Thỏa thuận giữa tổ chức lao động Serikat Pekerja Nasional và ban quản lý tại nhà máy P.T. Nikomas, nằm cách Jakarta 3 giờ lái xe, cho thấy hơn 500.000 giờ phụ trội không được trả lương mà các công nhân đã phải làm để khâu những đôi giày thể thao của Nike tại nhà máy trong 2 năm vừa qua.
Ông Jim Keady, một người ủng hộ quyền lao động làm việc cho tổ chức Giáo dục Công lý, đã hợp tác với công đoàn để đâm đơn kiện hồi tháng 2 năm ngoái. Ông nói nhà máy đã dễ dàng chấp thuận giải quyết 1 triệu đôla cho 2 năm vừa qua, bởi vì tập tục buộc công nhân tại nhà máy làm việc quá giờ mà không trả lương đã kéo dài gần hai thập niên nay.
Ông Keady nói: “Hồi tháng Hai năm ngoái, tôi họp với công đoàn địa phương ở đó và họ đã chia sẽ với tôi vấn đề “jam molor” tức là giờ chậm trễ này. Cơ bản đó là giờ mà các công nhân trong các khu vực may bị buộc phải ở lại làm việc mà không được trả lương. Và họ đã cho tôi biết rằng chuyện này đã xảy ra gần như hàng ngày trong 1 tiếng đồng hồ, trong 18 năm vừa qua.”
Ông Keady nói tổ chức của ông đã tập trung vào cách đối xử của Nike với các công nhân tại Indonesia trong 14 năm qua và giúp phanh phui việc Nike sử dụng lao động trẻ em trong thập niên 1990. Kể từ khi đó, đại công ty sản xuất giày này đã tiến hành các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại các nhà máy thuộc quyền sở hữu độc lập nơi các sản phẩm của Nike được sản xuất. Mặc dầu ban quản lý tại nhà máy P.T. Nikomas lúc đầu đã bác bỏ những lời cáo buộc, Nike và công đoàn đã cử các toán điều tra xác nhận những lời khiếu nại của công đoàn.
Nike công bố một thông cáo nói rằng họ “khen ngợi nhà máy về kế hoạch hành động và các nỗ lực sửa sai trong các chính sách hiện hành nhằm bảo vệ quyền của công nhân.”
Theo ông Keady, mặc dầu các điều kiện ở các nhà máy Nike có được cải thiện trong thập niên vừa qua, lương bổng vẫn dậm chân tại chỗ ở mức 150 đôla/tháng và công ty vẫn không muốn trực tiếp giao dịch với công đoàn.
Ông Keady nói tiếp: “Về hai vấn đề then chốt, là lương bổng và để cho một tập thể ba bên điều đình các thỏa thuận mà quý vị biết Nike, nhà máy và các công đoàn đã ngồi xuống thảo luận và đưa ra một giải pháp thì chưa đạt được tiến bộ thực sự.”
Ông Keady nói tổ chức của ông tập trung vào Nike bởi vì đây là công ty giày dép hàng đầu trên thế giới và công ty này định ra các tiểu chuẩn công nghiệp về lương bổng và tập tục lao động.
Ông hy vọng các đối thủ cạnh tranh sẽ học hỏi kinh nghiệm của Nike và thay đổi mọi tập tục lao động bất công để tránh các vụ kiện cáo tương tự.
Một nhà máy ở Indonesia sản xuất giày thể thao cho công ty Nike đã đồng ý trả khoảng 1 triệu đôla tiền lương phụ trội cho 4500 công nhân, theo một thỏa thuận giữa công đoàn và ban quản lý nhà máy. Theo tường thuật từ Jakarta của thông tín viên VOA Brian Padden, tổ chức quyền lao động đề xuất vụ kiện hy vọng sẽ định ra một tiền lệ cho các nhà máy ở khắp nước.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1