Đường dẫn truy cập

Nông dân Hoa Kỳ hoan nghênh bang giao với Cuba


Mặc dù vẫn còn là con đường dài cho những cánh đồng ngô và đậu nành của Illinois tới Cuba, nhưng nông dân Wendell Shauman rất hoan nghênh việc bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao.
Mặc dù vẫn còn là con đường dài cho những cánh đồng ngô và đậu nành của Illinois tới Cuba, nhưng nông dân Wendell Shauman rất hoan nghênh việc bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao.

Vào lúc Hoa Kỳ và Cuba mở cửa các đại sứ quán và bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau gần 5 thập niên, động thái này được coi như một bước quan trọng trong việc cải thiên toàn bộ bang giao giữa hai lân quốc từng công khai thù nghịch nhau ở Tây bán cầu.

Đối với những người trông đợi cải thiện quan hệ kinh doanh và mậu dịch, mục tiếu tối hậu là chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ.

Mặc dù vẫn còn là con đường dài cho những cánh đồng ngô và đậu nành của Illinois tới Cuba, nhưng nông dân Wendell Shauman rất hoan nghênh việc bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao.

Hy vọng lớn nhất của ông là lệnh cấm vận kinh tế được dỡ bỏ sớm: “Điều đó chắc chắn là tốt cho nông nghiệp. Thị trường của chúng tôi đang chờ . Gần. Chi phí vận chuyển thấp. Chúng tôi có những sản phẩm mà họ cần”.

Các sản phẩm mà ông Shauman cho biết Cuba cũng đang tìm kiếm từ các nhà cung cấp khác, những người có thể mở rộng tín dụng cho khách hàng, đó là lý do tại sao thời gian là điều cốt yếu.

Ông nói tiếp: “Có sự gia tăng cạnh tranh, đặc biệt từ Nam Mỹ, đồng thời từ Ukraine và đôi khi từ Ấn Độ. Có rất nhiều cạnh tranh và một thị trường mà nó ở gần ngay bên bạn thì bạn chắc chắn muốn nắm lấy”.

Rất nhiều ngô và đậu nành của ông Shauman đã đến được song Mississippi, nơi các sản phẩm của ông được chuyển lên các sà lan và cuối cùng là đến Cảng New Orleans, bang Louisiana của Mỹ.

Ông nói: “Một khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, chúng tôi ước tính là sẽ có sự gia tăng mọi mặt từ 10 – 15% trên toàn bộ khối lượng, toàn bộ việc kinh doanh nếu điều đó xảy ra. Đó là một số lượng đáng kể kể từ khi chúng tôi trở thành một trong 5, 6 cảng ở Hoa Kỳ”.

Đó không chỉ là xuất khẩu từ Hoa Kỳ sẽ gia tăng, nhưng nhập khẩu từ Cuba cũng sẽ như vậy.

Ông Gary Lagrange, Chủ tịch đồng Giám đốc điều hành Cảng New Orleans nói: “Trước lệnh cấm vận, đối tác thương mại lớn nhất của Cuba là cảng New Orleans. Lúc đó có rất nhiều đường, cà phên, rất nhiều các sản phẩm được trồng chắc chắn là ở Cuba. Chúng tôi trông chờ quay trở lại thời đó”.

Ông Roger Noriega, một giới chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao của chính quyền Tổng thống Bush, nằm trong số những người phản đối việc kết thúc cấm vận đối với Cuba chừng nào nước này vẫn còn là quốc gia cộng sản.

Ông nói: “Giao thương với một chế độ tráo trở, dùng những gì mà họ hưởng lợi từ thương mại để đàn áp người dân. Tôi không cho đó là điều mà những người có lương tâm muốn làm”.

Nhưng với ông Wendell Shauman, những hận thù của Chiến tranh Lạnh đã là điều trong quá khứ.

Ông nói: “Đối với chúng tôi, chúng tôi nhìn vào đó là một thị trường. Có một sự thông cảm cho những người đã chạy khỏi đó 50 năm trước, nhưng điều đó xảy ra trên khắp thế giới và chúng tôi sẽ không làm gì liên quan đến chuyện đó ở giữa miền tây Illinois”.

Dỡ bỏ cấm vận, các chuyên gia nông nghiệp dự báo xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Cuba có thể tăng gấp 3 vào năm 2020, tạo ra hàng ngàn công việc ở Mỹ và một thị trường rộng mở cho nông dân Hoa Kỳ.

TT Obama sẽ rút tên Cuba khỏi danh sách hỗ trợ khủng bố
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:47 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG