Đường dẫn truy cập

Những người ủng hộ Brexit đòi thủ tướng đẩy nhanh việc Anh rời EU


London là trung tâm công nghệ của châu Âu với hơn 3.000 công ty khởi nghiệp có trụ sở ở đây và nhiều trong số đó ở xung quanh Silicon Roundabout.
London là trung tâm công nghệ của châu Âu với hơn 3.000 công ty khởi nghiệp có trụ sở ở đây và nhiều trong số đó ở xung quanh Silicon Roundabout.

Nền kinh tế của Vương quốc Anh dường như đã vận hành với kết quả tốt trong 78 ngày kể từ khi có cuộc bỏ phiếu về việc Anh rời khỏi Liên hiệp châu Âu, còn gọi là Brexit.

Giờ đây, những người đi đầu ủng hộ Brexit đang kêu gọi lớn tiếng hơn về việc rời khỏi EU ngay và luôn. Họ nêu ra thị trường chứng khoán sôi động và các số liệu tốt về việc làm và doanh số bán lẻ, lấy đó làm bằng chứng để cho rằng chính phủ không nên trì hoãn việc áp dụng Điều 50 trong hiệp ước, theo đó sẽ bắt đầu quá trình dài hai năm để Anh chính thức rời khỏi khối.

Trong số đó là một cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ, Iain Duncan Smith. Ông nói cần bắt đầu áp dụng Điều 50 trước Giáng sinh, mặc dù bà Theresa May, thủ tướng mới của Anh, đã nhiều lần nói khác hẳn.

Hôm Chủ nhật, những người ủng hộ Brexit hàng đầu đã thành lập một nhóm gây áp lực mới có tên là Thay đổi nước Anh, có mục đích góp phần "thực hiện kết quả trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh theo cách hiệu quả nhất".

Một số người ủng hộ Brexit muốn rút khỏi EU hoàn toàn; những người khác - cùng với nhiều người theo phái ủng hộ việc ở lại với EU - hy vọng là Anh có thể thương lượng một thỏa thuận giống như của Na Uy và vẫn là một thành viên của khối Thị trường Chung, được hưởng tự do thương mại với các nước thành viên EU.

Những người ủng hộ Brexit như ông Duncan Smith lo lắng rằng chừng nào Thủ tướng May còn trì hoãn quá trình rút ra, điều đó càng làm tăng khả năng về mối quan hệ gần gũi hơn với khối, trên mức ông mong muốn.

Trong các cuộc nói chuyện riêng với đài VOA, một số người ủng hộ Brexit hàng đầu trong chính phủ nói rằng họ lo ngại bà May và các đồng minh thân cận nhất sẽ định hình một thỏa thuận với EU theo đó Anh ở lại với Thị trường Chung, nhưng phải chấp nhận tự do đi lại, có nghĩa là Anh sẽ không thể áp đặt kiểm soát di cư đối với người châu Âu sống và làm việc ở Anh.

Giữ quyền tiếp cận khối Thị trường Chung cũng sẽ gần như chắc chắn kéo theo việc Anh tiếp tục đóng góp tài chính lớn cho ngân sách EU.

Trong cuộc trưng cầu, Bà May đã vận động để nước Anh ở lại trong EU. Hiện bà đang đi dây về mặt chính trị. Bà có nguy cơ gặp một cuộc nổi loạn bởi những người ủng hộ Brexit trong đảng của bà. Những người này muốn đảm bảo rằng Anh rút ra hoàn toàn khỏi EU. Họ sẽ chống đối nếu có dấu hiệu bà có những động thái ở hậu trường để định hình một thỏa thuận theo đó Anh gắn bó với EU.

Nhưng cùng lúc, bà đang chịu áp lực mạnh mẽ từ các đối tác phi EU của Anh muốn đàm phán một thỏa thuận theo đó Anh vẫn giữ quyền tiếp cận khối Thị trường Chung.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG