Hai đảng đối lập hàng đầu Campuchia đã quyết định hiệp lực với nhau trong thời gian dẫn tới cuộc bầu cử vào năm tới để có một cơ hội tốt hơn hầu có thể lật đổ Đảng Nhân dân Campuchia đương quyền.
Đảng Sam Rainsy sẽ sáp nhập với Đảng Nhân quyền dưới sự lãnh đạo của Sam Rainsy, hiện đang sống lưu vong ở Pháp. Liên minh mới, được gọi là Đảng Cứu Nước Toàn quốc, sẽ chính thức đăng ký vào tháng tới.
Trong chuyến đi thăm Washington tuần này, ông Sam Rainsy nói với đài VOA rằng các thành viên của đảng mới sẽ đấu tranh để cải cách hệ thống bầu cử Campuchia trước cuộc bầu cử năm 2013:
"Nhiều nhà quan sát độc lập- đặc biệt là các quan sát viên từ Liên hiệp châu Âu đã tuyên bố cuộc bầu cử ở Campuchia là không dân chủ, không đạt tiêu chuẩn quốc tế cho các cuộc bầu cử dân chủ. Họ đề nghị một cuộc cải cách bầu cử sâu rộng để cải tổ cơ quan điều hành các cuộc bầu cử. Tuy nhiên thật không may là ủy ban bầu cử nằm dưới sự kiểm soát của đảng cầm quyền, đảng này thao túng các cuộc bầu cử để bảo đảm họ sẽ dành được thắng lợi, ngay cả trước khi bầu cử diễn ra."
Ông Sam Rainsy nói một phe đối lập đoàn kết sẽ cung cấp những giải pháp cho nhiều vấn đề ở Campuchia, mà theo ông gồm có vấn đề thiếu tự do chính trị, nạn nghèo đói, chiếm đất, hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục yếu kém. Ông nói đảng mới sẽ đặc biệt đấu tranh chống nạn tham nhũng đã ăn sâu bắt rễ, mà ông quy lỗi là đã làm tê liệt nền kinh tế quốc gia.
Trong khi nhiều nước Á châu, kể cả Miến Điện, nước láng giềng của Campuchia, đã đạt những tiến bộ hướng tới dân chủ, ông Sam Rainsy nói Campuchia đã trở nên độc tài hơn:
"Miến Điện và Campuchia là hai nước láng giềng đều là thành viên của ASEAN. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, hai nước đã chuyển theo hai hướng đối nghịch nhau. Một mặt, chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ dân chủ tại Miến Điện. Nhưng mặt khác, chúng tôi phải lên án khuynh hướng độc tài toàn trị ở Campuchia. Tại Miến Điện, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi đã được phóng thích khỏi tình trạng bị quản chế tại gia cùng với nhiều tù nhân chính trị khác. Bà Suu Kyi được tham gia các cuộc bầu cử quốc hội, và tôi hy vọng, tiến trình lập pháp sau đó. Nhưng ở Campuchia, lãnh đạo phe đối lập, cá nhân tôi, đã bị buộc phải sống lưu vong trong gần ba năm nay, và bị ngăn chặn không cho ra tranh cử trong cuộc bầu cử kế tiếp."
Sam Rainsy đã chạy khỏi Campuchia hồi năm 2010, sau khi chính phủ Campuchia cáo buộc ông là khích động bất ổn trong khu vực dọc theo biên giới với Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Rainsy nói ông tin rằng sẽ có một giải pháp chính trị để cho phép ông trở về nước để dự tranh trong cuộc bầu cử năm tới.
Đảng Nhân dân Campuchia đương cầm quyền đã chiếm được đa số ghế trong tòa nhà lập pháp trong cuộc bầu cử năm 2008 .
Đảng Sam Rainsy sẽ sáp nhập với Đảng Nhân quyền dưới sự lãnh đạo của Sam Rainsy, hiện đang sống lưu vong ở Pháp. Liên minh mới, được gọi là Đảng Cứu Nước Toàn quốc, sẽ chính thức đăng ký vào tháng tới.
Trong chuyến đi thăm Washington tuần này, ông Sam Rainsy nói với đài VOA rằng các thành viên của đảng mới sẽ đấu tranh để cải cách hệ thống bầu cử Campuchia trước cuộc bầu cử năm 2013:
"Nhiều nhà quan sát độc lập- đặc biệt là các quan sát viên từ Liên hiệp châu Âu đã tuyên bố cuộc bầu cử ở Campuchia là không dân chủ, không đạt tiêu chuẩn quốc tế cho các cuộc bầu cử dân chủ. Họ đề nghị một cuộc cải cách bầu cử sâu rộng để cải tổ cơ quan điều hành các cuộc bầu cử. Tuy nhiên thật không may là ủy ban bầu cử nằm dưới sự kiểm soát của đảng cầm quyền, đảng này thao túng các cuộc bầu cử để bảo đảm họ sẽ dành được thắng lợi, ngay cả trước khi bầu cử diễn ra."
Ông Sam Rainsy nói một phe đối lập đoàn kết sẽ cung cấp những giải pháp cho nhiều vấn đề ở Campuchia, mà theo ông gồm có vấn đề thiếu tự do chính trị, nạn nghèo đói, chiếm đất, hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục yếu kém. Ông nói đảng mới sẽ đặc biệt đấu tranh chống nạn tham nhũng đã ăn sâu bắt rễ, mà ông quy lỗi là đã làm tê liệt nền kinh tế quốc gia.
Trong khi nhiều nước Á châu, kể cả Miến Điện, nước láng giềng của Campuchia, đã đạt những tiến bộ hướng tới dân chủ, ông Sam Rainsy nói Campuchia đã trở nên độc tài hơn:
"Miến Điện và Campuchia là hai nước láng giềng đều là thành viên của ASEAN. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, hai nước đã chuyển theo hai hướng đối nghịch nhau. Một mặt, chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ dân chủ tại Miến Điện. Nhưng mặt khác, chúng tôi phải lên án khuynh hướng độc tài toàn trị ở Campuchia. Tại Miến Điện, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi đã được phóng thích khỏi tình trạng bị quản chế tại gia cùng với nhiều tù nhân chính trị khác. Bà Suu Kyi được tham gia các cuộc bầu cử quốc hội, và tôi hy vọng, tiến trình lập pháp sau đó. Nhưng ở Campuchia, lãnh đạo phe đối lập, cá nhân tôi, đã bị buộc phải sống lưu vong trong gần ba năm nay, và bị ngăn chặn không cho ra tranh cử trong cuộc bầu cử kế tiếp."
Sam Rainsy đã chạy khỏi Campuchia hồi năm 2010, sau khi chính phủ Campuchia cáo buộc ông là khích động bất ổn trong khu vực dọc theo biên giới với Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Rainsy nói ông tin rằng sẽ có một giải pháp chính trị để cho phép ông trở về nước để dự tranh trong cuộc bầu cử năm tới.
Đảng Nhân dân Campuchia đương cầm quyền đã chiếm được đa số ghế trong tòa nhà lập pháp trong cuộc bầu cử năm 2008 .