Đường dẫn truy cập

Các nhà hoạt động chỉ trích Hội nghị hạt nhân Seoul


Người biểu tình ôm cá chết để làm nổi bật ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ của các đại dương trong cuộc biểu tình chống Hội nghị thượng đỉnh an toàn hạt nhân ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 25/3/2012
Người biểu tình ôm cá chết để làm nổi bật ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ của các đại dương trong cuộc biểu tình chống Hội nghị thượng đỉnh an toàn hạt nhân ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 25/3/2012

Tổng thống Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ cam kết phát triển các công nghệ mới để sản xuất năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình. Ông đưa ra các nhận định này hôm nay vào lúc khởi đầu một hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân ở Seoul, Nam Triều Tiên. Nhưng một năm sau thảm họa tại khu lò phản ứng ở nhà máy Fushima của Nhật Bản, những lo ngại về sự an toàn của năng lượng hạt nhân vẫn còn kéo dài. Thông tín viên VOA Jason Strother đã nói chuyện với một số nhà hoạt động cho rằng không có hình thức năng lượng hạt nhân nào là an toàn, và thuật lại chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Phát biểu tại một trường đại học Nam Triều Tiên, Tổng thống Obama nói các công dụng hòa bình của năng lượng hạt nhân đem lại nhiều lợi ích. Ông nêu ra các tiến bộ về y học và khoa học và nói rằng năng lượng hạt nhân là một phương tiện sản xuất năng lượng tương đối sạch sẽ và rẻ tiền. Các quan điểm của ông được sự hưởng ứng của các nhà lãnh đạo khác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về An toàn Hạt nhân Toàn cầu trong tuần này, kể cả Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak.

Nam Triều Tiên đang nổi lên như một nước xuất khẩu năng lượng hạt nhân và đang xây dựng các lò phản ứng tại các Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống nhất. Nhưng một số nhà hoạt động cho rằng hội nghị thượng đỉnh không đẩy mạnh được sự an toàn chút nào. Thay vì thế họ cho rằng mục tiêu của cuộc họp là để làm tiền thêm cho công nghiệp hạt nhân.

Bà Park Jung-eun thuộc Nhân dân Đoàn kết cho Dân chủ Đại chúng, một tổ chức dân sự có cơ sở ở Seoul đang phản đối diễn đàn quốc tế này.

Bà Park nói năm ngoái đã chứng kiến sự tàn phá của nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Bà cho rằng chất liệu hạt nhân rất nguy hiểm cho tất cả mọi người trên khắp thế giới.

Theo bà Park, tất cả các quốc gia phải đầu tư thêm tiền bạc vào các nguồn năng lượng có thể tái tạo và ngưng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.

Tổ chức của bà Park được sự hưởng ứng của nhà hoạt động quốc tế đã đến Seoul để dự biểu tình.

Nhà hoạt động người Đức Andreas Speck nói người biểu tình có khả năng đòi thực hiện các thay đổi trong chính sách năng lượng của chính phủ họ. Ông nêu ra sự kiện Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phải khuất phục trước áp lực của các cuộc biểu tình ồ ạt chống hạt nhân ngay sau khi xảy ra thảm họa ở Fukushima.

Ông Speck nói rằng bà Angela Merkel đã gia hạn tuổi thọ của các nhà máy phát điện của Đức trước khi xảy ra vụ Fukushima và sau đó bà đã buộc phải đảo ngược quyết định, vì sức mạnh của công chúng. Ông cho rằng điều đó chứng tỏ rằng dân chúng, tổ chức và động viên mang lại rất nhiều quyền lực.

Tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Đức dự trù sẽ đóng cửa trước năm 2022.

Hội nghị thượng đĩnh về an toàn hạt nhân sẽ kết thúc vào ngày mai.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG