Đường dẫn truy cập

‘Những phản ứng phụ’ khi bang giao Việt – Mỹ được thúc đẩy tốt lên


Từ lâu, có một hiện tượng bất biến, mỗi lúc bang giao Việt – Mỹ được thúc đẩy tốt lên thì lập tức xuất hiện những lực cản. Truyền thông quốc tế nhiều lần phát hiện ra chiêu trò này và đặt câu hỏi: Ai cản trở quan hệ Việt – Mỹ?
Từ lâu, có một hiện tượng bất biến, mỗi lúc bang giao Việt – Mỹ được thúc đẩy tốt lên thì lập tức xuất hiện những lực cản. Truyền thông quốc tế nhiều lần phát hiện ra chiêu trò này và đặt câu hỏi: Ai cản trở quan hệ Việt – Mỹ?

“Các phản ứng phụ” ở đây không phải là những “side effects” trong ngành y – dược. Đây là các nghịch lý có thật đã xuất hiện tuần qua, khi chuyến công du Hà Nội của Ngoại trưởng Blinken chưa sạch bụi đường.

Phạm Bá Bình

Trong các biến cố và sự kiện diễn ra trước, trong và sau thời gian tính từ chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ, có lẽ nổi bật nhất là làn sóng đàn áp xã hội dân sự, kể cả bắt cóc người Việt tỵ nạn ở bên ngoài đem về nước. Biến sự này như muốn thách thức Mỹ, phương Tây và tất cả những ai tranh đấu cho dân chủ – nhân quyền, khiến không chỉ Washington mà nhiều nước, cũng như nhiều tổ chức quốc tế đã phải lên tiếng phản đối. Với làn sóng khủng bố trắng này, chính quyền Việt Nam đã “một công đôi việc”: Vừa thẳng tay trấn áp những tiếng nói đối lập bên trong, vừa đưa ra thông điệp cho Mỹ và phương Tây rằng, Việt Nam không chịu sức ép của vấn đề dân chủ – nhân quyền. Triết lý của CSVN ở đây là: Đừng ai ảo tưởng, càng thúc đẩy quan hệ với Mỹ, bàn tay sắt của ĐCS càng siết chặt mọi động tĩnh của các tổ chức NGO, các “think tank” dù dưới bất kỳ hình thức nào, từ bảo vệ môi trường đến phản biện xã hội. Hãy xem vụ án “bấm giờ” khi xử Nguyễn Lân Thắng là trường hợp điển hình.

Mỹ thẳng thắn nêu thẳng vấn đề

Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có thể xử vụ này một cách công khai, chờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ về nước. Nhưng không, lãnh đạo Việt Nam cho xử trước ngày Blinken đến và quyết định xử kín để thông điệp tăng hiệu ứng. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 13/4, trước khi Blinken đến một ngày, kịp thời lên án bản án, và đã kêu gọi chính phủ Việt Nam “trả tự do ngay lập tức và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Nguyễn Lân Thắng và những cá nhân khác đang bị giam giữ vì thực hiện ôn hòa và thúc đẩy nhân quyền”. Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ lập trường rất rạch ròi: “Chúng tôi cam kết với Việt Nam ở cấp cao nhất để đạt được tiến bộ trong việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, cũng như tôn trọng pháp quyền và tiếp cận công lý”. Thông điệp của Mỹ khẳng định tiếp: “Việt Nam là một đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và mối quan hệ đối tác đó chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu chính phủ Việt Nam thực hiện các bước đồng bộ để đáp ứng các nghĩa vụ và cam kết của mình theo luật pháp quốc tế và cải thiện thành tích nhân quyền của mình.

Việc dùng luật làm vũ khí để bỏ tù các nhà hoạt động môi trường cũng là một chiêu lâu nay Việt Nam công khai thách thức không chỉ dư luận Mỹ. Tổ chức Dự án 88 chuyên cổ súy cho nhân quyền ngày 21/4 vừa công bố phúc trình về việc Hà Nội sử dụng luật “làm vũ khí” kết án những nhà hoạt động môi trường. Phúc trình dài 88 trang có tên “Weaponizing the law to prosecute the Vietnam Four” (tạm dịch “Vũ khí hóa luật để truy tố bốn người”). Đó là bốn nhà hoạt động về tình trạng biến đổi khí hậu được xem như “hàng đầu” tại Việt Nam: luật gia Đặng Đình Bách, nhà hoạt động Ngụy Thị Khanh, nhà báo Mai Phan Lợi và ông Bạch Hùng Dương. Bốn người này hoạt động nhằm thúc giục chính phủ Việt Nam thực thi cam kết đối với chính sách phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống mức zero vào năm 2050. Dự án 88 lặp lại kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay cho bốn nhà hoạt động bị giam cầm một cách tùy tiện; đồng thời nhóm các nước G7 cần đặt điều kiện, chỉ tài trợ cho chuyển đổi năng lượng của Hà Nội khi không còn bắt giữ thêm nhà hoạt động nào nữa.

Một biến sự mới đây gây chấn động công dân mạng và toàn xã hội, đó là việc Công an Việt Nam ngang nhiên sang tận Thái Lan bắt blogger Đường Văn Thái (hay Thái Văn Đường) đưa về nước xử lý. Đây là một ví dụ nữa về cái gọi là “pháp chế XHCN”, về “cam kết thăng tiến nhân quyền, tuân thủ luật pháp quốc tế” mà Việt Nam tuyên bố chỉ là những lời rỗng tuyếch. Trò Công an thông tin về việc “vừa bắt được người đàn ông tên Đường Văn Thái xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới” thực chất là sản phẩm của các cơ quan báo chí “hót” theo giọng điệu của Công an Ba Đình. Truyền thông đã chủ động “tố giác” vụ việc và mở ngay trang web để “đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch trên Internet”. Trí tưởng tượng của truyền thông “lề phải” còn phán đoán rằng, “đối tượng đang tìm mọi cách để tiếp cận Ngoại trưởng Mỹ nhằm tìm cơ hội đến một nước thứ ba sau cuộc phỏng vấn mới nhất tại Thái Lan”. Những Đường Văn Thái, Trịnh Xuân Thanh, Trương Duy Nhất… tất cả đều là nạn nhân của một chế độ độc tài, công an trị, chuyên ngồi xổm trên luật pháp, đàn áp xã hội dân sự, đồng thời phục vụ cho các cuộc đấu đá nội bộ trên cung đình. Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) có trụ sở ở Mỹ và nhiều tổ chức quốc tế từ châu Âu hôm 18/4 đã kêu gọi giới chức Việt Nam trả tự do cho nhà báo độc lập Đường Văn Thái cũng như ngừng quấy nhiễu và bắt bớ những người làm báo sống lưu vong.

Trung Quốc bôi bác bang giao Việt – Mỹ

Từ lâu, có một hiện tượng bất biến, mỗi lúc bang giao Việt – Mỹ được thúc đẩy tốt lên thì lập tức xuất hiện những lực cản. Truyền thông quốc tế nhiều lần phát hiện ra chiêu trò này và đặt câu hỏi: Ai cản trở quan hệ Việt – Mỹ? Câu trả lời xưa như trái đất. Chẳng ai ngoài Trung Quốc cả! Đừng ai nghĩ là dịp Ngoại trưởng Mỹ thăm Hà Nội vừa rồi, Trung Quốc bỏ cuộc, thôi không “chọc gậy bánh xe” đâu nhé! Theo nguồn tin nội bộ không thể nêu danh tính, những ngày trước khi ông Blinken đến Việt Nam, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Hùng Ba – “ngựa quen đường cũ” – lại cũng đã xin gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Mục đích là định diễn lại “màn kịch” tháng 8/2021 khi “chặn xe” Thủ tướng Việt Nam ra sân bay đón Phó Tổng thống Mỹ. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này lãnh đạo Việt Nam đã nói “không” với ông Hùng Ba. Chính xác hơn là đã “đá quả bóng” sang cho lãnh đạo Hà Nội. Vì vậy, mới có chuyện trước khi máy bay của ông Bliken đáp xuống Nội Bài ba hôm, ngày 11/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội, phải thay mặt ông Trọng, ông Chính, đành “tiếp thế” Đại sứ Trung Quốc. Đối với bên ngoài, ai biết “cuộc chào xã giao ấy” là cả một cuộc “đóng thế”.

Không chịu bỏ cuộc, “không ăn được thì đạp đổ”. Không thành công trong việc làm bẽ mặt lãnh đạo Việt Nam như tháng 8/2021, Trung Quốc quay sang khích bác và bôi bác mối bang giao Việt – Mỹ đang chuẩn bị nâng cấp lên “Đối tác Chiến lược”. Việc nâng cấp rõ ràng đã làm “ngứa mắt” Trung Quốc. Thế mới có chuyện báo chí Nhà nước Trung Quốc và mạng xã hội nước này tuần qua xôn xao một “phát hiện” là Việt Nam không treo cờ Mỹ khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Blinken tại Hà Nội và cho rằng đây là điều sỉ nhục đối với Mỹ. Mạng truyền thông “Hoàn Cầu thời báo” của Trung Quốc đã phát một đoạn video ngắn trên nền tảng Douyin, chỉ ra rằng trong cuộc gặp giữa ông Antony Blinken và ông Phạm Minh Chính, chỉ có lá cờ Việt Nam được đặt trong phòng họp mà không có lá cờ Mỹ. Theo mạng Hoàn Cầu, đây là điều cực kỳ bất thường đối với một sự kiện ngoại giao. Vụ việc này đã làm dấy lên các cuộc thảo luận trên nhiều nền tảng mạng xã hội như NetEase và Zhihu. Nhiều cư dân mạng Trung Quốc cho rằng điều này cho thấy “Hoa Kỳ đã bị Việt Nam sỉ nhục nặng nề”.

Các bức ảnh và video liên quan lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, đồng thời có nhiều cuộc thảo luận trên mạng xã hội của Trung Quốc như Weibo, Netease, Zhihu... Một số cây viết trên mạng cho rằng “Mỹ đã bị Việt Nam sỉ nhục nặng nề” và “Việt Nam không muốn làm mất lòng Trung Quốc. Chuyến thăm của Blinken tới Việt Nam để lại một hình ảnh nhục nhã… Việt Nam xem thường Hoa Kỳ”. Ngoài ra còn có một số cơ quan truyền thông như Zhongtian News (Trung Thiên Tân Văn), tổ chức chương trình hội luận để phân tích lý do tại sao Hoa Kỳ đã phải bị đối xử “nhục nhã” như vậy. Phòng Phối kiểm Tính Xác thực Thông tin của RFA đã xác minh các bức ảnh Thủ tướng Việt Nam tiếp quan chức nước ngoài trước nay cũng chỉ treo quốc kỳ nước mình khi Thủ tướng gặp cấp thấp hơn như Phó thủ tướng Nga Chernyshenko, gặp Bí thư Khu ủy Khu Tự trị người Choang Quảng Tây Lưu Ninh, Ngoại trưởng Nga Lavrov, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly...

Diễn đàn

XS
SM
MD
LG