Đi cùng với hàng chục thành viên trong nội các của ông, Thủ tướng Yousuf Raza Gilanai đã xuất hiện trước tòa án cao nhất Pakistan trong tình hình an ninh nghiêm nhặt để nghe phán quyết.
Khi đưa ra quyết định, vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa phán rằng ông Gilani đã bị xét là can tội khinh mạn tòa án, vì cố ý bất tuân lệnh của Tối cao pháp viện.
Tòa đã tuyên bản án tượng trưng chấm dứt chỉ 30 giây sau khi công bố, tha cho ông Gilani một án tù có thể lên đến 6 tháng.
Luật sư của Thủ tướng, ông Airzaz Ahsan, nói với các phóng viên rằng ông đã được yêu cầu chống lại phán quyết, mà ông nhấn mạnh là bất xứng. Ông nói ông Gilani đã bị truy tố và xét xử vì bất tuân một lệnh của tòa, nhưng ông lại bị xét là can một tội khác, đó là tội bôi nhọ ngành tư pháp.
Ông Ahsan nói: "Các từ bôi nhọ tòa án không có trong cáo trạng. Tôi chưa được thông báo về việc đó. Tôi không được yêu cầu đối chất các nhân chứng về tội đó, tôi cũng không được yêu cầu đưa ra hồ sơ về tội đó.”
Bản án đã châm ngòi ngay cho một cuộc tranh luận về tình trạng của ông Gilani trong tư cách thủ tướng. Một số chuyên gia pháp lý như cựu Thẩm phán Tối cao Pháp viện Wajihuddin Ahmed nói rằng sự kiện ông bị tuyên một án tù, cho dù chỉ chưa đầy 1 phút, khiến ông không còn đủ điều kiện ngồi tại quốc hội trong 5 năm sắp tới nữa.
Thẩm phán Ahmed nói: “Tầm cỡ của hình phạt không có giá trị, Phán quyết đã được đưa ra, hình phạt đã được chịu bởi lẽ tòa án tuyên lệnh, do đó hình phạt vẫn có hiệu lực. Do đó, tôi nghĩ ta ở trong một tình huống phải có quyết định bầu một vị thủ tướng mới.”
Các nhà lãnh đạo đối lập, kể cả nhà cựu lãnh đạo Pakistan Nawaz Sharif cũng nói rằng ông Gilani phải rời chức, và rằng họ sẽ không còn chấp nhận ông là thủ tướng của Pakistan nữa.
Tuy nhiên, luật sư của ông Gilani, ông Ahsan tranh cãi lối diễn dịch đó.
Ông Ahsan nói: “Không có vấn đề tự động bị tước ngay các điều kiện. Vào lúc này, thủ tướng không thể bị bãi chức.”
Cho dù thủ tướng không buộc phải từ chức theo luật định, vụ kết án cũng vẫn gây phương hại đến tư thế của ông đối với công chúng.
Luật sư và chuyên gia pháp lý Babar Sattar nói với đài VOA rằng chung cuộc thì việc quyết định số phận của thủ tướng là tùy thuộc vào đảng Nhân dân Pakistan của ông Gilani.
Luật sư Sattar nói: “Rõ ràng là nó mở ra một toàn cảnh hoàn toàn mới mẻ trong đó đảng Nhân dân Pakistan sẽ phải quyết định liệu họ có muốn tiếp tục làm việc với một vị thủ tướng đã bị kết tội này hay không. Về quan điểm đạo đức thì ông ta đã mất cái thẩm quyền tinh thần để tiếp tục cai trị.”
Vụ án khinh mạn tòa chống lại Thủ tướng Gilani phát xuất từ một bộ luật ân xá năm 2007 tha tội cho hàng ngày người Pakistan có thế lực, trong đó có tổng thống Asif Ali Zardari.
Bộ luật này đã bị Tối cao Pháp viện bác bỏ cách đây 2 năm là vi hiến và ông Gilani đã được lệnh mở lại tất cả các vụ án.
Án lệnh đó cũng buộc ông Gilani phải viết thư cho giới thẩm quyền ở Thụy Sĩ yêu cầu họ mở lại một vụ kiện Tổng thống Zardari rửa tiền nhiều triệu đôla.
Tuy nhiên, ông Gilani và các cố vấn pháp lý đã nhất mực nói rằng Tổng thống Zardari được quyền miễn tố và mở lại vụ án là vi hiến.
Tối cao pháp viện Pakistan đã phán rằng Thủ tướng Yousuf Raza Gilani can tội khinh mạn tòa án vì đã không tuân một lệnh mở lại vụ kiện tổng thống nước này về tội tham nhũng. Thủ tướng sẽ không bị án tù, nhưng phán quyết này nêu ra thắc mắc về quyền cai trị của ông. Từ Islamabad, thông tín viên VOA Ayaz Gul gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1