ISLAMABAD —
Pakistan nói các cuộc đàm phán gần đây giữa các nhà thương thảo hòa bình Afghanistan và các lãnh đạo của một nhánh Taliban là “một khởi đầu tốt” hướng tới việc tìm kiếm giải pháp thương lượng cho xung đột ở Afghanistan.
Cố vấn chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Pakistan, ông Sartaj Aziz nói đất nước ông từ lâu đã ủng hộ mội cuộc đối thoại “nội bộ Afghanistan đặc biệt” để kết thúc cuộc nổi dậy do Taliban cầm đầu ở Afghanistan. Ông nói với đài VOA rằng Islamabad đã ủng hộ cho những nỗ lực như thế trong quá khứ và vẫn tiếp tục cam kết thúc đẩy hòa giải chính trị ở quốc gia láng giềng bị chiến tranh tàn phá.
“Chúng tôi đã đề nghị với Taliban thông qua những người liên lạc của của chúng tôi rằng hãy thương lượng một hình thức hòa giải. Vì vậy, đây là những liên lạc viên không chính thức và cho dù họ thuộc một vài nhóm thì đó vẫn là một khởi đầu tốt. Tôi hy vọng họ sẽ nghiêm túc hơn và các nhóm khác cũng tham gia vào”.
Ðây là lần đầu tiên Pakistan trực tiếp bình luận về cuộc gặp tuần trước tại Dubai giữa các thành viên của hội đồng tìm kiếm hòa bình Afghanistan được gọi là Hội đồng Hòa bình Tối cao và một nhóm các lãnh đạo Taliban. Các đại biểu của phe nổi dậy được dẫn đầu bởi ông Mutasim Agha Jan, một cựu bộ trưởng tài chính trong thời gian Taliban cầm quyền ở Afghanistan. Rất ít chi tiết về cuộc thảo luận được tiết lộ cho giới truyền thông.
Ông Aziz nhắc lại rằng nước ông không còn hỗ trợ cho bất kỳ nhóm nào của Afghanistan và muốn tất cả các bên liên quan của Afghanistan được tự mình quyết định một giải pháp cho cuộc khủng hoảng mà họ phải đối diện sau khi Lực lượng Trợ giúp An ninh Quốc tế (ISAF) do NATO dẫn đầu hết nhiệm vụ chiến đấu vào tháng 12.
Cuộc họp ở Dubai là một phần trong những nỗ lực của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai để tái tục các cuộc hòa đàm với Taliban trước kỳ bầu cử tổng thống vào ngày 5/4 ở Afghanistan.
Nhưng lãnh đạo Taliban cho biết họ chưa ủy quyền cho bất cứ ai tham gia vào các cuộc hòa đàm với chính quyền Kabul. Taliban khẳng định bất cứ cuộc hòa đàm nào cũng sẽ được tiến hành thông qua văn phòng chính trị của nhóm này tại Qatar và chỉ sau khi các lực lượng do Hoa Kỳ cầm đầu rời khỏi Afghanistan.
Phong trào Hồi giáo này đã mở văn phòng tại Qatar vào tháng Sáu vừa qua dưới nỗ lực tài trợ của Hoa Kỳ với Pakistan để giúp cho các nhóm nổi dậy tham gia vào tiến trình hòa bình với các đại diện của Tổng thống Karzai. Nhưng tiến trình đó bị sụp đổ ngay lập tức sau khi lãnh đạo Afghanistan phản đối bất cứ sự liên hệ trực tiếp nào giữa Hoa Kỳ và Taliban mà không có sự giám sát của ông. Ông Karzai cũng cực lực phản đối việc Taliban sử dụng tên và cờ của chính quyền Afghanistan cũ cho văn phòng Qatar.
Các giới chức và các nhà quan sát ở Pakistan quan ngại tình trạng bất ổn tiếp diễn ở Afghanistan sau khi các lực lượng do NATO cầm đầu rút khỏi nước này có thể khuyến khích các phần tử chủ chiến Hồi giáo tiến hành một cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại nhà nước Pakistan. Riaz Mohammad Kan là cựu ngoại trưởng Pakistan.
“Pakistan sẽ phải đối diện với cái giá đang tăng lên, theo quan điểm của tôi, vì sự hỗ trợ chính thức và không chính thức từ lãnh thổ của mình đến Taliban ở Afghanistan hay đến bất cứ nhóm nào khác mà có thể xem là được ưu ái như Haqqanis chẳng hạn. Những nơi trú ẩn an toàn của các nhóm nổi dậy không và sẽ không được định đoạt bởi một bên của dòng Durand (tên của biên giới Pakistan và Afghanistan)."
Cơ quan tình báo quân sự Pakistan đã hỗ trợ cho Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan vào thập niên 1990. Hầu hết các nhà quan sát không nhìn thấy trước được phong trào Hồi giáo sẽ giành lại được sự kiểm soát trong sự hiện diện của một lực lượng quân đội quốc gia Afghanistan hùng hậu và được huấn luyện và sự phát triển của sự hiện diện quốc tế đã mang lại cho đất nước trong thập niên qua.
Islamabad bác bỏ những cáo buộc rằng các lãnh đạo hàng đầu của Taliban và các phần tử chủ chiến của mạng lưới Haqqani có liên hệ với al-Qaida đang ẩn náu ở Pakistan từ nơi mà họ chỉ huy các hoạt động nổi dậy ở Afghanistan.
Cố vấn chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Pakistan, ông Sartaj Aziz nói đất nước ông từ lâu đã ủng hộ mội cuộc đối thoại “nội bộ Afghanistan đặc biệt” để kết thúc cuộc nổi dậy do Taliban cầm đầu ở Afghanistan. Ông nói với đài VOA rằng Islamabad đã ủng hộ cho những nỗ lực như thế trong quá khứ và vẫn tiếp tục cam kết thúc đẩy hòa giải chính trị ở quốc gia láng giềng bị chiến tranh tàn phá.
“Chúng tôi đã đề nghị với Taliban thông qua những người liên lạc của của chúng tôi rằng hãy thương lượng một hình thức hòa giải. Vì vậy, đây là những liên lạc viên không chính thức và cho dù họ thuộc một vài nhóm thì đó vẫn là một khởi đầu tốt. Tôi hy vọng họ sẽ nghiêm túc hơn và các nhóm khác cũng tham gia vào”.
Ðây là lần đầu tiên Pakistan trực tiếp bình luận về cuộc gặp tuần trước tại Dubai giữa các thành viên của hội đồng tìm kiếm hòa bình Afghanistan được gọi là Hội đồng Hòa bình Tối cao và một nhóm các lãnh đạo Taliban. Các đại biểu của phe nổi dậy được dẫn đầu bởi ông Mutasim Agha Jan, một cựu bộ trưởng tài chính trong thời gian Taliban cầm quyền ở Afghanistan. Rất ít chi tiết về cuộc thảo luận được tiết lộ cho giới truyền thông.
Ông Aziz nhắc lại rằng nước ông không còn hỗ trợ cho bất kỳ nhóm nào của Afghanistan và muốn tất cả các bên liên quan của Afghanistan được tự mình quyết định một giải pháp cho cuộc khủng hoảng mà họ phải đối diện sau khi Lực lượng Trợ giúp An ninh Quốc tế (ISAF) do NATO dẫn đầu hết nhiệm vụ chiến đấu vào tháng 12.
Cuộc họp ở Dubai là một phần trong những nỗ lực của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai để tái tục các cuộc hòa đàm với Taliban trước kỳ bầu cử tổng thống vào ngày 5/4 ở Afghanistan.
Nhưng lãnh đạo Taliban cho biết họ chưa ủy quyền cho bất cứ ai tham gia vào các cuộc hòa đàm với chính quyền Kabul. Taliban khẳng định bất cứ cuộc hòa đàm nào cũng sẽ được tiến hành thông qua văn phòng chính trị của nhóm này tại Qatar và chỉ sau khi các lực lượng do Hoa Kỳ cầm đầu rời khỏi Afghanistan.
Phong trào Hồi giáo này đã mở văn phòng tại Qatar vào tháng Sáu vừa qua dưới nỗ lực tài trợ của Hoa Kỳ với Pakistan để giúp cho các nhóm nổi dậy tham gia vào tiến trình hòa bình với các đại diện của Tổng thống Karzai. Nhưng tiến trình đó bị sụp đổ ngay lập tức sau khi lãnh đạo Afghanistan phản đối bất cứ sự liên hệ trực tiếp nào giữa Hoa Kỳ và Taliban mà không có sự giám sát của ông. Ông Karzai cũng cực lực phản đối việc Taliban sử dụng tên và cờ của chính quyền Afghanistan cũ cho văn phòng Qatar.
Các giới chức và các nhà quan sát ở Pakistan quan ngại tình trạng bất ổn tiếp diễn ở Afghanistan sau khi các lực lượng do NATO cầm đầu rút khỏi nước này có thể khuyến khích các phần tử chủ chiến Hồi giáo tiến hành một cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại nhà nước Pakistan. Riaz Mohammad Kan là cựu ngoại trưởng Pakistan.
“Pakistan sẽ phải đối diện với cái giá đang tăng lên, theo quan điểm của tôi, vì sự hỗ trợ chính thức và không chính thức từ lãnh thổ của mình đến Taliban ở Afghanistan hay đến bất cứ nhóm nào khác mà có thể xem là được ưu ái như Haqqanis chẳng hạn. Những nơi trú ẩn an toàn của các nhóm nổi dậy không và sẽ không được định đoạt bởi một bên của dòng Durand (tên của biên giới Pakistan và Afghanistan)."
Cơ quan tình báo quân sự Pakistan đã hỗ trợ cho Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan vào thập niên 1990. Hầu hết các nhà quan sát không nhìn thấy trước được phong trào Hồi giáo sẽ giành lại được sự kiểm soát trong sự hiện diện của một lực lượng quân đội quốc gia Afghanistan hùng hậu và được huấn luyện và sự phát triển của sự hiện diện quốc tế đã mang lại cho đất nước trong thập niên qua.
Islamabad bác bỏ những cáo buộc rằng các lãnh đạo hàng đầu của Taliban và các phần tử chủ chiến của mạng lưới Haqqani có liên hệ với al-Qaida đang ẩn náu ở Pakistan từ nơi mà họ chỉ huy các hoạt động nổi dậy ở Afghanistan.