JERUSALEM —
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry trở lại Jerusalem để tham dự một vòng thảo luận nữa với Thủ tướng Benjamin Netanyahu chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau một bữa ăn tối làm việc tại đó. Trong khoảng thời gian giữa những cuộc họp này, ông Kerry đã hội kiến với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại Jordan. Thông tín viên Scott Sterns của đài VOA chuyên trách các vấn đề tại Bộ Ngoại Giao, tường thuật từ Jerusalem.
Một giới chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ du hành cùng với ông Kerry nói rằng chuyến công tác ngoại giao con thoi giữa Jordan và Israel nằm trong nỗ lực tìm kiếm một công thức có thể thuận lợi cho cả ông Netanyahu và ông Abbas. Mục đích không phải chỉ đơn giản là trở lại các cuộc hòa đàm, mà làm thế nào để họ có cơ hội tốt nhất về một giải pháp hai quốc gia có thể tồn tại lâu dài.
Ông Kerry sẽ hội kiến tại Jerusalem, với cả Thủ tướng Netanyahu lẫn Tổng thống Shimon Peres.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ làm giảm nhẹ tầm quan trọng về vấn đề gây tranh cãi kéo dài đã lâu liên quan tới các khu định cư của Israel và thúc đẩy cả một kế hoạch tư nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế tại vùng bờ Tây lẫn những giải pháp kỹ thuật cao cho các mối quan tâm của Israel về vấn đề an ninh trong giải pháp hai quốc gia.
Mặc dầu nói rằng, không đặt ra một kỳ hạn chót cho việc trở lại cuộc hòa đàm, ông Kerry nói rằng trì việc hoãn cho phép tạo ra một khoảng trống sẽ “được lấp đầy bởi những người không muốn mọi việc xảy ra.”
“Rõ ràng là thời gian trôi qua có khả năng làm sói mòn lòng kiên nhẫn của mọi người và làm nảy sinh tâm lý hoài nghi cho là không thể thực hiện được trong khi thật ra là có thể thực hiện được.”
Người Palestine đã ủng hộ một kỳ hạn chót là đầu tháng Sáu để tái tục các cuộc hòa đàm, giờ đây xác định lúc khai mạc khóa họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng Chín cho mục đích đó. Chính ở đó mà năm ngoái người Palestine đã thắng trong cuộc bỏ phiếu với đa số áp đảo để thúc đẩy quy chế chính thức của họ tại Liên Hiệp Quốc.
Không có tiến bộ trong một kế hoạch hòa bình, người Palestine có thể tiến tới tham gia Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và xin gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế, nơi họ có thể cáo giác Israel về tội ác chiến tranh.Hoa Kỳ là một trong số một ít quốc gia bỏ phiếu chống Palestine hồi năm ngoái, và ông Kerry nói rằng, một cuộc bỏ phiếu vào tháng Chín này có thể là chênh lệch hơn nữa.
“Đối với vấn đề tháng Chín, một thời gian dài trước tháng Chín, chúng ta cần được thấy một số tiến bộ trên phương diện nào đó bởi vì tôi nghĩ rằng chúng ta không có dư thời gian để chờ đợi.”
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng, cuộc họp của ông Kerry với ông Netanyahu kéo dài gần bốn giờ đồng hồ hồi khuya thứ Năm bao gồm “một cuộc đối thoại hữu ích, đào sâu,và đề cập tới nhiều vấn đề” về tiến trình hòa bình này.
Các giới chức cũng nói rằng bữa ăn trưa hai tiếng rưỡi của ông Kerry với ông Abbas hôm thứ Sáu là “một cuộc thảo luận rất xây dựng, chú trọng vào tính cách quan trọng của việc thúc đẩy tiến trình hòa bình” và cũng bao gồm các cuộc thảo luận về Syria và Iran nữa.
Một giới chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ du hành cùng với ông Kerry nói rằng chuyến công tác ngoại giao con thoi giữa Jordan và Israel nằm trong nỗ lực tìm kiếm một công thức có thể thuận lợi cho cả ông Netanyahu và ông Abbas. Mục đích không phải chỉ đơn giản là trở lại các cuộc hòa đàm, mà làm thế nào để họ có cơ hội tốt nhất về một giải pháp hai quốc gia có thể tồn tại lâu dài.
Ông Kerry sẽ hội kiến tại Jerusalem, với cả Thủ tướng Netanyahu lẫn Tổng thống Shimon Peres.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ làm giảm nhẹ tầm quan trọng về vấn đề gây tranh cãi kéo dài đã lâu liên quan tới các khu định cư của Israel và thúc đẩy cả một kế hoạch tư nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế tại vùng bờ Tây lẫn những giải pháp kỹ thuật cao cho các mối quan tâm của Israel về vấn đề an ninh trong giải pháp hai quốc gia.
Mặc dầu nói rằng, không đặt ra một kỳ hạn chót cho việc trở lại cuộc hòa đàm, ông Kerry nói rằng trì việc hoãn cho phép tạo ra một khoảng trống sẽ “được lấp đầy bởi những người không muốn mọi việc xảy ra.”
“Rõ ràng là thời gian trôi qua có khả năng làm sói mòn lòng kiên nhẫn của mọi người và làm nảy sinh tâm lý hoài nghi cho là không thể thực hiện được trong khi thật ra là có thể thực hiện được.”
Người Palestine đã ủng hộ một kỳ hạn chót là đầu tháng Sáu để tái tục các cuộc hòa đàm, giờ đây xác định lúc khai mạc khóa họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng Chín cho mục đích đó. Chính ở đó mà năm ngoái người Palestine đã thắng trong cuộc bỏ phiếu với đa số áp đảo để thúc đẩy quy chế chính thức của họ tại Liên Hiệp Quốc.
Không có tiến bộ trong một kế hoạch hòa bình, người Palestine có thể tiến tới tham gia Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và xin gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế, nơi họ có thể cáo giác Israel về tội ác chiến tranh.Hoa Kỳ là một trong số một ít quốc gia bỏ phiếu chống Palestine hồi năm ngoái, và ông Kerry nói rằng, một cuộc bỏ phiếu vào tháng Chín này có thể là chênh lệch hơn nữa.
“Đối với vấn đề tháng Chín, một thời gian dài trước tháng Chín, chúng ta cần được thấy một số tiến bộ trên phương diện nào đó bởi vì tôi nghĩ rằng chúng ta không có dư thời gian để chờ đợi.”
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng, cuộc họp của ông Kerry với ông Netanyahu kéo dài gần bốn giờ đồng hồ hồi khuya thứ Năm bao gồm “một cuộc đối thoại hữu ích, đào sâu,và đề cập tới nhiều vấn đề” về tiến trình hòa bình này.
Các giới chức cũng nói rằng bữa ăn trưa hai tiếng rưỡi của ông Kerry với ông Abbas hôm thứ Sáu là “một cuộc thảo luận rất xây dựng, chú trọng vào tính cách quan trọng của việc thúc đẩy tiến trình hòa bình” và cũng bao gồm các cuộc thảo luận về Syria và Iran nữa.