PARIS —
Pháp và Tunisia bày tỏ lo ngại về vụ lật đổ Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi trong khi Tổng thống Pháp Francois Hollande công du Tunis. Thông tín viên Lisa Bryant tường thuật lý do vì sao nhiều người tin rằng có nhiều phần chắc Tunisia sẽ không đi theo con đường hỗn loạn giống như nước láng giềng Ai Cập.
Tại một cuộc họp báo chung hôm qua tại Tunis, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã mô tả vụ khủng hoảng đang diễn biến ở Ai Cập là một ‘thất bại’ đối với quá trình chuyển tiếp dân chủ ở nước này, trong khi Tổng thống Tunia Moncef Marzouki bày tỏ sự hối tiếc về sự can thiệp của quân đội Ai Cập.
Các nhận định của hai nhà lãnh đạo được đưa ra sau khi có các bày tỏ quan ngại khác khắp thế giới sau khi quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.
Tổng thống Hollande đã gọi vụ lật đổ ông Mohamed Morsi, nhà lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo, là một sự ‘thất bại’.
Nhưng ông nói thêm rằng sự thất bại cũng còn nằm ở chỗ người dân Ai Cập đã đứng lên chống lại ông và rằng tình hình ở Ai Cập đã xấu đi tới mức đó.
Ông kêu gọi quân đội Ai Cập tổ chức các cuộc bầu cử tự do, đa nguyên và công bằng sớm nhất càng sớm càng hay.
Chuyến công du của ông Hollande là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Tổng thống Pháp kể từ khi xảy ra cuộc cách mạng ở Tunisia năm 2011.
Cuộc cách mạng do người dân thực hiện đã tạo cảm hứng cho các cuộc nổi dậy tương tự khắp thế giới Ả rập, khai mào ở Ai Cập.
Cũng giống như Ai Cập, quá trình chuyển tiếp của Tunisia sang thể chế dân chủ trải qua nhiều gập ghềnh và bị tác động bởi các cuộc biểu tình của dân chúng cũng như các quan ngại về tự do ngôn luận. Chính phủ Tunisia cũng bị chế ngự bởi các phần tử Hồi giáo - nổi bật là đàng Ennahda ôn hòa.
Nhưng cả ông Hollande và Tổng thống Marzouki Tunisia bác bỏ nhận định cho rằng rằng cuộc khủng hoảng ở Ai Cập có thể lan sang Tunisia.
Ông Marzouki nói rằng khác với Ai Cập, Tunisia không bị chia rẽ bởi các đảng phái kình chống nhau. Chính phủ Tunisia nhắm mục tiêu bao gồm nhiều thành phần và có sự đối thoại giữa các đảng phái.
Tổng thống Marzouki là thành viên của một đảng phái có quan điểm thế tục trong chính phủ liên hiệp. Ông nói thêm rằng người Tunisia cũng biết rõ lộ trình phía trước: đó là một hiến pháp mới và các cuộc bầu cử vào cuối năm.
Tuy nhiên, bà Amna Guellali nhân viên của văn phòng của Human Rights Watch ở Tunis nói rằng sự sụp đổ đột ngột của phong trào Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập có thể ảnh hưởng tới chính sự Tunisia. Bà nói:
“Không giống như ở Ai Cập, chúng tôi không chứng kiến tình trạng chuyên quyền sau các cuộc bầu cử. Thực ra, tình huống không giống nhau. Nhưng dù sao tôi vẫn nghĩ rằng nó vẫn có tác động nào đó đối với cách xử lý của đảng Ennahda với phe đối lập cũng như đối với việc soạn thảo hiến pháp, đặc biệt là về việc xác định vị thế của đạo Hồi trong tân hiến pháp, và ảnh hưởng của nó đối với các quyền tự do.”
Giáo sư môn khoa học chính trị và cũng là người quan sát tình hình Tunisia, ông Steven Ekovich đồng ý rằng đảng Ennahda của Tunisia khác với phong trào Huynh đệ Hồi giáo của Ai Cập. Ông nói:
“Sự khác biệt lớn giữa Ai Cập và Tunisia là cho tới giờ này, Ennahda tỏ ra nhượng bộ. Ông Morsi thì không.”
Vai trò của quân đội là một sự khác biệt quan trọng khác. Quân đội Ai Cập từ lâu đã đóng một vai trò mạnh mẽ trên chính trường với các quyền lợi kinh tế vững chắc. Tunisia không như vậy. Ông Ekovich nhận định:
“Người dân Tunisia đặt nhiều niềm tin vào quân đội của họ. Và họ biết quân đội của họ rất độc lập. Quân đội Tunisia luôn nằm ngoài chính trường. Người dân Tunisia không những tin tưởng vào quân đội, mà tôi có thể nói rằng, họ yêu mến quân đội.”
Chuyến thăm của ông Hollande diễn ra trong bối cảnh Tunisia đang đối mặt với các vấn đề kinh tế lớn. Tỷ lệ thất nghiệp cao và ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế lại đang gặp khó khăn.
Tổng thống Pháp đã ký một số thỏa thuận hợp tác, và cam kết Pháp sẽ hỗ trợ Tunisia.
Tại một cuộc họp báo chung hôm qua tại Tunis, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã mô tả vụ khủng hoảng đang diễn biến ở Ai Cập là một ‘thất bại’ đối với quá trình chuyển tiếp dân chủ ở nước này, trong khi Tổng thống Tunia Moncef Marzouki bày tỏ sự hối tiếc về sự can thiệp của quân đội Ai Cập.
Các nhận định của hai nhà lãnh đạo được đưa ra sau khi có các bày tỏ quan ngại khác khắp thế giới sau khi quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.
Tổng thống Hollande đã gọi vụ lật đổ ông Mohamed Morsi, nhà lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo, là một sự ‘thất bại’.
Nhưng ông nói thêm rằng sự thất bại cũng còn nằm ở chỗ người dân Ai Cập đã đứng lên chống lại ông và rằng tình hình ở Ai Cập đã xấu đi tới mức đó.
Ông kêu gọi quân đội Ai Cập tổ chức các cuộc bầu cử tự do, đa nguyên và công bằng sớm nhất càng sớm càng hay.
Chuyến công du của ông Hollande là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Tổng thống Pháp kể từ khi xảy ra cuộc cách mạng ở Tunisia năm 2011.
Cuộc cách mạng do người dân thực hiện đã tạo cảm hứng cho các cuộc nổi dậy tương tự khắp thế giới Ả rập, khai mào ở Ai Cập.
Cũng giống như Ai Cập, quá trình chuyển tiếp của Tunisia sang thể chế dân chủ trải qua nhiều gập ghềnh và bị tác động bởi các cuộc biểu tình của dân chúng cũng như các quan ngại về tự do ngôn luận. Chính phủ Tunisia cũng bị chế ngự bởi các phần tử Hồi giáo - nổi bật là đàng Ennahda ôn hòa.
Nhưng cả ông Hollande và Tổng thống Marzouki Tunisia bác bỏ nhận định cho rằng rằng cuộc khủng hoảng ở Ai Cập có thể lan sang Tunisia.
Ông Marzouki nói rằng khác với Ai Cập, Tunisia không bị chia rẽ bởi các đảng phái kình chống nhau. Chính phủ Tunisia nhắm mục tiêu bao gồm nhiều thành phần và có sự đối thoại giữa các đảng phái.
Tổng thống Marzouki là thành viên của một đảng phái có quan điểm thế tục trong chính phủ liên hiệp. Ông nói thêm rằng người Tunisia cũng biết rõ lộ trình phía trước: đó là một hiến pháp mới và các cuộc bầu cử vào cuối năm.
Tuy nhiên, bà Amna Guellali nhân viên của văn phòng của Human Rights Watch ở Tunis nói rằng sự sụp đổ đột ngột của phong trào Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập có thể ảnh hưởng tới chính sự Tunisia. Bà nói:
“Không giống như ở Ai Cập, chúng tôi không chứng kiến tình trạng chuyên quyền sau các cuộc bầu cử. Thực ra, tình huống không giống nhau. Nhưng dù sao tôi vẫn nghĩ rằng nó vẫn có tác động nào đó đối với cách xử lý của đảng Ennahda với phe đối lập cũng như đối với việc soạn thảo hiến pháp, đặc biệt là về việc xác định vị thế của đạo Hồi trong tân hiến pháp, và ảnh hưởng của nó đối với các quyền tự do.”
Giáo sư môn khoa học chính trị và cũng là người quan sát tình hình Tunisia, ông Steven Ekovich đồng ý rằng đảng Ennahda của Tunisia khác với phong trào Huynh đệ Hồi giáo của Ai Cập. Ông nói:
“Sự khác biệt lớn giữa Ai Cập và Tunisia là cho tới giờ này, Ennahda tỏ ra nhượng bộ. Ông Morsi thì không.”
Vai trò của quân đội là một sự khác biệt quan trọng khác. Quân đội Ai Cập từ lâu đã đóng một vai trò mạnh mẽ trên chính trường với các quyền lợi kinh tế vững chắc. Tunisia không như vậy. Ông Ekovich nhận định:
“Người dân Tunisia đặt nhiều niềm tin vào quân đội của họ. Và họ biết quân đội của họ rất độc lập. Quân đội Tunisia luôn nằm ngoài chính trường. Người dân Tunisia không những tin tưởng vào quân đội, mà tôi có thể nói rằng, họ yêu mến quân đội.”
Chuyến thăm của ông Hollande diễn ra trong bối cảnh Tunisia đang đối mặt với các vấn đề kinh tế lớn. Tỷ lệ thất nghiệp cao và ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế lại đang gặp khó khăn.
Tổng thống Pháp đã ký một số thỏa thuận hợp tác, và cam kết Pháp sẽ hỗ trợ Tunisia.