Các nhà lãnh đạo Palestine nhấn mạnh rằng các cuộc hòa đàm đang bị khựng lại với Israel có thể tiếp tục, và lập luận rằng một hiệp định thống nhất giữa Fatah và Hamas không gây trở ngại cho các cuộc thương nghị.
Hai phe phái của Palestine tháng trước đã đồng ý thành lập một chính phủ chia quyền, chấm dứt một sự chia rẽ gay gắt đã kéo dài 7 năm giữa giới lãnh đạo vùng tây ngạn và dải Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đáp lại bằng cách chính thức chấm dứt các cuộc đàm phán do Hoa Kỳ làm trung gia, và nói ông sẽ không thương nghị với một chính phủ được sự hậu thuẫn của Hamas, mà Israel và Hoa Kỳ coi là một tổ chức khủng bố.
Hác với phe Fatah có cơ sở ở vùng Tây ngạn, nhóm Hồi giáo Hamas có cơ sở ở dải Gaza không thừa nhận Israel. Phe này cam kết kháng chiến vũ trang chống lại quốc gia Do Thái và thường xuyên phóng rocket xuyên qua biên giới.
Nhưng trong các cuộc phỏng vấn với đài VOA, những người phát ngôn và giới chức của cả hai bên chính quyền Palestine đều đồng ý rằng các cuộc đàm phán có thể tiếp tục, ngay cả với sự hiện diện của phe Hamas.
Chính phủ thống nhất sẽ thừa nhận các thỏa thuận trước đây
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói thỏa thuận thống nhất không nhất thiết phải đưa đến sự kết thúc các cuộc đàm phán. Tháng truớc, ông đã hứa một chính phủ thống nhất sẽ tuân thủ các thỏa thuận đã có, kể cả việc từ bỏ bạo lực và thừa nhận quốc gia Israel.
Bà Hanan Ashwari là một thành viên của Ủy ban Quản trị Tổ chức Giải phóng Palestine PLO, đã mở các cuộc đàm phán với Israel.
Bà nói: “Không phải Hamas là phe quyết định nghị trình toàn quốc. Mà là PLP. PLO đã đưa ra cam kết này, chúng tôi đã đồng ý với giải pháp 2 quốc gia, với luật pháp quốc tế, với một giải pháp được thương nghị, kháng chiến bất bạo động, tất cả những điều này.”
Ông Ashwari nói với đài VOA rằng một chính phủ thống nhất Palestine sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn để tạo dựng một thỏa thuận hòa bình lâu bền có thể được thực thi ở cả vùng Tây ngạn lẫn dải Gaza, một vấn đề dường như đã không được giải quyết bởi các cuộc hòa đàm nay đang bị khựng lại.
Bà nói tiếp: “Ðó là vì lợi ích hòa bình. Ðó là vì lợi ích của việc có những thỏa thuận mang tính cách ràng buộc, có những cam kết được sự đồng ý của tất cả người Palestine thay vì chỉ có một bộ phận người Palestine, và nó giúp cho người Palestine có quyền thực thi bất cứ cái gì chúng tôi thừa nhận.”
Israel: Thỏa thuận thống nhất là “một cái đinh đóng lên quan tài”
Ông Mark Regev, một phát ngôn viên của Thủ tướng Netanyahu, không đồng ý như vậy. Ông nói với đài VOA rằng ký thỏa thuận thống nhất với Hamas là ông Abbas đã “đóng một cái đinh lên quan tài” của tiến trình hòa bình.
Ông nói: “Ta không thể nói với công chúng Israel rằng ta muốn hòa bình và hòa giải nếu ta lập một liên minh với các kẻ thù tàn bạo nhất của hòa bình. Ðây là một tổ chức cực đoan, quá khích nói rằng quốc gia Do Thái không có quyền hiện hữu dưới bất cứ hình thức nào, nói rằng bất kỳ người đàn ông, phụ nữ hay trẻ em Israel nào đều là một mục tiêu chính đáng cho một cuộc tấn công khủng bố.”
Ông Regev nhấn mạnh rằng cho đến khi điều đó xảy ra, hay trừ phi ông Abbas hủy bỏ hiệp ước với Hamas, thì Israel không có chọn lựa nào khác là tiếp tục từ chối đàm phán.
Ông nói tiếp: “Nếu Hamas thay đổi lập trường, nếu họ chấp nhận 3 tiêu chuẩn của Bộ Tứ - thừa nhận quyền hiện hữu của Israel, từ bỏ khủng bố, và chấp nhận các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc – thì đó sẽ là một chuyện khác. Chẳng may, Hamas lại giữ nguyên lập trường hết sức cực đoan này.”
Hamas: Hòa đàm “không phải là việc của chúng tôi”
Các nhà lãnh đạo cấp cao của Hamas trước đây từng tuyên bố họ sẵn sàng cứu xét giải pháp hai quốc gia, nếu Israel rút ra khỏi vùng đất của Palestine mà họ đã chinh phục vào năm 1967. Nhưng bất kể thiện chí muốn tham gia một liên minh với Fatah, Hamas đã không cho thấy dấu hiệu nào mới đây là sẵn sàng đàm phán với Israel.
Nữ phát ngôn viên Hamas, Israa al-Modallal nói với đài VOA rằng “Hamas sẽ không bao giờ thừa nhận Israel bởi vì Israel không thừa nhận Hamas hay quyền của dân chúng.
Nhưng bà nói nếu PLO, không bao gồm Hamas, quyết định tiếp tục các cuộc thương nghị, thì “điều đó không có liên can gì đến chúng tôi,” và nói rằng không nhất thiết tất cả các thành viên của chính phủ phải có cùng quan điểm.
Bà al-Modallal nói: “Trong một trong các bài phát biểu của lãnh tụ cấp cao Hamas là ông Ismail Haniyeh, ông khẳng định rất rõ rằng bầt cứ ai muốn tiếp tục thương nghị, đó là việc của họ, và bất cứ ai muốn tin vào kháng chiến và tiếp tục kháng chiến thì đó là việc của chúng tôi. Chúng tôi không bàn về thương thuyết hay kháng chiến. Chúng tôi chỉ bàn về việc chia sẻ bản thân chính quyền. Ðó là lý do vì sao chúng ta phải thực hiện sự hòa giải này. Tất cả đều có liên quan đến các vấn đề nội bộ.”
Kết quả đàm phán thống nhất chưa rõ rệt
Còn lâu mới chắc chắn là Fatah và Hamas sẽ có khả năng thành công trong việc thành lập một chính phủ. Các mưu toan hàn gắn chia rẽ đã thất bại cả trong năm 2011 và năm 2012, và các chuyên gia cảnh báo rằng cả hai bên đều có quan điểm hoàn toàn khác nhau về quan hệ với Israel.
Bà Ashwari và bà Modallal nói các cuộc đàm phán đang tiến tới, nhưng cả hai cảnh báo rằng tiến trình sẽ khó khăn.
Nếu cố gắng chia quyền không thành công, nhiều dân biểu Hoa Kỳ đã dọa sẽ cắt viện trợ cấp thiết mà Hoa Kỳ dành cho Thẩm quyền Palestine. Kể từ khi Washington định danh Hamas là một tổ chức khủng bố, họ nói rằng việc này là bắt buộc theo luật của Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cũng đã bầy tỏ sự chống đối thỏa thuận thống nhất.
Hôm qua, đặc sứ Hoa Kỳ tại các cuộc hòa đàm, ông Marin Indyk, đã đổ lỗi cho cả hai bên về sự đổ vỡ. Ông nói không bên nào chịu thi hành “các thỏa hiệp khó khăn cần thiết để đạt được hòa bình.” Nhưng ông cũng bầy tỏ hy vọng các cuộc đàm phán rút cuộc có thể tiếp tục, và nói rằng “tại Trung Ðông, mọi sự không bao giờ kết thúc.”
Hai phe phái của Palestine tháng trước đã đồng ý thành lập một chính phủ chia quyền, chấm dứt một sự chia rẽ gay gắt đã kéo dài 7 năm giữa giới lãnh đạo vùng tây ngạn và dải Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đáp lại bằng cách chính thức chấm dứt các cuộc đàm phán do Hoa Kỳ làm trung gia, và nói ông sẽ không thương nghị với một chính phủ được sự hậu thuẫn của Hamas, mà Israel và Hoa Kỳ coi là một tổ chức khủng bố.
Hác với phe Fatah có cơ sở ở vùng Tây ngạn, nhóm Hồi giáo Hamas có cơ sở ở dải Gaza không thừa nhận Israel. Phe này cam kết kháng chiến vũ trang chống lại quốc gia Do Thái và thường xuyên phóng rocket xuyên qua biên giới.
Nhưng trong các cuộc phỏng vấn với đài VOA, những người phát ngôn và giới chức của cả hai bên chính quyền Palestine đều đồng ý rằng các cuộc đàm phán có thể tiếp tục, ngay cả với sự hiện diện của phe Hamas.
Chính phủ thống nhất sẽ thừa nhận các thỏa thuận trước đây
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói thỏa thuận thống nhất không nhất thiết phải đưa đến sự kết thúc các cuộc đàm phán. Tháng truớc, ông đã hứa một chính phủ thống nhất sẽ tuân thủ các thỏa thuận đã có, kể cả việc từ bỏ bạo lực và thừa nhận quốc gia Israel.
Bà Hanan Ashwari là một thành viên của Ủy ban Quản trị Tổ chức Giải phóng Palestine PLO, đã mở các cuộc đàm phán với Israel.
Bà nói: “Không phải Hamas là phe quyết định nghị trình toàn quốc. Mà là PLP. PLO đã đưa ra cam kết này, chúng tôi đã đồng ý với giải pháp 2 quốc gia, với luật pháp quốc tế, với một giải pháp được thương nghị, kháng chiến bất bạo động, tất cả những điều này.”
Ông Ashwari nói với đài VOA rằng một chính phủ thống nhất Palestine sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn để tạo dựng một thỏa thuận hòa bình lâu bền có thể được thực thi ở cả vùng Tây ngạn lẫn dải Gaza, một vấn đề dường như đã không được giải quyết bởi các cuộc hòa đàm nay đang bị khựng lại.
Bà nói tiếp: “Ðó là vì lợi ích hòa bình. Ðó là vì lợi ích của việc có những thỏa thuận mang tính cách ràng buộc, có những cam kết được sự đồng ý của tất cả người Palestine thay vì chỉ có một bộ phận người Palestine, và nó giúp cho người Palestine có quyền thực thi bất cứ cái gì chúng tôi thừa nhận.”
Israel: Thỏa thuận thống nhất là “một cái đinh đóng lên quan tài”
Ông Mark Regev, một phát ngôn viên của Thủ tướng Netanyahu, không đồng ý như vậy. Ông nói với đài VOA rằng ký thỏa thuận thống nhất với Hamas là ông Abbas đã “đóng một cái đinh lên quan tài” của tiến trình hòa bình.
Ông nói: “Ta không thể nói với công chúng Israel rằng ta muốn hòa bình và hòa giải nếu ta lập một liên minh với các kẻ thù tàn bạo nhất của hòa bình. Ðây là một tổ chức cực đoan, quá khích nói rằng quốc gia Do Thái không có quyền hiện hữu dưới bất cứ hình thức nào, nói rằng bất kỳ người đàn ông, phụ nữ hay trẻ em Israel nào đều là một mục tiêu chính đáng cho một cuộc tấn công khủng bố.”
Ông Regev nhấn mạnh rằng cho đến khi điều đó xảy ra, hay trừ phi ông Abbas hủy bỏ hiệp ước với Hamas, thì Israel không có chọn lựa nào khác là tiếp tục từ chối đàm phán.
Ông nói tiếp: “Nếu Hamas thay đổi lập trường, nếu họ chấp nhận 3 tiêu chuẩn của Bộ Tứ - thừa nhận quyền hiện hữu của Israel, từ bỏ khủng bố, và chấp nhận các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc – thì đó sẽ là một chuyện khác. Chẳng may, Hamas lại giữ nguyên lập trường hết sức cực đoan này.”
Hamas: Hòa đàm “không phải là việc của chúng tôi”
Các nhà lãnh đạo cấp cao của Hamas trước đây từng tuyên bố họ sẵn sàng cứu xét giải pháp hai quốc gia, nếu Israel rút ra khỏi vùng đất của Palestine mà họ đã chinh phục vào năm 1967. Nhưng bất kể thiện chí muốn tham gia một liên minh với Fatah, Hamas đã không cho thấy dấu hiệu nào mới đây là sẵn sàng đàm phán với Israel.
Nữ phát ngôn viên Hamas, Israa al-Modallal nói với đài VOA rằng “Hamas sẽ không bao giờ thừa nhận Israel bởi vì Israel không thừa nhận Hamas hay quyền của dân chúng.
Nhưng bà nói nếu PLO, không bao gồm Hamas, quyết định tiếp tục các cuộc thương nghị, thì “điều đó không có liên can gì đến chúng tôi,” và nói rằng không nhất thiết tất cả các thành viên của chính phủ phải có cùng quan điểm.
Bà al-Modallal nói: “Trong một trong các bài phát biểu của lãnh tụ cấp cao Hamas là ông Ismail Haniyeh, ông khẳng định rất rõ rằng bầt cứ ai muốn tiếp tục thương nghị, đó là việc của họ, và bất cứ ai muốn tin vào kháng chiến và tiếp tục kháng chiến thì đó là việc của chúng tôi. Chúng tôi không bàn về thương thuyết hay kháng chiến. Chúng tôi chỉ bàn về việc chia sẻ bản thân chính quyền. Ðó là lý do vì sao chúng ta phải thực hiện sự hòa giải này. Tất cả đều có liên quan đến các vấn đề nội bộ.”
Kết quả đàm phán thống nhất chưa rõ rệt
Còn lâu mới chắc chắn là Fatah và Hamas sẽ có khả năng thành công trong việc thành lập một chính phủ. Các mưu toan hàn gắn chia rẽ đã thất bại cả trong năm 2011 và năm 2012, và các chuyên gia cảnh báo rằng cả hai bên đều có quan điểm hoàn toàn khác nhau về quan hệ với Israel.
Bà Ashwari và bà Modallal nói các cuộc đàm phán đang tiến tới, nhưng cả hai cảnh báo rằng tiến trình sẽ khó khăn.
Nếu cố gắng chia quyền không thành công, nhiều dân biểu Hoa Kỳ đã dọa sẽ cắt viện trợ cấp thiết mà Hoa Kỳ dành cho Thẩm quyền Palestine. Kể từ khi Washington định danh Hamas là một tổ chức khủng bố, họ nói rằng việc này là bắt buộc theo luật của Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cũng đã bầy tỏ sự chống đối thỏa thuận thống nhất.
Hôm qua, đặc sứ Hoa Kỳ tại các cuộc hòa đàm, ông Marin Indyk, đã đổ lỗi cho cả hai bên về sự đổ vỡ. Ông nói không bên nào chịu thi hành “các thỏa hiệp khó khăn cần thiết để đạt được hòa bình.” Nhưng ông cũng bầy tỏ hy vọng các cuộc đàm phán rút cuộc có thể tiếp tục, và nói rằng “tại Trung Ðông, mọi sự không bao giờ kết thúc.”