Chuyến công du nước Mỹ của Tổng thống Rousseff diễn ra chưa đầy 1 năm sau khi Tổng thống Obama đến Brazil trong khuôn khổ chuyến công du đến nhiều nước châu Mỹ La Tinh.
Với nền kinh tế lớn hàng thứ 6 trên thế giới, Brazil có trữ lượng dầu hỏa to lớn và giai cấp trung lưu ngày càng đông. Nước này ngày càng khẳng định một vai trò lãnh đạo rõ rệt trong các vấn đề toàn cầu, như trong tổ chức gồm 20 nền kinh tế của các nước công nghiệp hàng đầu và đang phát triển.
Trong số những đề tài được hai tổng thống đề cập đến có thương mại, đầu tư vào công nghệ và sáng tạo, năng lượng thay thế và các sáng kiến giáo dục chung, gồm học bổng cho sinh viên Brazil sang học ở các đại học Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama nêu lên tiến bộ xã hội của Brazil và tiếng nói mạnh hơn của nước này trong các vấn đề thế giới.
Ông nói: ”Chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ, bước đi trên con đường phát triển vượt bực, đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, và trở thành không những là tiếng nói hàng đầu của khu vực mà còn là một trong những tiếng nói hàng đầu của thế giới nữa.”
Ông Obama gọi Brazil là một nước lãnh đạo về năng lượng sinh học, và nói Hoa Kỳ là một “khách hàng có tiềm năng lớn” của trữ lượng to lớn về dầu hỏa và khí đốt của Brazil.
Tổng thống Rousseff gọi lãnh vực dầu hỏa và khí đốt là cơ hội to lớn cho sự hợp tác giữa hai nước.
Tổng thống Rousseff cho biết hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về tình hình tài chính toàn cầu, kể cả những biện pháp tại châu Âu nhắm bình ổn cuộc khủng hoảng nợ ở đó. Bà nói:
”Trong cuộc hội kiến, chúng tôi cũng đề cập đến mối lo ngại của chúng tôi liên quan đến cuộc khủng hoảng quốc tế, đã đưa đến tình hình bất ổn, tăng trưởng thấp và nạn thất nghiệp ở nhiều khu vực trên thế giới.“
Bà Rousseff cho biết bà đã nêu lên mối quan ngại với ông Obama về các chính sách tiền tệ mở rộng mà bà cho là có thể dẫn tới tình trạng sụt giá tiền tệ trong các quốc gia đã phát triển và làm suy yếu mức tăng trưởng tại các quốc gia đang trỗi dậy.
Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc Jay Carney chưa thể phát biểu gì ngay vào lúc này với các ký giả về đáp ứng của tổng thống Obama trong vấn đề này như thế nào.
Một thông cáo chung Hoa Kỳ – Brazil cho biết hàng xuất khẩu của Mỹ sang Brazil lên tới 63 tỉ trong năm 2011. Bà Meredith Broadbent, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết gia tăng mậu dịch giữa Mỹ và Brazil là một phần của xu hướng tại bán cầu này. Bà nói:
“Tất nhiên, mậu dịch thuộc khu vực tư, và chỉ tính đến thành phần dân số của khu vực không thôi giữa những nước lớn và Hoa Kỳ, đang gia tăng rất nhanh chóng. Quí vị thấy mức xuất khẩu qua Brazil tăng 25% một năm.”
Brazil và Hoa Kỳ từng có những mối bất đồng trong các cuộc thương thảo liên quan đến mậu dịch thế giới và về các vấn đề tiếp cận thị trường cũng như mức thuế quan. Một hiệp định về mậu dịch tự do vẫn còn bế tắc.
Cả hai nhà lãnh đạo đều không đặc biệt đề cập đến các vấn đề hạt nhân Iran hoặc sự trừng phạt của thế giới đối với nước này.
Một thông cáo chung chỉ nói họ nhấn mạnh “đến quyết tâm hỗ trợ các nỗ lực quốc tế tiến tới việc cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh hạt nhân và giải trừ vũ khí.”
Chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng thống Rousseff diễn ra chỉ ít ngày trước khi Tổng thống Obma và Bà gặp nhau một lần nữa tại Hội nghị Thượng đỉnh lần 6 của các nước châu Mỹ, hội nghị sẽ qui tụ 33 lãnh đạo các nước thuộc bán cầu châu Mỹ tại Cartagena, Colombia. Cuba sẽ không tham dự.
Nhà lãnh đạo Brazil gọi vấn đề buôn bán ma túy và bạo hành là một phần rất quan trọng của nghị trình sẽ được bàn thảo tại hội nghị thượng đỉnh lần này.
Tổng thống Obama nói có “tiến bộ lớn lao” trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Brazil , mặc dù còn có nhiều việc cần phải làm. Ông đã phát biểu như vậy sau cuộc hội kiến tại phòng Bầu dục trong tòa Bạch Ốc với Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff, để thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại song phương cùng với các vấn đề khác của thế giới, kể cả kinh tế toàn cầu.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1