NEW DEHLI —
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết một vụ nổ lớn trên chiếc tàu ngầm chạy bằng dầu cặn, đậu tại một hải cảng ở Mumbai, đã gây tử vong cho một số binh sĩ trong số 18 binh sĩ hải quân trên tàu. Vụ việc rõ ràng là một tai nạn này xảy ra trong lúc hải quân Ấn Độ hiện đại hóa các hạm đội và vừa hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên được chế tạo trong nước. Từ New Dehli, thông tín viên Anjana Pasricha của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Toán người nhái của hải quân đã tìm cách cứu các binh sĩ bị mắc kẹt trên tàu, sau khi một vụ nổ lớn xảy ra hồi sáng sớm thứ tư tại một bến cảng của hải quân ở Mumbai. Các giới chức cho biết toán người nhái đã không thể tới gần chiếc tàu bị chìm phân nửa dưới mặt nước trong nhiều giờ đồng hồ vì sức nóng quá cao.
Có tin cho hay một số binh sĩ trên tàu đã thoát ra được sau vụ nổ, nhưng có một số binh sĩ chưa rõ là bao nhiêu vẫn còn bị mắc kẹt ở bên trong.
Khi công tác cứu hộ không mang lại tin tức gì trong nhiều giờ đồng hồ, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Athony gọi tai nạn này là một bi kịch và tỏ ý cho thấy đã có thương vong.
"Tôi cũng cảm thấy đau buồn cho những nhân viên hải quân đã hy sinh tính mạng để phục vụ đất nước."
Những người mục kích sự việc ở Mumbai nói rằng một quả cầu lửa lớn làm sáng rực bầu trời bến cảng. Hơn 10 chiếc xe chữa lửa đã được điều tới để dập tắt đám cháy.
Tàu ngầm INS Sindhurakshak do Nga chế tạo và được trang bị những hệ thống vũ khí điện tử tiên tiến, là một trong các tàu ngầm hiện đại nhất của Ấn Độ. Tàu này bắt đầu được hải quân Ấn Độ sử dụng hồi đầu năm nay sau khi được nâng cấp ở Nga trong hai năm rưỡi với phí tổn lên tới 80 triệu đô la.
Trước đó, vào năm 2010, chiếc tàu đã xảy ra một tai nạn: một binh sĩ hải quân thiệt mạng vì một vụ rò rỉ khí hydro.
Các nhà phân tích cho biết chiếc INS Sindhurakshak có gắn ngư lôi và phi đạn. Họ nói rằng không có nhiều cơ hội để tàu này có thể được sửa chữa để sử dụng lại và có phần chắc là vụ việc này là một tai nạn, chứ không phải là một vụ phá hoại.
Ông Rahul Bedi, một chuyên gia của Tuần san Quốc phòng Jane’s, cho biết vụ này xảy ra trong lúc đội tàu ngầm của Ấn Độ trở nên cũ kỹ và bị xuống cấp. Ông nói thêm như sau.
"Họ có tổng cộng 14 chiếc tàu ngầm, trong đó có 12 chiếc đang hoạt động. 8 chiếc do Nga chế tạo và 4 chiếc do Đức chế tạo và một vài chiếc trong số đó sẽ được cho về hưu vào năm tới. Vì thế cho nên việc mất đi một chiếc tàu ngầm vừa được tân trang và nâng cấp là một sự tổn thất lớn đối với hải quân Ấn Độ."
Tai nạn này xảy ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ ăn mừng những thành tựu lớn trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân. Hôm thứ hai vừa qua, một chiếc hàng không mẫu hạm do Ấn Độ thiết kế và chế tạo đã được hạ thủy, đánh dấu một bước tiến lớn về năng lực kỹ thuật nhằm thỏa mãn các nhu cầu quốc phòng. Trước đó, một lò phản ứng trên chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do Ấn Độ chế tạo đã bắt đầu hoạt động.
Ấn Độ muốn xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh để ứng phó với việc Trung Quốc tìm cách gia tăng ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ dương.
Toán người nhái của hải quân đã tìm cách cứu các binh sĩ bị mắc kẹt trên tàu, sau khi một vụ nổ lớn xảy ra hồi sáng sớm thứ tư tại một bến cảng của hải quân ở Mumbai. Các giới chức cho biết toán người nhái đã không thể tới gần chiếc tàu bị chìm phân nửa dưới mặt nước trong nhiều giờ đồng hồ vì sức nóng quá cao.
Có tin cho hay một số binh sĩ trên tàu đã thoát ra được sau vụ nổ, nhưng có một số binh sĩ chưa rõ là bao nhiêu vẫn còn bị mắc kẹt ở bên trong.
Khi công tác cứu hộ không mang lại tin tức gì trong nhiều giờ đồng hồ, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Athony gọi tai nạn này là một bi kịch và tỏ ý cho thấy đã có thương vong.
"Tôi cũng cảm thấy đau buồn cho những nhân viên hải quân đã hy sinh tính mạng để phục vụ đất nước."
Những người mục kích sự việc ở Mumbai nói rằng một quả cầu lửa lớn làm sáng rực bầu trời bến cảng. Hơn 10 chiếc xe chữa lửa đã được điều tới để dập tắt đám cháy.
Tàu ngầm INS Sindhurakshak do Nga chế tạo và được trang bị những hệ thống vũ khí điện tử tiên tiến, là một trong các tàu ngầm hiện đại nhất của Ấn Độ. Tàu này bắt đầu được hải quân Ấn Độ sử dụng hồi đầu năm nay sau khi được nâng cấp ở Nga trong hai năm rưỡi với phí tổn lên tới 80 triệu đô la.
Trước đó, vào năm 2010, chiếc tàu đã xảy ra một tai nạn: một binh sĩ hải quân thiệt mạng vì một vụ rò rỉ khí hydro.
Các nhà phân tích cho biết chiếc INS Sindhurakshak có gắn ngư lôi và phi đạn. Họ nói rằng không có nhiều cơ hội để tàu này có thể được sửa chữa để sử dụng lại và có phần chắc là vụ việc này là một tai nạn, chứ không phải là một vụ phá hoại.
Ông Rahul Bedi, một chuyên gia của Tuần san Quốc phòng Jane’s, cho biết vụ này xảy ra trong lúc đội tàu ngầm của Ấn Độ trở nên cũ kỹ và bị xuống cấp. Ông nói thêm như sau.
"Họ có tổng cộng 14 chiếc tàu ngầm, trong đó có 12 chiếc đang hoạt động. 8 chiếc do Nga chế tạo và 4 chiếc do Đức chế tạo và một vài chiếc trong số đó sẽ được cho về hưu vào năm tới. Vì thế cho nên việc mất đi một chiếc tàu ngầm vừa được tân trang và nâng cấp là một sự tổn thất lớn đối với hải quân Ấn Độ."
Tai nạn này xảy ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ ăn mừng những thành tựu lớn trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân. Hôm thứ hai vừa qua, một chiếc hàng không mẫu hạm do Ấn Độ thiết kế và chế tạo đã được hạ thủy, đánh dấu một bước tiến lớn về năng lực kỹ thuật nhằm thỏa mãn các nhu cầu quốc phòng. Trước đó, một lò phản ứng trên chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do Ấn Độ chế tạo đã bắt đầu hoạt động.
Ấn Độ muốn xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh để ứng phó với việc Trung Quốc tìm cách gia tăng ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ dương.