Cách đây 4 năm tại Olympic Bắc Kinh, Huấn luyện viên người New Zealand Hugh McCutcheon đã đưa đội bóng chuyền nam của Mỹ đến chức vô địch Olympic. Nay ông chuyển sang dẫn dắt đội bóng chuyền nữ Mỹ đến London với cùng một hy vọng sẽ đạt được thành tích như đội nam cách đây 4 năm.
Khi Thế vận hội Bắc Kinh 2008 vừa khởi tranh thì huấn luyện viên trưởng của đội bóng chuyền nam của Mỹ nhận được một tin thảm kịch từ gia đình: cha mẹ vợ của ông đang đi tham quan Tháp Trống, một di tích cổ nổi tiếng ở Bắc Kinh, bị một hung thủ dùng dao đâm. Cha vợ của ông chết ngay sau đó, còn mẹ vợ bị thương nặng. Hung thủ sau đó nhảy từ trên Tháp Trống cao 40 mét xuống tự tử.
Trong tình huống bi kịch bất ngờ như vậy, Huấn luyện viên McCutcheon bằng cách nào đó đã cố gắng tập trung vào nhiệm vụ ngay lúc đó là dẫn dắt đội Mỹ bước vào cuộc tranh tài Olympic, và đưa đội Mỹ đến bục huy chương cao nhất bằng chiến thắng đương kim vô địch Brazil ở trận chung kết.
Ông McCutcheon bắt đầu một thử thách mới sau Olympic Bắc Kinh bằng việc nhận nhiệm vụ làm huấn luyện viên trưởng đội bóng chuyền nữ của Mỹ.
HLV McCutcheon: “Tôi nhận thấy đó là một cơ hội vừa để thay đổi, vừa để thăng tiếng, và cũng là một cơ hội độc nhất vô nhị khi được dẫn dắt cả hai đội tuyển quốc gia. Ý tôi muốn nói đó là những thách thức lớn, nhưng cũng hết sức lý thú. Tôi rất hân hạnh và hạnh phúc được góp mặt tại đây hôm nay cùng với đội tuyển quốc gia.”
Huấn luyện viên McCutcheon nói tiếp rằng tất cả mục tiêu trước đây được đặt ra cho đội bóng chuyền nam của Mỹ đã hoàn thành: đội bóng chuyền nam đã đoạt chức vô địch thế giới, đoạt huy chương vàng Olympic và là một đội mạnh của khu vực.
Làng bóng chuyền thế giới đã chứng kiến một vài trường hợp huấn luyện viên đổi từ đội nam sang nữ hoặc ngược lại. Huấn luyện viên Bernardo Rezende hiện nay của đội bóng chuyền nam Brazil trước đó đã dẫn dắt đội nữ của nước này một thập niên. Còn Huấn luyện viên Jose Roberto Guimaraes, người đã đưa đội nữ Brazil đến huy chương vàng Olympic Bắc Kinh năm 2008 trước đó đã huấn luyện cho bóng chuyền nam ở Barcelona 16 năm.
Còn hiện nay đội tuyển nữ Mỹ của Huấn luyện viên Hugh McCutcheon đang có mọi điều kiện tốt nhất mà ông mong muốn. Ðội nữ Mỹ đang đứng cao nhất trên bảng xếp hạng thế giới, với thành tích huy chương bạc World Cup 2011, vô địch World Grand Prix năm 2012 năm thứ ba liên tiếp, với chuỗi 14 trận thắng, 0 trận thua.
Thành tích cao nhất của bóng chuyền nữ của Mỹ tại sân đấu Olympic là 2 lần huy chương bạc, một ở Bắc Kinh cách đây 4 năm và lần trước đó là vào năm 1984, chứ chưa bao giờ giành được huy chương vàng. Do đó Huấn luyện viên McCutcheon nói rằng đội tuyển ông đưa tới London hiện nay nhận nhiệm vụ phải hoàn thành mục tiêu đó.
HLV McCutcheon: “Tôi hài lòng với việc đội tuyển nữ của chúng tôi rất phấn khởi khi đứng đầu bảng xếp hạng. Và chúng tôi rất hy vọng sẽ giành được huy chương vàng. Theo tôi thì đó là mục tiêu chính để đến Olympic -- tại sao lại đến đây để xếp hạng tư hay hạng năm. Ðiều đó đối với chúng tôi không có ý nghĩa. Và cũng không có nghĩa là chúng tôi tự nhiên đạt được điều đó. Chúng tôi hoàn toàn không mang ảo tưởng rằng chúng tôi được xếp hạng cao thì tất nhiên chúng tôi sẽ giành được chiến thắng dễ dàng."
Thủ quân đội tuyển Mỹ Lindsey Berg là cầu thủ đã cùng đội Mỹ giành huy chương bạc tại Bắc Kinh cách đây 4 năm, và nay đến London để tranh huy chương Olympic lần thứ ba.
Berg nói rằng các tuyển thủ Mỹ hãnh diện khi đội Mỹ được xem là đội có nhiều triển vọng vô địch tại Olympic lần này:
“Tôi nhìn vào vị trí số 1 hiện nay của đội Mỹ trên bảng xếp hạng một các tích cực. Chúng tôi đã nỗ lực để đạt được thành tích đó, và chúng tôi đến đây để chứng minh điều đó, và cả đội của chúng tôi đều có cảm tưởng như vậy. Và hy vọng là chúng tôi sẽ chứng minh được điều đó tại đấu trường lớn nhất, và chúng tôi rất phấn chấn đến Olympic London với tư cách là đội số 1.”
Tại một cuộc họp báo, Berg được hỏi cô và đồng đội đã có dịp tham quan London hay chưa.
Berg nói: “Chưa. Chúng tôi đến London với nhiệm vụ và mục tiêu là tranh huy chương vàng Olympic, và chúng tôi đang tập trung vào nhiệm vụ và mục tiêu đó. Cũng có lúc chúng tôi có ít thời gian trống, nhưng đa số chúng tôi dùng thời giờ đó cho liệu pháp, nghỉ ngơi cả về cơ thể lẫn tinh thần, và thực sự những khoảng thời gian trống như vậy cũng không có nhiều lắm. Tuy nhiên chúng tôi thực sự chú tâm vào lý do tại sao chúng tôi đến đây. Ðây là một chuyến đi làm nhiệm vụ của chúng tôi, và may mắn nhiệm vụ đầy vinh dự vì đó là một phần trong nhiệm vụ Olympic”
Huấn luyện viên McCutcheon không trông mong có bất cứ trận đấu nào dễ dàng ở London:
“Chắc chắn là giải đấu sẽ vô cùng gây cấn đối với chúng tôi và mọi đội tuyển khác hướng đến mục tiêu đó. Hoàn tòan không có chiến thắng nào dễ dàng. Và trong một cách nào đó, tôi lại thích như vậy.”
Ðội nữ Brazil đứng hạng 2 trên bảng xếp hạng thế giới, nhưng họ đến London để bảo vệ huy chương vàng, và là một ứng cử viên sáng giá.
Mỹ và Brazil được xếp chung trong bảng đấu gồm 6 đội, 4 đội còn lại là Trung Quốc, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, và Nam Triều Tiên. Bảng đấu bên kia gồm có Ý, Nga, Nhật Bản, Cộng hòa Dominica và nước chủ nhà Anh.
4 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào tứ kết. Các trận tranh huy chương sẽ diễn ra tại sân Earls Court vào ngày 11 tháng 8.
Khi Thế vận hội Bắc Kinh 2008 vừa khởi tranh thì huấn luyện viên trưởng của đội bóng chuyền nam của Mỹ nhận được một tin thảm kịch từ gia đình: cha mẹ vợ của ông đang đi tham quan Tháp Trống, một di tích cổ nổi tiếng ở Bắc Kinh, bị một hung thủ dùng dao đâm. Cha vợ của ông chết ngay sau đó, còn mẹ vợ bị thương nặng. Hung thủ sau đó nhảy từ trên Tháp Trống cao 40 mét xuống tự tử.
Trong tình huống bi kịch bất ngờ như vậy, Huấn luyện viên McCutcheon bằng cách nào đó đã cố gắng tập trung vào nhiệm vụ ngay lúc đó là dẫn dắt đội Mỹ bước vào cuộc tranh tài Olympic, và đưa đội Mỹ đến bục huy chương cao nhất bằng chiến thắng đương kim vô địch Brazil ở trận chung kết.
Ông McCutcheon bắt đầu một thử thách mới sau Olympic Bắc Kinh bằng việc nhận nhiệm vụ làm huấn luyện viên trưởng đội bóng chuyền nữ của Mỹ.
HLV McCutcheon: “Tôi nhận thấy đó là một cơ hội vừa để thay đổi, vừa để thăng tiếng, và cũng là một cơ hội độc nhất vô nhị khi được dẫn dắt cả hai đội tuyển quốc gia. Ý tôi muốn nói đó là những thách thức lớn, nhưng cũng hết sức lý thú. Tôi rất hân hạnh và hạnh phúc được góp mặt tại đây hôm nay cùng với đội tuyển quốc gia.”
Huấn luyện viên McCutcheon nói tiếp rằng tất cả mục tiêu trước đây được đặt ra cho đội bóng chuyền nam của Mỹ đã hoàn thành: đội bóng chuyền nam đã đoạt chức vô địch thế giới, đoạt huy chương vàng Olympic và là một đội mạnh của khu vực.
Làng bóng chuyền thế giới đã chứng kiến một vài trường hợp huấn luyện viên đổi từ đội nam sang nữ hoặc ngược lại. Huấn luyện viên Bernardo Rezende hiện nay của đội bóng chuyền nam Brazil trước đó đã dẫn dắt đội nữ của nước này một thập niên. Còn Huấn luyện viên Jose Roberto Guimaraes, người đã đưa đội nữ Brazil đến huy chương vàng Olympic Bắc Kinh năm 2008 trước đó đã huấn luyện cho bóng chuyền nam ở Barcelona 16 năm.
Còn hiện nay đội tuyển nữ Mỹ của Huấn luyện viên Hugh McCutcheon đang có mọi điều kiện tốt nhất mà ông mong muốn. Ðội nữ Mỹ đang đứng cao nhất trên bảng xếp hạng thế giới, với thành tích huy chương bạc World Cup 2011, vô địch World Grand Prix năm 2012 năm thứ ba liên tiếp, với chuỗi 14 trận thắng, 0 trận thua.
Thành tích cao nhất của bóng chuyền nữ của Mỹ tại sân đấu Olympic là 2 lần huy chương bạc, một ở Bắc Kinh cách đây 4 năm và lần trước đó là vào năm 1984, chứ chưa bao giờ giành được huy chương vàng. Do đó Huấn luyện viên McCutcheon nói rằng đội tuyển ông đưa tới London hiện nay nhận nhiệm vụ phải hoàn thành mục tiêu đó.
HLV McCutcheon: “Tôi hài lòng với việc đội tuyển nữ của chúng tôi rất phấn khởi khi đứng đầu bảng xếp hạng. Và chúng tôi rất hy vọng sẽ giành được huy chương vàng. Theo tôi thì đó là mục tiêu chính để đến Olympic -- tại sao lại đến đây để xếp hạng tư hay hạng năm. Ðiều đó đối với chúng tôi không có ý nghĩa. Và cũng không có nghĩa là chúng tôi tự nhiên đạt được điều đó. Chúng tôi hoàn toàn không mang ảo tưởng rằng chúng tôi được xếp hạng cao thì tất nhiên chúng tôi sẽ giành được chiến thắng dễ dàng."
Thủ quân đội tuyển Mỹ Lindsey Berg là cầu thủ đã cùng đội Mỹ giành huy chương bạc tại Bắc Kinh cách đây 4 năm, và nay đến London để tranh huy chương Olympic lần thứ ba.
Berg nói rằng các tuyển thủ Mỹ hãnh diện khi đội Mỹ được xem là đội có nhiều triển vọng vô địch tại Olympic lần này:
“Tôi nhìn vào vị trí số 1 hiện nay của đội Mỹ trên bảng xếp hạng một các tích cực. Chúng tôi đã nỗ lực để đạt được thành tích đó, và chúng tôi đến đây để chứng minh điều đó, và cả đội của chúng tôi đều có cảm tưởng như vậy. Và hy vọng là chúng tôi sẽ chứng minh được điều đó tại đấu trường lớn nhất, và chúng tôi rất phấn chấn đến Olympic London với tư cách là đội số 1.”
Tại một cuộc họp báo, Berg được hỏi cô và đồng đội đã có dịp tham quan London hay chưa.
Berg nói: “Chưa. Chúng tôi đến London với nhiệm vụ và mục tiêu là tranh huy chương vàng Olympic, và chúng tôi đang tập trung vào nhiệm vụ và mục tiêu đó. Cũng có lúc chúng tôi có ít thời gian trống, nhưng đa số chúng tôi dùng thời giờ đó cho liệu pháp, nghỉ ngơi cả về cơ thể lẫn tinh thần, và thực sự những khoảng thời gian trống như vậy cũng không có nhiều lắm. Tuy nhiên chúng tôi thực sự chú tâm vào lý do tại sao chúng tôi đến đây. Ðây là một chuyến đi làm nhiệm vụ của chúng tôi, và may mắn nhiệm vụ đầy vinh dự vì đó là một phần trong nhiệm vụ Olympic”
Huấn luyện viên McCutcheon không trông mong có bất cứ trận đấu nào dễ dàng ở London:
“Chắc chắn là giải đấu sẽ vô cùng gây cấn đối với chúng tôi và mọi đội tuyển khác hướng đến mục tiêu đó. Hoàn tòan không có chiến thắng nào dễ dàng. Và trong một cách nào đó, tôi lại thích như vậy.”
Ðội nữ Brazil đứng hạng 2 trên bảng xếp hạng thế giới, nhưng họ đến London để bảo vệ huy chương vàng, và là một ứng cử viên sáng giá.
Mỹ và Brazil được xếp chung trong bảng đấu gồm 6 đội, 4 đội còn lại là Trung Quốc, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, và Nam Triều Tiên. Bảng đấu bên kia gồm có Ý, Nga, Nhật Bản, Cộng hòa Dominica và nước chủ nhà Anh.
4 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào tứ kết. Các trận tranh huy chương sẽ diễn ra tại sân Earls Court vào ngày 11 tháng 8.