Một phúc trình mới công bố cho hay, trong những tháng tới những nền kinh tế lớn thế giới sẽ giảm tốc và duy chỉ có nền kinh tế của Brazil sẽ tiến lên.
Là một tổ chức nghiên cứu chính sách và sách lược có trụ sở ở Paris, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hôm thứ Hai nói rằng chỉ số hoạt động kinh tế chính ở 34 nước phát triển đã tụt xuống từ tháng 4 đến tháng 5.
Chỉ số đáng tin cậy này còn cho thấy sự giảm tốc đáng kể ở những nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Chỉ có mỗi kinh tế Brazil đang nhích lên phía trước.
Nhìn chung, OECD cho biết những chỉ số của tổ chức này cho thấy sự “chậm lại của hoạt động kinh tế" nơi những nền kinh tế lớn của thế giới, cũng như “sự giảm tốc rõ rệt” ở những nơi khác.
Báo cáo của OECD là dấu hiệu mới nhất cho thấy tăng trưởng kinh tế thế giới đang suy giảm.
Trong hai tuần qua, các ngân hàng trung ương của Mỹ và Anh đã tiến hành vực dậy nền kinh tế mong manh của mình bằng những biện pháp kích thích kinh tế mới.
Tuần rồi, ngân hàng trung ương của Trung Quốc và châu Âu cũng đã cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản với nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tình hình rối ren trong khối 17 nước châu Âu sử dụng đồng euro vẫn là trọng tâm hàng đầu trong nền kinh tế trì trệ ở châu lục này.
Chi phí vay mượn của Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư của khu vực đồng euro, đã lên đến mức 7% vào hôm thứ Hai. Đây là mức mà cả Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha buộc phải xin quốc tế giải cứu.
Bộ trưởng tài chính các nước châu Âu đang nhóm họp tại Brussels sẽ xem xét các điều khoản cho đề nghị của Tây Ban Nha xin 125 tỉ đô la để giải cứu những ngân hàng đang gặp khó khăn của nước này.
Các bộ trưởng dự kiến sẽ cho Madrid thêm một năm nữa, tới năm 2014 để đạt được mục tiêu về mức thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, sự kiện nền kinh tế toàn cầu chậm lại, lại có lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp trên khắp thế giới. Vì nhu cầu ít đi, giá dầu đã giảm mạnh xuống còn 85 đôla một thùng trên thị trường chứng khoán New York - hạ 25 đôla trong 3 tháng qua.
Là một tổ chức nghiên cứu chính sách và sách lược có trụ sở ở Paris, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hôm thứ Hai nói rằng chỉ số hoạt động kinh tế chính ở 34 nước phát triển đã tụt xuống từ tháng 4 đến tháng 5.
Chỉ số đáng tin cậy này còn cho thấy sự giảm tốc đáng kể ở những nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Chỉ có mỗi kinh tế Brazil đang nhích lên phía trước.
Nhìn chung, OECD cho biết những chỉ số của tổ chức này cho thấy sự “chậm lại của hoạt động kinh tế" nơi những nền kinh tế lớn của thế giới, cũng như “sự giảm tốc rõ rệt” ở những nơi khác.
Báo cáo của OECD là dấu hiệu mới nhất cho thấy tăng trưởng kinh tế thế giới đang suy giảm.
Trong hai tuần qua, các ngân hàng trung ương của Mỹ và Anh đã tiến hành vực dậy nền kinh tế mong manh của mình bằng những biện pháp kích thích kinh tế mới.
Tuần rồi, ngân hàng trung ương của Trung Quốc và châu Âu cũng đã cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản với nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tình hình rối ren trong khối 17 nước châu Âu sử dụng đồng euro vẫn là trọng tâm hàng đầu trong nền kinh tế trì trệ ở châu lục này.
Chi phí vay mượn của Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư của khu vực đồng euro, đã lên đến mức 7% vào hôm thứ Hai. Đây là mức mà cả Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha buộc phải xin quốc tế giải cứu.
Bộ trưởng tài chính các nước châu Âu đang nhóm họp tại Brussels sẽ xem xét các điều khoản cho đề nghị của Tây Ban Nha xin 125 tỉ đô la để giải cứu những ngân hàng đang gặp khó khăn của nước này.
Các bộ trưởng dự kiến sẽ cho Madrid thêm một năm nữa, tới năm 2014 để đạt được mục tiêu về mức thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, sự kiện nền kinh tế toàn cầu chậm lại, lại có lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp trên khắp thế giới. Vì nhu cầu ít đi, giá dầu đã giảm mạnh xuống còn 85 đôla một thùng trên thị trường chứng khoán New York - hạ 25 đôla trong 3 tháng qua.