Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đưa hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Nam Triều Tiên ngồi lại với nhau để bàn về việc hợp tác nhằm kiềm chế Bắc Triều Tiên và chương trình vũ khí hạt nhân của họ. Cuộc họp diễn ra trong lúc quan hệ giữa Tokyo với Seoul bị căng thẳng vì nhiều vấn đề lịch sử chưa giải quyết xong. Theo tường thuật của thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA, tại cuộc họp ở La Haye ba nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hợp tác để ứng phó với Bắc Triều Tiên.
Cuộc họp diễn ra hôm thứ ba tại La Haye, sau hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân kéo dài 2 ngày. Tổng thống Obama đã tán dương Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã vượt qua những mối bất đồng để thảo luận về một mối đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình khu vực. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hợp tác về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
"Trong 5 năm qua, sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nước chúng ta đã thành công trong việc thay đổi cuộc chơi với Bắc Triều Tiên; sự hợp tác 3 bên của chúng ta đã đánh đi một tín hiệu mạnh mẽ cho Bình Nhưỡng là những lời đe dọa và những hành vi gây hấn của họ sẽ gặp phải một đáp trả có tính chất đồng nhất."
Ông Obama cho biết ba nhà lãnh đạo đã thảo luận về những biện pháp nhằm tăng cường sự hợp tác quân sự và ngoại giao, kể cả những cuộc thao dượt quân sự và thiết lập hệ thống phòng thủ phi đạn để đề phòng Bình Nhưỡng. Ông nói rằng những cuộc thảo luận chi tiết hơn sẽ diễn ra vào tháng tới, khi ông đến thăm Seoul và Tokyo.
Vị nữ tổng thống của Nam Triều Tiên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc có phản ứng đồng nhất đối với Bắc Triều Tiên, nhưng bà cũng kêu gọi miền Bắc lựa chọn con đường hòa bình. Bà Park đã phát biểu như sau qua lời một thông dịch viên.
"Nếu Bắc Triều Tiên theo đuổi con đường phi hạt hóa một các thành thật thì sẽ có một cách để giải quyết những sự khó khăn mà người dân ở Bắc Triều Tiên đang phải đối mặt. Hoa Kỳ đã làm việc cật lực để những cuộc họp mặt này có thể diễn ra. Tôi thật tâm hy vọng là cuộc họp này sẽ mang lại cho chúng tôi một cơ hội để tái khẳng định sự phối hợp ba bên và tăng cường sự hợp tác trên mặt trận hạt nhân."
Thủ tướng Abe tán đồng nhận định đó.
"Có một điều cực kỳ quan trọng là chúng tôi có thể xác nhận sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên về vấn đề Bắc Triều Tiên. Ba nước chúng tôi muốn hợp tác để Bắc Triều Tiên có thể theo đuổi một lập trường tích cực về vấn đề hạt nhân và phi đạn."
Nhật Bản và Nam Triều Tiên có nhiều vấn đề chưa giải quyết xong, trong đó có việc Nhật Bản không chịu tạ lỗi một lẫn nữa cho những tội ác đã phạm trong thời kỳ đô hộ bán đảo Triều Tiên.
Tại một cuộc hội thảo hồi đầu tháng này ở Washington, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Richard Armitage nói rằng những vết thương lịch sử đó phải mất một thời gian rất lâu để chữa lành và Nhật Bản nên tiếp tục xin lỗi cho tới khi nào điều đó không còn cần thiết nữa.
"Nếu vấn đề lịch sử này không được giải quyết, những tiếng ồn ào xung quanh các vấn đề này sẽ trở nên rất lớn và nó làm cho mọi người không thể nghe được câu chuyện thật sự của nước Nhật, đặc biệt là câu chuyện của 70 năm qua. Đây là nước có thành tích về sự hào hiệp vô song và đạt được những thành tựu lớn trong lãnh vực nhân quyền và tự do."
Bắc Triều Tiên cũng nằm trong nghị trình thảo luận của một cuộc họp giữa Tổng thống Obama với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hộïi nghị thượng đỉnh hạt nhân.
Cuộc họp diễn ra hôm thứ ba tại La Haye, sau hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân kéo dài 2 ngày. Tổng thống Obama đã tán dương Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã vượt qua những mối bất đồng để thảo luận về một mối đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình khu vực. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hợp tác về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
"Trong 5 năm qua, sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nước chúng ta đã thành công trong việc thay đổi cuộc chơi với Bắc Triều Tiên; sự hợp tác 3 bên của chúng ta đã đánh đi một tín hiệu mạnh mẽ cho Bình Nhưỡng là những lời đe dọa và những hành vi gây hấn của họ sẽ gặp phải một đáp trả có tính chất đồng nhất."
Ông Obama cho biết ba nhà lãnh đạo đã thảo luận về những biện pháp nhằm tăng cường sự hợp tác quân sự và ngoại giao, kể cả những cuộc thao dượt quân sự và thiết lập hệ thống phòng thủ phi đạn để đề phòng Bình Nhưỡng. Ông nói rằng những cuộc thảo luận chi tiết hơn sẽ diễn ra vào tháng tới, khi ông đến thăm Seoul và Tokyo.
Vị nữ tổng thống của Nam Triều Tiên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc có phản ứng đồng nhất đối với Bắc Triều Tiên, nhưng bà cũng kêu gọi miền Bắc lựa chọn con đường hòa bình. Bà Park đã phát biểu như sau qua lời một thông dịch viên.
"Nếu Bắc Triều Tiên theo đuổi con đường phi hạt hóa một các thành thật thì sẽ có một cách để giải quyết những sự khó khăn mà người dân ở Bắc Triều Tiên đang phải đối mặt. Hoa Kỳ đã làm việc cật lực để những cuộc họp mặt này có thể diễn ra. Tôi thật tâm hy vọng là cuộc họp này sẽ mang lại cho chúng tôi một cơ hội để tái khẳng định sự phối hợp ba bên và tăng cường sự hợp tác trên mặt trận hạt nhân."
Thủ tướng Abe tán đồng nhận định đó.
"Có một điều cực kỳ quan trọng là chúng tôi có thể xác nhận sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên về vấn đề Bắc Triều Tiên. Ba nước chúng tôi muốn hợp tác để Bắc Triều Tiên có thể theo đuổi một lập trường tích cực về vấn đề hạt nhân và phi đạn."
Nhật Bản và Nam Triều Tiên có nhiều vấn đề chưa giải quyết xong, trong đó có việc Nhật Bản không chịu tạ lỗi một lẫn nữa cho những tội ác đã phạm trong thời kỳ đô hộ bán đảo Triều Tiên.
Tại một cuộc hội thảo hồi đầu tháng này ở Washington, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Richard Armitage nói rằng những vết thương lịch sử đó phải mất một thời gian rất lâu để chữa lành và Nhật Bản nên tiếp tục xin lỗi cho tới khi nào điều đó không còn cần thiết nữa.
"Nếu vấn đề lịch sử này không được giải quyết, những tiếng ồn ào xung quanh các vấn đề này sẽ trở nên rất lớn và nó làm cho mọi người không thể nghe được câu chuyện thật sự của nước Nhật, đặc biệt là câu chuyện của 70 năm qua. Đây là nước có thành tích về sự hào hiệp vô song và đạt được những thành tựu lớn trong lãnh vực nhân quyền và tự do."
Bắc Triều Tiên cũng nằm trong nghị trình thảo luận của một cuộc họp giữa Tổng thống Obama với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hộïi nghị thượng đỉnh hạt nhân.