Cộng đồng quốc tế gần như đã xóa bỏ được căn bệnh bại liệt trên thế giới hồi đầu năm nay. Nhưng hồi tháng Năm, nỗ lực xóa bỏ căn bệnh này đã vấp phải trở ngại lớn. Virus này đã lại tái xuất ở vùng Sừng Châu Phi, mà thoạt tiên là ở Somalia. Thông tín viên đài VOA Mary Alice Salinas tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra và những việc đang được xúc tiến để xóa bỏ hoàn toàn bệnh bại liệt.
Khu vực Banadir ở Somalia, trong đó gồm cả trại tị nạn Mogadishu, được cho là ‘ổ’ bùng phát căn bệnh bại liệt ở vùng Sừng Châu Phi.
Hồi tháng Sáu, cậu bé 3 tuổi Mohamed Naasir đổ bệnh. Mẹ cậu, Khadija Abdullahi Adam, cho biết ngay sau đó một chân của bé bị khuyết tật vĩnh viễn.
“Con trai tôi vẫn khỏe, nhưng bắt đầu bị sốt cao kéo dài trong gần bốn ngày. Tôi đã cho cháu uống thuốc , nhưng bệnh tình không đỡ. Sáng hôm nay, cháu nói với tôi rằng, ‘Mẹ ơi, con không thể đứng lên được’.
Virus này đã lây lan với tốc độ nhanh, dẫn tới các chiến dịch tiêm chủng lớn.
Trước đó vào năm 2013 , bệnh bại liệt đã được khống chế tại ba nước được gọi là ‘các quốc gia dịch bệnh’ là Nigeria, Afghanistan và Pakistan – những nơi mà virus này chưa bao giờ bị dập tắt. Có tổng cộng dưới 100 trường hợp bị bệnh tại cả ba quốc gia này.
Kể từ khi virus xuất hiện tại vùng Sừng Châu Phi, chỉ riêng tại Somalia đã có ít nhất 160 ca bại liệt và virus này đã lan sang Kenya và Ethiopia.
Các nhà phân tích gene cho rằng virus lan rộng ở vùng Sừng Châu Phi khá giống với chủng phát hiện ở Nigeria.
Các đối tác hiện tìm cách xóa bỏ bệnh bại liệt như Tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF và Rotary International nói rằng virus có thể lây lan dễ dàng hơn ở Somalia vì nước này có một số lượng lớn nhất các trẻ em chưa được chủng ngừa. Một lý do chủ yếu là vì xung đột đã khiến các nhóm tiêm chủng không thể tiếp cận được với các em. Nhưng theo bác sỹ John Sever của tổ chức Rotary International, còn có các vấn đề khác nữa.
“Các vấn đề như xa xôi hẻo lánh, các vấn đề mất lòng tin, các vấn đề liên lạc, các vấn đề xác định nơi ở của những người đó và họ di chuyển từ vùng này sang vùng khác”.
Nhiều gia đình nghi ngờ người ngoài, đặc biệt là từ phương Tây.
Vì thế, đối với các nhóm tiêm chủng, điều quan trọng là họ phải phối hợp với chính quyền cũng như các thủ lĩnh tôn giáo địa phương như học giả Hồi giáo người Somalia Sheikh Abdulkadir Homhamed Soomow.
“Chúng tôi kêu gọi người dân Somalai đi tiêm chủng. Các bác sỹ nói với chúng tôi rằng bệnh bại liệt có thể gây tử vung và nguy hiểm đối với cả người lớn và trẻ em”.
Gần đây, các đối tác trên toàn cầu cam kết 5,5 tỷ đôla trong kế hoạch 5 năm nhằm xóa bỏ hoàn toàn bệnh bại liệt. Kế hoạch hiện đang được triển khai bao gồm việc phủ kín các điểm nóng bệnh bại liệt với các nhóm tiêm chủng để khống chế và tiêu diệt căn bệnh này. Bác sỹ John Sever nói:
“Chúng tôi đang tiến gần hơn tới việc xóa bỏ bệnh bại liệt. Đó là một điều đáng khích lệ”.
Ông nói rằng các đối tác trên toàn cầu biết phải làm gì và hy vọng sẽ xóa bỏ bệnh bại liệt trên thế giới vào năm 2015.
Khu vực Banadir ở Somalia, trong đó gồm cả trại tị nạn Mogadishu, được cho là ‘ổ’ bùng phát căn bệnh bại liệt ở vùng Sừng Châu Phi.
Hồi tháng Sáu, cậu bé 3 tuổi Mohamed Naasir đổ bệnh. Mẹ cậu, Khadija Abdullahi Adam, cho biết ngay sau đó một chân của bé bị khuyết tật vĩnh viễn.
“Con trai tôi vẫn khỏe, nhưng bắt đầu bị sốt cao kéo dài trong gần bốn ngày. Tôi đã cho cháu uống thuốc , nhưng bệnh tình không đỡ. Sáng hôm nay, cháu nói với tôi rằng, ‘Mẹ ơi, con không thể đứng lên được’.
Virus này đã lây lan với tốc độ nhanh, dẫn tới các chiến dịch tiêm chủng lớn.
Trước đó vào năm 2013 , bệnh bại liệt đã được khống chế tại ba nước được gọi là ‘các quốc gia dịch bệnh’ là Nigeria, Afghanistan và Pakistan – những nơi mà virus này chưa bao giờ bị dập tắt. Có tổng cộng dưới 100 trường hợp bị bệnh tại cả ba quốc gia này.
Kể từ khi virus xuất hiện tại vùng Sừng Châu Phi, chỉ riêng tại Somalia đã có ít nhất 160 ca bại liệt và virus này đã lan sang Kenya và Ethiopia.
Các nhà phân tích gene cho rằng virus lan rộng ở vùng Sừng Châu Phi khá giống với chủng phát hiện ở Nigeria.
Các đối tác hiện tìm cách xóa bỏ bệnh bại liệt như Tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF và Rotary International nói rằng virus có thể lây lan dễ dàng hơn ở Somalia vì nước này có một số lượng lớn nhất các trẻ em chưa được chủng ngừa. Một lý do chủ yếu là vì xung đột đã khiến các nhóm tiêm chủng không thể tiếp cận được với các em. Nhưng theo bác sỹ John Sever của tổ chức Rotary International, còn có các vấn đề khác nữa.
“Các vấn đề như xa xôi hẻo lánh, các vấn đề mất lòng tin, các vấn đề liên lạc, các vấn đề xác định nơi ở của những người đó và họ di chuyển từ vùng này sang vùng khác”.
Nhiều gia đình nghi ngờ người ngoài, đặc biệt là từ phương Tây.
Vì thế, đối với các nhóm tiêm chủng, điều quan trọng là họ phải phối hợp với chính quyền cũng như các thủ lĩnh tôn giáo địa phương như học giả Hồi giáo người Somalia Sheikh Abdulkadir Homhamed Soomow.
“Chúng tôi kêu gọi người dân Somalai đi tiêm chủng. Các bác sỹ nói với chúng tôi rằng bệnh bại liệt có thể gây tử vung và nguy hiểm đối với cả người lớn và trẻ em”.
Gần đây, các đối tác trên toàn cầu cam kết 5,5 tỷ đôla trong kế hoạch 5 năm nhằm xóa bỏ hoàn toàn bệnh bại liệt. Kế hoạch hiện đang được triển khai bao gồm việc phủ kín các điểm nóng bệnh bại liệt với các nhóm tiêm chủng để khống chế và tiêu diệt căn bệnh này. Bác sỹ John Sever nói:
“Chúng tôi đang tiến gần hơn tới việc xóa bỏ bệnh bại liệt. Đó là một điều đáng khích lệ”.
Ông nói rằng các đối tác trên toàn cầu biết phải làm gì và hy vọng sẽ xóa bỏ bệnh bại liệt trên thế giới vào năm 2015.