Đường dẫn truy cập

Tổng thống Obama cam kết cải thiện bang giao Mỹ-Thế giới Hồi giáo


Tổng thống Barack Obama kể lại với sinh viên đại học tại Jakarta về vai trò của Indonesia trong cuộc đời ông, ngày 11/9/2010
Tổng thống Barack Obama kể lại với sinh viên đại học tại Jakarta về vai trò của Indonesia trong cuộc đời ông, ngày 11/9/2010

Trong tiếng vỗ tay vang dội, Tổng thống Barack Obama đã kể lại với sinh viên đại học tại Jakarta về vai trò của Indonesia trong cuộc đời ông. Và ông cam kết sẽ tiếp tục cố gắng cải thiện bang giao của Hoa Kỳ với các cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới. Từ thủ đô Indonesia, thông tín viên VOA Brian Padden gửi về bài tường thuật sau đây.

Trong tiếng vỗ tay vang dội, Tổng thống Barack Obama đã kể lại với sinh viên đại học tại Jakarta về vai trò của Indonesia trong cuộc đời ông. Và ông cam kết sẽ tiếp tục cố gắng cải thiện bang giao của Hoa Kỳ với các cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới. Từ thủ đô Indonesia, thông tín viên VOA Brian Padden gửi về bài tường thuật sau đây.

Tổng thống Obama bắt đầu bài phát biểu tại trường Đại học Indonesia bằng những suy tưởng về kinh nghiệm của ông thời niên thiếu khi sống trong một nước có khối người Hồi giáo chiếm đa số lớn nhất trên thế giới.

Ông Obama nói: “Tôi xin bắt đầu bằng một lời khẳng định đơn giản: Indonesia là một phần con người của tôi. Tôi đến nước này lần đầu khi thân mẫu tôi kết hôn với một người Indonesia tên là Lolo Soetoro. Lúc còn niên thiếu, tôi đến một thế giới hoàn toàn khác lạ. Nhưng dân chúng Indonesia đã mau chóng làm tôi cảm thấy như ở nhà.”

Phát biểu trước hàng ngàn sinh viên, tổng thống Hoa Kỳ ca ngợi sự chuyển biến dân chủ của Indonesia trong thập niên vừa qua và kêu gọi cải cách thêm để chống tham nhũng.

Ông Obama cũng nhân bài phát biểu quan trọng lần thứ nhì này tại một quốc gia có khối dân Hồi giáo chiếm đa số để giải thích thêm về 3 lãnh vực quan tâm chung. Đó là phát triển, dân chủ và tôn giáo.

Ông nói về cách thức nền kinh tế toàn cầu có liên quan với nhau ra sao và vai trò quan trọng hơn mà các nền kinh tế đang trỗi dậy như Indonesia đang đóng trong nhóm 20 cường quốc kinh tế. Ông cũng cam kết gia tăng hợp tác trong việc chống lại tình trạng biến đổi khí hậu và hứa sẽ tăng gấp đôi số sinh viên trao đổi giữa Hoa Kỳ và Indonesia.

Trong khi biện hộ rằng dân chủ và tiến bộ kinh tế có liên hệ với nhau, Tổng thống Obama một lần nữa lên án cuộc bầu cử mới đây tại Miến Điện, mà các nhóm đối lập cho là đầy rẫy gian lận và đe dọa cử tri.

Ông bênh vực các nỗ lực của ông nhằm cải thiện quan hệ với các cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới – qua việc cố gắng chấm dứt cuộc chiến tranh tại Iraq, và theo đuổi hòa bình giữa người Israel và người Palestine. Nhưng ông thừa nhận còn nhiều việc phải làm và phải đánh bại chủ nghĩa cực đoan bạo động.

Tổng thống Obama nói: Tôi đã xác định rõ ràng rằng nước Mỹ không phải và sẽ không bao giờ gây chiến với đạo Hồi. Thay vì thế, tất cả chúng ta phải đánh bại al Qaida và những thành phần thuộc hạ, những kẻ không có quyền lãnh đạo bất kỳ tôn giáo nào – và chắc chắn không thể lãnh đạo một tôn giáo vĩ đại và toàn cầu như đạo Hồi.”

Trước đó trong ngày, tổng thống và đệ nhất phu nhân Michelle đã đi tham quan đền thờ Istaqlal ở Jakarat, nằm ngay trước một nhà thờ cơ đốc giáo. Ông Obama nói Hoa Kỳ và Indonesia liên kết với nhau qua các truyền thống lâu đời về lòng bao dung.

Tổng thống Obama cho biết: “Đó là một nội dung đã được ghi trong quốc huy của chúng tôi. E pluribus unum tiếng latinh có nghĩa là “muôn người như một.” Bhinneka tunggal ika – tiếng Indonesia có nghĩa là đoàn kết trong sự đa dạng. Chúng ta là hai quốc gia, đã đi theo những con đường khác nhau. Tuy nhiên, đất nước chúng ta cho thấy hàng trăm triệu người theo các tôn giáo khác nhau vẫn có thể đoàn kết trong tự do dưới một lá cờ.”

Chuyến thăm Indonesia của Tổng thống Obama đã bị rút ngắn vì những đám mây tro xuất phát từ ngọn núi lửa Merapi ở trung bộ Java. Ông Obama sẽ đi tiếp qua Seoul để dự hội nghị thượng đỉnh kinh tế G-20

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG