Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 24 tháng 7 gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm chính thức phản đối việc Bắc Kinh hôm 19/7 quyết định thành lập cơ quan chỉ huy quân sự tại thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa và bầu đại biểu cho hội đồng thành phố tại đây hôm 21/7.
Lên tiếng trong cuộc họp báo ngày 24/7, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, nói các hành động của phía Trung Quốc là 'vô giá trị'. Ông Nghị cũng đồng thời chỉ trích Bắc Kinh vi phạm luật quốc tế và xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông.
Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ những việc làm ‘sai trái’ để duy trì hòa bình, ổn định trên vùng biển có tranh chấp.
Cùng ngày 24/7, Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc, phản đối việc Bắc Kinh loan báo lập đồn quân sự trên thành phố Tam Sa mà Trung Quốc mới thành lập ở Biển Đông. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, nói Manila không công nhận thành phố Tam Sa cũng như phạm vi tài phán của thành phố này. Philippines khẳng định các hành động gần đây của Trung Quốc là không thể chấp nhận.
Trong khi đó, Hoa Kỳ một lần nữa lên tiếng bày tỏ quan ngại trước tình hình tranh chấp leo thang ở Biển Đông. Đáp câu hỏi Hoa Kỳ có phản ứng thế nào trước việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên vùng biển có tranh chấp, phát ngôn nhân Victoria Nuland của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/7 nhấn mạnh:
“Chúng tôi đã thấy những báo cáo về các động thái gần đây ở Biển Đông. Chúng tôi rất quan ngại trong trường hợp xảy ra bất kỳ động thái đơn phương nào như thế dường như để gây ảnh hưởng một cách không thỏa đáng đối với vấn đề mà Mỹ đã nhiều lần khẳng định là chỉ có thể giải quyết bằng đối thoại, thương lượng, và hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.”
Cũng trong ngày 24/7, một thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng trong Thượng viện Hoa Kỳ cảnh cáo các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain rằng Bắc Kinh đã có động thái ‘khiêu khích không cần thiết’ khi loan báo thành lập đồn quân sự ở Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền. Vẫn theo lời ông McCain, các hành động khác của Trung Quốc như bầu hội đồng thành phố Tam Sa chỉ làm tăng thêm nguyên nhân khiến các nước khác ngày càng quan ngại trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vốn không dựa trên luật quốc tế. Thượng nghị sĩ McCain cho rằng có thể Bắc Kinh sẽ tìm cách áp đặt các tuyên bố chủ quyền của mình bằng các hành động dọa dẫm, chèn ép. Ông McCain nhấn mạnh các động thái của Trung Quốc là hết sức đáng tiếc và không xứng với một cường quốc có trách nhiệm.
Khuyến cáo của ông McCain được đưa ra trong lúc Tổ chức nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế ICG lên tiếng cảnh báo tranh chấp Biển Đông có thể leo thang thành xung đột với các nước tranh chấp chủ quyền tăng cường củng cố võ trang làm căng thẳng càng thêm sôi sục. ICG nói khả năng giải quyết tranh chấp Biển Đông dường như bị thu hẹp sau thất bại gần đây của 10 nước Đông Nam Á chưa đưa ra được một bộ quy tắc ứng xử giúp kiểm soát các hành động trên lãnh hải có tranh chấp này.
Giám đốc chương trình phụ trách khu vực Châu Á của ICG, ông Paul Quinn- Judge, nói nếu không đạt được đồng thuận về một cơ chế giải quyết tranh chấp thì căng thẳng ở Biển Đông dễ biến thành một cuộc xung đột võ trang.
Vẫn theo ICG, chừng nào mà ASEAN chưa thống nhất được một chính sách liên kết về Biển Đông thì chừng đó chưa thực thi được một bộ quy tắc mang tính ràng buộc liên quan tới các tranh chấp chủ quyền.
Căng thẳng Biển Đông trong những tháng gần đây dâng cao với các động thái dồn dập của Trung Quốc trong khu vực bị Việt Nam và Philippines đồng loạt tố cáo là gây hấn.
Ngày 24/7, Trung Quốc tổ chức lễ ra mắt thành phố mới Tam Sa với các băng rôn đầy màu sắc, binh sĩ dàn chào, hát quốc ca, kéo quốc kỳ trên đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm theo cách gọi Việt Nam. Khu vực này có ít dân, đa phần là ngư dân. Thành phần còn lại trong số 1.000 cư dân tại đây là cảnh sát, binh sĩ, và công nhân viên nhà nước.
Bắc Kinh cho biết lập thành phố Tam Sa để quản lý hành chính 3 quần đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trong tháng 7 này, Hà Nội đã để cho 3 cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại thủ đô sau khi cương quyết dùng võ lực trấn dẹp các cuộc tuần hành tương tự mùa hè năm 2011.
Lên tiếng trong cuộc họp báo ngày 24/7, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, nói các hành động của phía Trung Quốc là 'vô giá trị'. Ông Nghị cũng đồng thời chỉ trích Bắc Kinh vi phạm luật quốc tế và xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông.
Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ những việc làm ‘sai trái’ để duy trì hòa bình, ổn định trên vùng biển có tranh chấp.
Cùng ngày 24/7, Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc, phản đối việc Bắc Kinh loan báo lập đồn quân sự trên thành phố Tam Sa mà Trung Quốc mới thành lập ở Biển Đông. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, nói Manila không công nhận thành phố Tam Sa cũng như phạm vi tài phán của thành phố này. Philippines khẳng định các hành động gần đây của Trung Quốc là không thể chấp nhận.
Trong khi đó, Hoa Kỳ một lần nữa lên tiếng bày tỏ quan ngại trước tình hình tranh chấp leo thang ở Biển Đông. Đáp câu hỏi Hoa Kỳ có phản ứng thế nào trước việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên vùng biển có tranh chấp, phát ngôn nhân Victoria Nuland của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/7 nhấn mạnh:
“Chúng tôi đã thấy những báo cáo về các động thái gần đây ở Biển Đông. Chúng tôi rất quan ngại trong trường hợp xảy ra bất kỳ động thái đơn phương nào như thế dường như để gây ảnh hưởng một cách không thỏa đáng đối với vấn đề mà Mỹ đã nhiều lần khẳng định là chỉ có thể giải quyết bằng đối thoại, thương lượng, và hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.”
Cũng trong ngày 24/7, một thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng trong Thượng viện Hoa Kỳ cảnh cáo các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain rằng Bắc Kinh đã có động thái ‘khiêu khích không cần thiết’ khi loan báo thành lập đồn quân sự ở Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền. Vẫn theo lời ông McCain, các hành động khác của Trung Quốc như bầu hội đồng thành phố Tam Sa chỉ làm tăng thêm nguyên nhân khiến các nước khác ngày càng quan ngại trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vốn không dựa trên luật quốc tế. Thượng nghị sĩ McCain cho rằng có thể Bắc Kinh sẽ tìm cách áp đặt các tuyên bố chủ quyền của mình bằng các hành động dọa dẫm, chèn ép. Ông McCain nhấn mạnh các động thái của Trung Quốc là hết sức đáng tiếc và không xứng với một cường quốc có trách nhiệm.
Khuyến cáo của ông McCain được đưa ra trong lúc Tổ chức nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế ICG lên tiếng cảnh báo tranh chấp Biển Đông có thể leo thang thành xung đột với các nước tranh chấp chủ quyền tăng cường củng cố võ trang làm căng thẳng càng thêm sôi sục. ICG nói khả năng giải quyết tranh chấp Biển Đông dường như bị thu hẹp sau thất bại gần đây của 10 nước Đông Nam Á chưa đưa ra được một bộ quy tắc ứng xử giúp kiểm soát các hành động trên lãnh hải có tranh chấp này.
Giám đốc chương trình phụ trách khu vực Châu Á của ICG, ông Paul Quinn- Judge, nói nếu không đạt được đồng thuận về một cơ chế giải quyết tranh chấp thì căng thẳng ở Biển Đông dễ biến thành một cuộc xung đột võ trang.
Vẫn theo ICG, chừng nào mà ASEAN chưa thống nhất được một chính sách liên kết về Biển Đông thì chừng đó chưa thực thi được một bộ quy tắc mang tính ràng buộc liên quan tới các tranh chấp chủ quyền.
Căng thẳng Biển Đông trong những tháng gần đây dâng cao với các động thái dồn dập của Trung Quốc trong khu vực bị Việt Nam và Philippines đồng loạt tố cáo là gây hấn.
Ngày 24/7, Trung Quốc tổ chức lễ ra mắt thành phố mới Tam Sa với các băng rôn đầy màu sắc, binh sĩ dàn chào, hát quốc ca, kéo quốc kỳ trên đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm theo cách gọi Việt Nam. Khu vực này có ít dân, đa phần là ngư dân. Thành phần còn lại trong số 1.000 cư dân tại đây là cảnh sát, binh sĩ, và công nhân viên nhà nước.
Bắc Kinh cho biết lập thành phố Tam Sa để quản lý hành chính 3 quần đảo trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trong tháng 7 này, Hà Nội đã để cho 3 cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại thủ đô sau khi cương quyết dùng võ lực trấn dẹp các cuộc tuần hành tương tự mùa hè năm 2011.