Đường dẫn truy cập

Những vụ án khủng bố ở TQ gia tăng trong năm 2014


Chánh án Chu Cường của Tòa án Nhân dân Tối cao nói rằng trong năm 2014 các tòa án Trung Quốc đã xét xử 558 vụ án liên quan tới khủng bố và âm mưu chia cắt đất nước.
Chánh án Chu Cường của Tòa án Nhân dân Tối cao nói rằng trong năm 2014 các tòa án Trung Quốc đã xét xử 558 vụ án liên quan tới khủng bố và âm mưu chia cắt đất nước.

Viên thẩm phán hàng đầu của Trung Quốc cho biết con số những vụ án khủng bố và âm mưu chia cắt đất nước đã tăng với tỉ lệ hai con số trong năm 2014, với hơn 700 người bị kết án. Theo tường thuật của thông tín viên Bill Ide của đài VOA tại Bắc Kinh, con số những vụ bạo động đã tăng mạnh ở vùng Tân Cương trong năm vừa qua.

Trong bản báo cáo hàng năm cho quốc hội Trung Quốc, Chánh án Chu Cường của Tòa án Nhân dân Tối cao nói rằng trong năm 2014 các tòa án Trung Quốc đã xét xử 558 vụ án liên quan tới khủng bố và âm mưu chia cắt đất nước. Ông cho biết các vụ án khủng bố tăng khoảng 13% trong khi các vụ án âm mưu chia cắt đất nước tăng hơn 13%.

Ông Chu Cường không cho biết đa số các vụ truy tố đó diễn ra ở đâu và trong số các vụ án đó có bao nhiêu vụ là án khủng bố và bao nhiêu vụ là án âm mưu chia cắt đất nước. Nhưng trong năm vừa qua những vụ tấn công bạo động ở vùng Tân Cương đã tăng mạnh.

Tân Cương là nơi có những sự căng thẳng sắc tộc trong nhiều năm nay giữa khối thiểu số người Uighur theo đạo Hồi với khối người Hán chiếm đa số. Các nhà hoạt động nhân quyền và những tổ chức của người Uighur lưu vong nói rằng rối loạn phát xuất từ những chính sách đàn áp tôn giáo và văn hóa, nhưng chính phủ Trung Quốc cho rằng thủ phạm là sự lan tràn của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Hồi đầu tuần này, một giới chức hàng đầu của đảng Cộng Sản ở Tân Cương cảnh báo rằng một số phần tử cực đoan đã trốn ra nước ngoài để gia nhập hàng ngũ của nhóm Nhà nước Hồi giáo và hồi gần đây đã trở về Trung Quốc.

Bí thư Tân Cương Trương Xuân Hiền cảnh báo những phần tử tôn giáo cực đoan bỏ ra nước ngoài để gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã trở về Trung Quốc.
Bí thư Tân Cương Trương Xuân Hiền cảnh báo những phần tử tôn giáo cực đoan bỏ ra nước ngoài để gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã trở về Trung Quốc.

Tân Cương lâu nay vẫn dẫn đầu cả nước về con số những bản án liên quan tới tội gọi là “phương hại an ninh quốc gia”, một tên gọi chung cho những tội phạm như âm mưu chia cắt đất nước, âm mưu lật đổ chính quyền và khủng bố.

Theo Quỹ Đối Thoại, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Mỹ, cho biết mặc dù con số những vụ án phương hại an ninh quốc gia ở Tân Cương tiếp tục nằm ở mức 300 vụ, con số những vụ án hình sự đã tăng 40% lên tới hơn 29.000 vụ.

Tổ chức này nói rằng chiến dịch chống khủng bố mà Chủ tịch Tập Cận Bình phát động hồi tháng 5 năm ngoái “có phần chắc đã đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng của công tác chấp hành luật pháp.”

Trong một thông cáo phổ biến hồi đầu tuần này, Quỹ Đối Thoại cho biết sự gia tăng đáng kể của những vụ án hình sự cho thấy tuy con số các vụ án khủng bố và âm mưu chia cắt đất nước không tăng, nhưng các số liệu đó nêu bật sự kiện là giới hữu trách “đã gia tăng sự đàn áp nhắm vào người tranh đấu cho nhân quyền và những người bất đồng chính kiến ở Tân Cương.”

Quỹ Đối Thoại trích dẫn số liệu trong báo cáo hàng năm của tòa án Tân Cương cho biết số vụ án gây rối trật tự công cộng đã tăng gấp đôi, lên tới hơn 4.500 vụ. Theo Quỹ Đôí Thoại, cáo trạng này nhắm vào những hoạt động như phân phát tài liệu tôn giáo hoặc biểu tình và có thể được dùng để đàn áp những tổ chức tôn giáo của Hồi giáo, Cơ đốc giáo hoặc những tôn giáo không được chính quyền chấp thuận.

Những vụ xét xử liên quan tới những người tranh đấu cho các quyền cá nhân hoặc các quyền dân chủ đã tăng gần gấp đôi, lên tới 7.500 vụ. Quỹ Đối Thoại cho biết những vụ án như vậy có thể được áp dụng cho những người phổ biến những thông tin mà chính quyền gọi là “phương hại” tới sự hài hòa giữa các nhóm sắc tộc.

Chính phủ Trung Quốc mô tả những hoạt động của họ ở Tân Cương là nhắm vào chủ nghĩa cực đoan, chứ không đặc biệt nhắm vào người sắc tộc Uighur.
Chính phủ Trung Quốc mô tả những hoạt động của họ ở Tân Cương là nhắm vào chủ nghĩa cực đoan, chứ không đặc biệt nhắm vào người sắc tộc Uighur.

Trong năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã ra sức mô tả những hoạt động của họ ở Tân Cương là nhắm vào chủ nghĩa cực đoan, chứ không đặc biệt nhắm vào người Uighur; nhưng những nhiều người vẫn tiếp tục lo ngại về các chính sách và cách làm việc của Trung Quốc.

Hôm thứ tư, một nhà điều tra nhân quyền của Liên hiệp quốc đã chỉ trích vụ đàn áp của Trung Quốc ở Tân Cương và nêu lên sự quan tâm về điều mà ông gọi là “những tin tức gây bất bình”về nạn sách nhiễu và hăm dọa.

Phát biểu với báo chí tại Geneve, ông Heiner Bieledfeldt, báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, nói rằng những hành động của Trung Quốc ở Tân Cương là “một vấn đề lớn.”

Ông nói thêm rằng ông đã “nghe được những câu chuyện làm ông cảm thấy rất bất bình,” như việc sách nhiễu, hăm dọa – không cho học sinh theo đạo Hồi được tuân theo qui định của Hồi giáo về việc chay tịnh trong tháng Chay Ramadan.

Ông cũng cho biết văn phòng ông không thấy có tiến bộ nào đối với yêu cầu thực hiện một chuyến viếng thăm chính thức đến Trung Quốc. Lần chót Trung Quốc chấp thuận yêu cầu như vậy là vào năm 2004.

Mặc dù vậy, viên chức cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tân Cương, ông Trương Xuân Hiền, hồi đầu tuần này nói với báo chí rằng Tân Cương đang theo đuổi một đường lối cởi mở và minh bạch. Ông cũng khuyên mọi người kiên nhẫn đối với việc giới hữu trách chậm chạp trong việc tiết lộ những chi tiết của các vụ án khủng bố.

Chiến dịch chống khủng bố mà ông Tập Cận Bình phát động hồi tháng 5/2014 “có phần chắc đã đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng của công tác chấp hành luật pháp.”
Chiến dịch chống khủng bố mà ông Tập Cận Bình phát động hồi tháng 5/2014 “có phần chắc đã đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng của công tác chấp hành luật pháp.”

Các nhà báo được phép tới Tân Cương, nhưng sau khi xảy ra những vụ tấn công mà chính quyền nhanh chóng gọi là những vụ khủng bố, các nhà báo thường xuyên bị hăm dọa, bị theo dõi và đôi lúc bị giam giữ; khiến cho việc thu thập tin tức một cách độc lập về những vụ bạo động trở thành một việc hầu như không thể thực hiện được.

Bên cạnh đó còn có vấn đề là các tòa án Trung Quốc có tỉ lệ kết án gần 100%. Các giới chức cho biết họ đang cố gắng giải quyết vấn đề trong lúc nhiều người hô hào cho việc xem xét lại các vụ án trước đây và thực hiện những sự thay đổi tại một nước vẫn còn nhiều lo ngại đối với vấn đề ép cung.

Năm 2013, Tòa án Nhân dân Tối cao nói rằng các vị thẩm phán phải loại bỏ những lời thú tội có được nhờ tra khảo, nhưng vấn đề này vẫn còn tồn tại.

Trong bài nói chuyện hôm thứ Năm, Chánh án Châu Cường nêu ra một vụ án oan được đảo ngược hồi gần đây, trong đó một thanh niên 18 tuổi bị tuyên án tử hình đã được xét thấy là vô tội, nhiều năm sau khi bị hành quyết.

Ông Châu cho biết trong năm vừa qua các tòa án ở Trung Quốc đã xử lại hơn 1.300 vụ án và đã sửa chữa một số những vụ án oan, sai.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG