Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói những căng thẳng liên hệ đến Bắc Triều Tiên “đã đi quá xa,” trong khi Hoa Kỳ nói Bình Nhưỡng còn lâu mới thực hiện được lời đe dọa mới nhất tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân hiện không hoạt động.
Hôm thứ Ba, ông Ban nói Bắc Triều Tiên đang “trên đường va chạm” với cộng đồng quốc tế.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nói ông chắc chắn không ai có ý định tấn công Bắc Triều Tiên và thương thuyết là con đường duy nhất giải quyết cuộc khủng hoảng.
Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland nói “còn rất xa” Bắc Triều Tiên mới có thể tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Yongbyon sản xuất chất plutonium.
Thông tấn xã Trung ương chính thức của Bắc Triều Tiên (KCNA) hôm thứ Ba loan tin Bình Nhưỡng có kế hoạch khởi động khu phức hợp này để chế tạo thêm vũ khí và giải quyết việc thiếu điện của nước này.
KCNA cũng nói việc tái khởi động sẽ bao gồm một nhà máy làm giàu uranium và một lò phản ứng 5-megawatt có thể sản xuất plutonium để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Lò phản ứng này đóng cửa vào năm 2007 để đổi lấy viện trợ kinh tế.
Động thái của Bình Nhưỡng tái khởi động khu phức hợp diễn ra vài ngày sau khi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un loan báo việc sản xuất vũ khí hạt nhân là một trong những ưu tiên hàng đầu của nước này.
Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên gọi hành động mới của Bắc Triều Tiên “thật đáng tiếc” và thúc đẩy Bình Nhưỡng tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế.
Trung Quốc, đồng minh chính của Bắc Triều Tiên, cũng cho rằng loan báo của Bắc Triều Tiên là “đáng tiếc.” Phát ngôn viên Hồng Lỗi nhắc lại lời kêu gọi của Bắc Kinh là tất cả các bên liên hệ nên “bình tĩnh và tự chế.”
Bắc Triều Tiên đã đồng ý ngưng các hoạt động tại lò phản ứng plutonium và đã phá hủy tháp làm nguội của nhà máy trong khuôn khổ thỏa thuận viện trợ để đổi lấy giải trừ quân bị vào năm 2007 tại hội nghị 6 bên hiện đã bị ngưng trệ.
Ông Mark Fitzpatric, một nhà phân tích cao cấp tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại London nói với Đài VOA là theo tiên đoán của ông, căn cứ trên những nhà quan sát phương Tây đã thấy cơ sở này, thì phải mất 6 tháng lò phản ứng mới hoạt động lại được.
Thông tấn xã KCNA nói các công việc sẽ bắt đầu ngay lập tức để tân trang lại lò phản ứng. Các nhà khoa học về hạt nhân nói ít nhất phải mất một năm sau khi tái khởi động mới chế tạo đủ chất plutonium để làm một quả bom hạt nhân. Bình Nhưỡng được biết hiện có đủ plutonium để chế tạo 8 quả bom.
Ông Fitzpatrick nói hiện không rõ việc gì khiến cho Bắc Triều Tiên đe dọa mở và điều chỉnh lại cơ sở làm giàu hạt nhân tại Yongbyon. Tuy nhiên ông nói thêm là nguy hiểm ở chỗ cơ sở này được khai trương vào năm 2010, có thể giúp Bình Nhưỡng dễ dàng chế tạo vũ khí hạt nhân.
Hai vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào năm 2006 và 2009, được thực hiện bằng plutonium. Hiện chưa rõ việc thử nghiệm vào tháng Hai vừa qua, Bắc Triều Tiên sử dụng plutonium hay uranium.
Bắc Triều Tiên giận giữ, vì các chế tài nặng nề được Liên Hiệp Quốc thông qua để đáp ứng với thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba và việc phóng phi đạn mới đây của nước này, đã đưa ra những lời đe dọa trong vài tuần qua, trong đó có việc biến Seoul “thành một biển lửa” và bắn rốckết vào các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Hawaii, Guam và Nhật Bản.
Hôm thứ Ba, ông Ban nói Bắc Triều Tiên đang “trên đường va chạm” với cộng đồng quốc tế.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nói ông chắc chắn không ai có ý định tấn công Bắc Triều Tiên và thương thuyết là con đường duy nhất giải quyết cuộc khủng hoảng.
Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland nói “còn rất xa” Bắc Triều Tiên mới có thể tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Yongbyon sản xuất chất plutonium.
Thông tấn xã Trung ương chính thức của Bắc Triều Tiên (KCNA) hôm thứ Ba loan tin Bình Nhưỡng có kế hoạch khởi động khu phức hợp này để chế tạo thêm vũ khí và giải quyết việc thiếu điện của nước này.
KCNA cũng nói việc tái khởi động sẽ bao gồm một nhà máy làm giàu uranium và một lò phản ứng 5-megawatt có thể sản xuất plutonium để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Lò phản ứng này đóng cửa vào năm 2007 để đổi lấy viện trợ kinh tế.
Động thái của Bình Nhưỡng tái khởi động khu phức hợp diễn ra vài ngày sau khi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un loan báo việc sản xuất vũ khí hạt nhân là một trong những ưu tiên hàng đầu của nước này.
Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên gọi hành động mới của Bắc Triều Tiên “thật đáng tiếc” và thúc đẩy Bình Nhưỡng tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế.
Trung Quốc, đồng minh chính của Bắc Triều Tiên, cũng cho rằng loan báo của Bắc Triều Tiên là “đáng tiếc.” Phát ngôn viên Hồng Lỗi nhắc lại lời kêu gọi của Bắc Kinh là tất cả các bên liên hệ nên “bình tĩnh và tự chế.”
Bắc Triều Tiên đã đồng ý ngưng các hoạt động tại lò phản ứng plutonium và đã phá hủy tháp làm nguội của nhà máy trong khuôn khổ thỏa thuận viện trợ để đổi lấy giải trừ quân bị vào năm 2007 tại hội nghị 6 bên hiện đã bị ngưng trệ.
Ông Mark Fitzpatric, một nhà phân tích cao cấp tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại London nói với Đài VOA là theo tiên đoán của ông, căn cứ trên những nhà quan sát phương Tây đã thấy cơ sở này, thì phải mất 6 tháng lò phản ứng mới hoạt động lại được.
Thông tấn xã KCNA nói các công việc sẽ bắt đầu ngay lập tức để tân trang lại lò phản ứng. Các nhà khoa học về hạt nhân nói ít nhất phải mất một năm sau khi tái khởi động mới chế tạo đủ chất plutonium để làm một quả bom hạt nhân. Bình Nhưỡng được biết hiện có đủ plutonium để chế tạo 8 quả bom.
Ông Fitzpatrick nói hiện không rõ việc gì khiến cho Bắc Triều Tiên đe dọa mở và điều chỉnh lại cơ sở làm giàu hạt nhân tại Yongbyon. Tuy nhiên ông nói thêm là nguy hiểm ở chỗ cơ sở này được khai trương vào năm 2010, có thể giúp Bình Nhưỡng dễ dàng chế tạo vũ khí hạt nhân.
Hai vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào năm 2006 và 2009, được thực hiện bằng plutonium. Hiện chưa rõ việc thử nghiệm vào tháng Hai vừa qua, Bắc Triều Tiên sử dụng plutonium hay uranium.
Bắc Triều Tiên giận giữ, vì các chế tài nặng nề được Liên Hiệp Quốc thông qua để đáp ứng với thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba và việc phóng phi đạn mới đây của nước này, đã đưa ra những lời đe dọa trong vài tuần qua, trong đó có việc biến Seoul “thành một biển lửa” và bắn rốckết vào các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Hawaii, Guam và Nhật Bản.