Đường dẫn truy cập

Pháp: bài hát kỳ thị người Trung Quốc dạy cho trẻ mẫu giáo bị cấm


Một bài hát cho trẻ mẫu giáo của Pháp bị chỉ trích trên mạng vì những ca từ kỳ thị người Trung Quốc "ăn cơm", "mắt bé" và "đi dép lê." Lời bài hát được cho là kỳ thị lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, theo Hoàn cầu thời báo.
Một bài hát cho trẻ mẫu giáo của Pháp bị chỉ trích trên mạng vì những ca từ kỳ thị người Trung Quốc "ăn cơm", "mắt bé" và "đi dép lê." Lời bài hát được cho là kỳ thị lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, theo Hoàn cầu thời báo.

Một bài hát được dạy trong một trường mẫu giáo của Pháp bị cho là mang lời lẽ kỳ thị người Trung Quốc, theo tờ Hoàn cầu thời báo.

Người dùng mạng Trung Quốc hôm 2/1 tung ra cáo buộc vừa kể đối với một bài hát được thu video mang tên “Chang le petit chinois” (Chang, chú Trung Quốc bé nhỏ) được dạy tại một trường mẫu giáo ở ngoại ô Paris trong hơn 1 thập kỷ qua.

Lời bài hát, theo Hoàn cầu thời báo – tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mang tính kỳ thị với những lời lẽ miêu tả hình ảnh người Trung Quốc một cách “rập khuôn”. Trong bài hát, người Trung Hoa có tên Chang được mô tả là “thấp bé, ăn cơm và quả vải, đi dép lê và đội nón trên cái đầu to bằng quả bóng tennis”, Chang có “đôi mắt nhỏ, nhỏ kinh khủng.” Đoạn này trong bài hát lan truyền nhanh chóng trên mạng.

Theo nhật báo Le Figaro của Pháp, video do một phụ huynh gốc Á đưa lên mạng Facebook hôm 26/12. Không rõ ai là tác giả của video nhưng nó lan truyền nhanh chóng trên mạng, kèm theo những lời chỉ trích của một số nhóm hoạt động chống kỳ thị.

Cũng theo tờ báo Pháp, bài hát được dạy tại trường Seine-Saint-Denis ở Aubervilliers trong hơn 1 thập kỷ qua nhưng chỉ được chú ý khi nó được tải lên Facebook.

Mạng xã hội Trung Quốc bày tỏ giận dữ và kinh ngạc về ca từ trong bài hát, theo Hoàn cầu thời báo. Một số người dùng mạng gọi bài hát là “phi lý một cách kinh hoàng và cho thấy người Pháp hiểu biết ít về người Trung Quốc, và những người Á châu nói chung, như thế nào.”

Người dùng mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc lấy tên “Xiao Wawang” viết: “Không thể chấp nhận được bởi vì đó là một bài hát cho trẻ con. Dạy chúng với cái nhìn thiên kiến và có định kiến như vậy về thế giới, là vô cùng sai lầm.”

Nhiều người dùng mạng Trung Quốc tìm cách làm giảm nhẹ tầm mức của hành vi có tính kỳ thị rập khuôn như vậy. Họ nói “mắt bé không ngăn cản chúng tôi khám phá thế giới kém bất kỳ ai,” theo Hoàn cầu thời báo.

Tờ báo Trung Quốc dẫn lời một giáo viên người Pháp làm việc ở Thẩm Dương, thuộc tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc Trung Quốc, lấy tên Bruno, nói “hầu hết người Pháp cũng kinh hoàng vì bài hát này, nhưng tôi không nghĩ là các giáo viên thực sự có tính kỳ thị, có thể chỉ là lời bài hát ngô nghê mà thôi.”

Trang mạng tin tức Trung Quốc China News Service nói có lẽ sự phẫn nộ của dân mạng Trung Quốc đã khiến các quan chức giáo dục Pháp ra lệnh cấm bài hát này.

Theo báo Le Figaro, công ty của Pháp sản xuất bài hát cho biết sẽ xin lỗi trẻ em và phụ huynh khi các em nhập học sau mùa nghỉ cuối năm, và sẽ không cho sử dụng bài hát này nữa.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG