các nhà lập pháp một cơ hội nữa để mang lại sự ổn định cho thể chế cộng hòa dân chủ mới này. Anh nói:
"Chúng tôi chưa trưởng thành trong việc xây dựng một nền móng kinh tế, do đó điều tôi muốn nhắn gởi trong lá phiếu của tôi đến các nhà lãnh đạo chính trị là mang lại một sự phát triển lớn và có thể vượt qua những thay đổi chính trị."
Hiện tại, người dân Nepal đang chờ kết quả bổ khuyết sau cùng vào Hội đồng Lập hiến để quyết định phe nào sẽ lãnh đạo quốc gia có 27 triệu dân này. Ngoài 240 ghế được quyết định trực tiếp bằng phiếu bầu, 335 ghế sẽ được phân bổ cho các đảng căn cứ vào tỉ lệ phiếu bầu mà mỗi đảng nhận được. Nội các sẽ đề cử 26 ghế còn lại.