Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel nói ông quan ngại về khả năng có những vụ xung đột, hậu quả của những căng thẳng đang gia tăng trong vùng biển tranh chấp của Châu Á.
Bình luận của ông Hagel được đưa ra trong một bài diễn văn chuẩn bị sẵn ngày hôm nay tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng các nước Châu Á tại một đia điểm nghỉ mát của Brunei trông ra Biển Ðông, nơi một số thành viên của ASEAN có những tuyên bố chủ quyền trùng lắp với Trung Quốc.
Người đứng đầu Ngũ Giác Đài nói những hành động tại vùng biển “để đẩy mạnh việc đòi hỏi chủ quyền” không hữu hiệu, và “làm gia tăng nguy cơ đối đầu, phá hoại ổn định trong vùng và làm lu mờ viễn tượng của những giải pháp ngoại giao.”
Một vài nước ASEAN đã cáo buộc Trung Quốc với quân đội được hiện đại hóa nhanh chóng đã càng ngày càng sử dụng những chiến thuật gây hấn để bảo vệ tuyên bố chủ quyền tại khu vực chiến lược nhiều nguồn năng lượng này.
Hoa Kỳ cho biết không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng đã tăng cường sự hợp tác quân sự với một vài nước, nhất là Việt Nam và Philippines.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói trong hội nghị ASEAN ngày hôm nay là Biển Nam Trung Quốc “ổn định” và không nên có những quan ngại về tự do hàng hải trong vùng, một vấn đề Washington đã đưa ra nhiều lần.
Những cuộc tranh chấp lãnh thổ sẽ đứng đầu nghị trình tại cuộc họp Hai ngày các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, có cả sự tham dự của các giới chức hàng đầu về quốc phòng của Nhật Bản, Nam Triều Tiên và những cường quốc khác trong vùng.
Các nhà phân tích không hy vọng có sự đột phá trong những cuộc đối đầu trên biển , vào lúc Trung Quốc không muốn thảo luận vấn đề này tại hội nghị.
Thay vào đó Trung Quốc muốn thảo luận với các đối thủ một cách riêng rẻ, một lập trường giúp cho Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn.
Một bài xã luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói hội nghị các nước ASEAN không phải là nơi thích hợp để giải quyết các tranh chấp trên biển.
Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã thúc đầy Trung Quốc làm việc tiến đến ký một Bộ Qui tắc Ứng xử giúp ngăn ngừa xung đột trong những cuộc tranh chấp về lãnh thổ. Trung Quốc cho thấy ít quan tâm về việc này, nhưng vừa mới đây đã hứa thảo luận vấn đề với ASEAN trong năm nay.
Brunei, Philippines, Đài Loan, Việt Nam và Malaysia có những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về một số đảo giàu tài nguyên tại Biển Nam Trung Hoa. Nhật Bản và Trung Quốc có những tranh chấp riêng rẻ tại Biển Hoa Ðông.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm Singapore, Brunei, Campuchia, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Miến Điện và Lào.
Hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng sẽ giúp đặt nền tảng cho hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới trong đó có Tổng thống Barack Obama.
Bình luận của ông Hagel được đưa ra trong một bài diễn văn chuẩn bị sẵn ngày hôm nay tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng các nước Châu Á tại một đia điểm nghỉ mát của Brunei trông ra Biển Ðông, nơi một số thành viên của ASEAN có những tuyên bố chủ quyền trùng lắp với Trung Quốc.
Người đứng đầu Ngũ Giác Đài nói những hành động tại vùng biển “để đẩy mạnh việc đòi hỏi chủ quyền” không hữu hiệu, và “làm gia tăng nguy cơ đối đầu, phá hoại ổn định trong vùng và làm lu mờ viễn tượng của những giải pháp ngoại giao.”
Một vài nước ASEAN đã cáo buộc Trung Quốc với quân đội được hiện đại hóa nhanh chóng đã càng ngày càng sử dụng những chiến thuật gây hấn để bảo vệ tuyên bố chủ quyền tại khu vực chiến lược nhiều nguồn năng lượng này.
Hoa Kỳ cho biết không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng đã tăng cường sự hợp tác quân sự với một vài nước, nhất là Việt Nam và Philippines.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói trong hội nghị ASEAN ngày hôm nay là Biển Nam Trung Quốc “ổn định” và không nên có những quan ngại về tự do hàng hải trong vùng, một vấn đề Washington đã đưa ra nhiều lần.
Những cuộc tranh chấp lãnh thổ sẽ đứng đầu nghị trình tại cuộc họp Hai ngày các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, có cả sự tham dự của các giới chức hàng đầu về quốc phòng của Nhật Bản, Nam Triều Tiên và những cường quốc khác trong vùng.
Các nhà phân tích không hy vọng có sự đột phá trong những cuộc đối đầu trên biển , vào lúc Trung Quốc không muốn thảo luận vấn đề này tại hội nghị.
Thay vào đó Trung Quốc muốn thảo luận với các đối thủ một cách riêng rẻ, một lập trường giúp cho Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn.
Một bài xã luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói hội nghị các nước ASEAN không phải là nơi thích hợp để giải quyết các tranh chấp trên biển.
Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã thúc đầy Trung Quốc làm việc tiến đến ký một Bộ Qui tắc Ứng xử giúp ngăn ngừa xung đột trong những cuộc tranh chấp về lãnh thổ. Trung Quốc cho thấy ít quan tâm về việc này, nhưng vừa mới đây đã hứa thảo luận vấn đề với ASEAN trong năm nay.
Brunei, Philippines, Đài Loan, Việt Nam và Malaysia có những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về một số đảo giàu tài nguyên tại Biển Nam Trung Hoa. Nhật Bản và Trung Quốc có những tranh chấp riêng rẻ tại Biển Hoa Ðông.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm Singapore, Brunei, Campuchia, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Miến Điện và Lào.
Hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng sẽ giúp đặt nền tảng cho hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới trong đó có Tổng thống Barack Obama.