BANGKOK —
Thủ tướng Thái Lan đang đối mặt với những thách thức pháp lý mới có thể buộc bà phải rời khỏi chức vụ. Chưa có dấu hiệu gì cho thấy bế tắc chính trị trong nhiều tháng nay chấm dứt, các người ủng hộ chính phủ dự trù tổ chức một cuộc biểu tình có đông đảo người tham dự ở vùng ngoại ô thủ đô. Từ Bangkok, Thông tín viên Ron Corben gửi về bài tường thuật sau đây.
Kể từ tháng 11 năm ngoái, Thái Lan đã chìm đắm trong những xáo trộn chính trị do những người biểu tình chống chính phủ yêu cầu Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức vì những cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền hành.
Cuộc bầu cử tháng Hai năm nay không giải quyết được bế tắc. Người biểu tình ngăn chặn việc bỏ phiếu tại một số nơi ở Bangkok và các nơi khác trên toàn quốc. Những người biểu tình cho rằng trước khi tổ chức các cuộc bầu cử, Thái Lan cần phải được cai trị bằng một hội đồng không được dân chúng bầu ra. Hội đồng này sẽ thực hiện những cải cách chính trị. Tòa án đã tuyên phán là cuộc bầu cử tháng Hai không có giá trị.
Những người chống đối Thủ tướng đã đệ nhiều đơn kiện có thể khiến bà phải rời khỏi chức vụ. Để đáp lại, cơ sở chính trị của bà, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Đoàn kết vì Dân chủ chống Độc tài hay UDD, cũng còn được gọi là phe Áo Đỏ, đang dự trù tổ chức một cuộc biểu dương hậu thuẫn quần chúng ồ ạt. Bà Tida Tawornseth, một lãnh tụ cao cấp của UDD, nói cuộc tập họp ngày Chủ Nhật nhằm 'bảo vệ dân chủ'.
“Chúng tôi vẫn muốn chứng minh số người đông đảo và cảm nghĩ của dân chúng muốn bảo vệ dân chủ. Do đó chúng tôi cần con số đông đảo tham dự. Tôi nghĩ có thể từ 400.000 cho đến 500.000 người để cho thấy con số quần chúng và cảm nghĩ của quần chúng. Chúng tôi muốn kiểm tra hệ thống, kiểm tra các nhà lãnh đạo chủ chốt ở mọi mức độ.”
Những thách thức tại tòa án có thể buộc bà Yingluck phải rời khỏi chức vụ trong những tuần tới. Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia NACC đã truy tố Thủ tướng về tội cẩu thả trong việc giám sát chương trình hứa tài trợ giá gạo gây tranh cãi, đầy dẫy tham nhũng.
Trong tuần trước, tòa án hiến pháp chấp nhận một kiến nghị chống lại Thủ tướng về việc cách chức một viên chức cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào năm 2011. Một tòa án hành chánh trước đây đã tuyên phán là việïc cách chức này bất hợp pháp. Nếu tòa án xét thấy Thủ tướng có tội, Thủ tướng và nội các của bà có thể bị buộc phải từ chức.
Nếu nội các từ chức, chủ tịch Thượng viện có thể kêu gọi chỉ định một Thủ tướng trung lập để giám sát cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên các lãnh tụ phe áo đỏ nói sẽ kháng cự lại những động thái như thế.
Chia rẽ chính trị tại Thái Lan hiện nay ngày càng sâu xa. Ủy ban Cải cách Chính trị Nhân dân PDRC chống chính phủ hay là phe “áo vàng” nhận được sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu thành thị và những tỉnh miền nam. Đảng Pheu Thai và những người ủng hộ Áo đỏ phần lớn có ảnh hưởng tại vùng tây bắc-từ nông dân cho đến những trung tâm thành thị, bao gồm cả những người nghèo bị thu hút vì chính sách dân túy đưới thời cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ông Thaksin hiện sống lưu vong để tránh án tù vì tội tham nhũng.
Cuộc đối đầu vẫn tiếp tục dù đã có những nỗ lực điều giải bởi các nhà trí thức, các doanh gia và những nhóm khác. Hiện nay, trong tình trạng đang chờ đợi những quyết định của tư pháp, căng thẳng ngày càng gia tăng.
Bạo động chính trị, tệ hại nhất kể từ năm 2010 khi 92 người biểu tình thân Thaksin và binh sĩ thiệt mạng, đã làm cho 24 người bị giết trong đó có cả trẻ em.
Ông Kraisak Choonhavan, một thành viên của Đảng Dân chủ và là cựu Thượng nghị sĩ nói cả hai phía dường như không muốn thỏa hiệp và đối đầu không thể tránh được.
“Nếu phe Áo đỏ được huy động và tiến vào thành phố và đối đầu với những người đang biểu tình của PDRC thì việc này không thể nào tránh được. Tôi có cảm giác là phán quyết của tòa án hiến pháp về việc cách chức giám đốc của Hội đồng An ninh Quốc gia sẽ có một ảnh hưởng đặc biệt về chính trị. Những người ủng hộ chính phủ sẽ hầu như đối đầu với tòa án như họ đã làm trước đây là bắn súng phóng lựu M79 và các loại chất nổ khác vào các tòa án.”
Những người dự biểu tình ngày thứ Bảy hứa không sử dụng bạo động. Những người này dự trù tụ tập cách xa khu vực trung tâm thành phố, giảm thiểu việc đụng độ với những người biểu tình chống chính phủ tụ tập tại trung tâm thành phố. Nhưng các quan sát viên lo ngại là những dân quân thân và chống chính phủ đã chứa chấp vũ khí sẵn sàng bạo động.
Dù có lời hứa của các nhà lãnh đạo hai bên là sẽ ôn hòa, nhiều người trong đó có lãnh tụ cao cấp của UDD, Tida Tawonmseth vẫn tỏ ra bi quan.
“Tôi nghĩ rất khó cho đất nước này tránh được những hành vi bạo động. Rất khó. Nhưng đối với chúng tôi, chúng tôi cố gắng hết sức để tránh bạo động, chúng tôi cố gắng tránh đối đầu với PDRC, chúng tôi chỉ muốn chứng tỏ ý định mạnh mẽ và con số đông đảo người tham dự.”
Ông Chris Baker, tác giả đồng thời là bình luận gia về chính trị Thái Lan, nói một khi quan điểm cực đoan vể cả hai phía được đặt ra ngoài thì những cuộc thương thuyết có thể xảy ra.
“Bạn có một bên là phe Áo đỏ nói muốn duy trì nguyên tắc bầu cử vì đó là cách có thể thay đổi được sự cai trị. Trong khi đó phía bên 'Áo vàng' sau khi loại bỏ những điên rồ-thì nói rằng muốn nắm quyền kiểm soát tốt hơn với Quốc hội và với các chính phủ “kiểu đa số” để họ đừng vuột ra làm những việc tham nhũng, xấu xa, điên rồ. Rõ ràng có cơ hội thương thuyết và làm thế nào để hai bên có thể thỏa hiệp một cách hợp lý.”
Quân đội Thái Lan đã 18 lần đảo chánh hay âm mưu đảo chánh kể từ năm 1930, nhưng đã phần lớn đứng ra ngoài cuộc tranh chấp hiện nay. Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan trong tuần này nhắc lại là quân đội sẽ không đứng về bên nào. Cuối tuần này quân đội Thái Lan điều động 6.000 binh sĩ đến Bangkok để ngăn ngừa các vụ đụng độ.
Kể từ tháng 11 năm ngoái, Thái Lan đã chìm đắm trong những xáo trộn chính trị do những người biểu tình chống chính phủ yêu cầu Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức vì những cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền hành.
Cuộc bầu cử tháng Hai năm nay không giải quyết được bế tắc. Người biểu tình ngăn chặn việc bỏ phiếu tại một số nơi ở Bangkok và các nơi khác trên toàn quốc. Những người biểu tình cho rằng trước khi tổ chức các cuộc bầu cử, Thái Lan cần phải được cai trị bằng một hội đồng không được dân chúng bầu ra. Hội đồng này sẽ thực hiện những cải cách chính trị. Tòa án đã tuyên phán là cuộc bầu cử tháng Hai không có giá trị.
Những người chống đối Thủ tướng đã đệ nhiều đơn kiện có thể khiến bà phải rời khỏi chức vụ. Để đáp lại, cơ sở chính trị của bà, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Đoàn kết vì Dân chủ chống Độc tài hay UDD, cũng còn được gọi là phe Áo Đỏ, đang dự trù tổ chức một cuộc biểu dương hậu thuẫn quần chúng ồ ạt. Bà Tida Tawornseth, một lãnh tụ cao cấp của UDD, nói cuộc tập họp ngày Chủ Nhật nhằm 'bảo vệ dân chủ'.
“Chúng tôi vẫn muốn chứng minh số người đông đảo và cảm nghĩ của dân chúng muốn bảo vệ dân chủ. Do đó chúng tôi cần con số đông đảo tham dự. Tôi nghĩ có thể từ 400.000 cho đến 500.000 người để cho thấy con số quần chúng và cảm nghĩ của quần chúng. Chúng tôi muốn kiểm tra hệ thống, kiểm tra các nhà lãnh đạo chủ chốt ở mọi mức độ.”
Những thách thức tại tòa án có thể buộc bà Yingluck phải rời khỏi chức vụ trong những tuần tới. Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia NACC đã truy tố Thủ tướng về tội cẩu thả trong việc giám sát chương trình hứa tài trợ giá gạo gây tranh cãi, đầy dẫy tham nhũng.
Trong tuần trước, tòa án hiến pháp chấp nhận một kiến nghị chống lại Thủ tướng về việc cách chức một viên chức cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào năm 2011. Một tòa án hành chánh trước đây đã tuyên phán là việïc cách chức này bất hợp pháp. Nếu tòa án xét thấy Thủ tướng có tội, Thủ tướng và nội các của bà có thể bị buộc phải từ chức.
Nếu nội các từ chức, chủ tịch Thượng viện có thể kêu gọi chỉ định một Thủ tướng trung lập để giám sát cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên các lãnh tụ phe áo đỏ nói sẽ kháng cự lại những động thái như thế.
Chia rẽ chính trị tại Thái Lan hiện nay ngày càng sâu xa. Ủy ban Cải cách Chính trị Nhân dân PDRC chống chính phủ hay là phe “áo vàng” nhận được sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu thành thị và những tỉnh miền nam. Đảng Pheu Thai và những người ủng hộ Áo đỏ phần lớn có ảnh hưởng tại vùng tây bắc-từ nông dân cho đến những trung tâm thành thị, bao gồm cả những người nghèo bị thu hút vì chính sách dân túy đưới thời cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ông Thaksin hiện sống lưu vong để tránh án tù vì tội tham nhũng.
Cuộc đối đầu vẫn tiếp tục dù đã có những nỗ lực điều giải bởi các nhà trí thức, các doanh gia và những nhóm khác. Hiện nay, trong tình trạng đang chờ đợi những quyết định của tư pháp, căng thẳng ngày càng gia tăng.
Bạo động chính trị, tệ hại nhất kể từ năm 2010 khi 92 người biểu tình thân Thaksin và binh sĩ thiệt mạng, đã làm cho 24 người bị giết trong đó có cả trẻ em.
Ông Kraisak Choonhavan, một thành viên của Đảng Dân chủ và là cựu Thượng nghị sĩ nói cả hai phía dường như không muốn thỏa hiệp và đối đầu không thể tránh được.
“Nếu phe Áo đỏ được huy động và tiến vào thành phố và đối đầu với những người đang biểu tình của PDRC thì việc này không thể nào tránh được. Tôi có cảm giác là phán quyết của tòa án hiến pháp về việc cách chức giám đốc của Hội đồng An ninh Quốc gia sẽ có một ảnh hưởng đặc biệt về chính trị. Những người ủng hộ chính phủ sẽ hầu như đối đầu với tòa án như họ đã làm trước đây là bắn súng phóng lựu M79 và các loại chất nổ khác vào các tòa án.”
Những người dự biểu tình ngày thứ Bảy hứa không sử dụng bạo động. Những người này dự trù tụ tập cách xa khu vực trung tâm thành phố, giảm thiểu việc đụng độ với những người biểu tình chống chính phủ tụ tập tại trung tâm thành phố. Nhưng các quan sát viên lo ngại là những dân quân thân và chống chính phủ đã chứa chấp vũ khí sẵn sàng bạo động.
Dù có lời hứa của các nhà lãnh đạo hai bên là sẽ ôn hòa, nhiều người trong đó có lãnh tụ cao cấp của UDD, Tida Tawonmseth vẫn tỏ ra bi quan.
“Tôi nghĩ rất khó cho đất nước này tránh được những hành vi bạo động. Rất khó. Nhưng đối với chúng tôi, chúng tôi cố gắng hết sức để tránh bạo động, chúng tôi cố gắng tránh đối đầu với PDRC, chúng tôi chỉ muốn chứng tỏ ý định mạnh mẽ và con số đông đảo người tham dự.”
Ông Chris Baker, tác giả đồng thời là bình luận gia về chính trị Thái Lan, nói một khi quan điểm cực đoan vể cả hai phía được đặt ra ngoài thì những cuộc thương thuyết có thể xảy ra.
“Bạn có một bên là phe Áo đỏ nói muốn duy trì nguyên tắc bầu cử vì đó là cách có thể thay đổi được sự cai trị. Trong khi đó phía bên 'Áo vàng' sau khi loại bỏ những điên rồ-thì nói rằng muốn nắm quyền kiểm soát tốt hơn với Quốc hội và với các chính phủ “kiểu đa số” để họ đừng vuột ra làm những việc tham nhũng, xấu xa, điên rồ. Rõ ràng có cơ hội thương thuyết và làm thế nào để hai bên có thể thỏa hiệp một cách hợp lý.”
Quân đội Thái Lan đã 18 lần đảo chánh hay âm mưu đảo chánh kể từ năm 1930, nhưng đã phần lớn đứng ra ngoài cuộc tranh chấp hiện nay. Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan trong tuần này nhắc lại là quân đội sẽ không đứng về bên nào. Cuối tuần này quân đội Thái Lan điều động 6.000 binh sĩ đến Bangkok để ngăn ngừa các vụ đụng độ.