Viết xong bài “Cái hèn và cái khổ của giới cầm bút Việt Nam”, tôi lại sực nhớ đến cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản 1945-90 của tôi vốn được nhà Văn Nghệ ở California xuất bản vào năm 1991, sau, tái bản vào năm 1996. Cuốn sách đã tuyệt bản, tôi lại lười, không nghĩ đến chuyện in lại. Vả lại, cũng không còn thích mấy nữa. In lại, cần bổ sung nhiều. Nhưng tôi lại quá bận với các đề tài mới hơn là một cuốn sách đã cũ.
Chỉ xin trích lại dưới đây đoạn kết trong cuốn sách ấy. Trong đó, tôi có nhắc đến những giọt nước mắt của nhà văn đàn anh mà Nguyễn Minh Châu đã kể trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” để tặng quý bạn nào chưa đọc cuốn sách ấy:
“Theo dõi nền văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản, từ năm 1945 đến nay, người ta dễ thấy, những tác phẩm tương đối thành công của họ đều thuộc một trong hai chủ đề: hoặc thể hiện lòng yêu nước hoặc thể hiện khát vọng tự do, dân chủ.
Những tác phẩm mang chủ đề thứ nhất xuất hiện chủ yếu trong hai giai đoạn: giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và giai đoạn gọi là “chống Mỹ cứu nước”. Đặc điểm của cả hai giai đoạn: chiến tranh.
Những tác phẩm mang chủ đề thứ hai xuất hiện chủ yếu trong hai giai đoạn: giai đoạn cộng sản củng cố quyền bính ở miền Bắc sau Hiệp định Genève và giai đoạn cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, trở thành kẻ thống trị độc tôn trong cả nước sau năm 1975. Đặc điểm của cả hai giai đoạn: hoạ độc tài.
Sự xuất hiện của hai chủ đề trên, như vậy, có tính chất chu kỳ, gần gần như là một quy luật: cộng sản chỉ có thể tập họp, động viên tinh thần của giới cầm bút trong hoàn cảnh có chiến tranh; đến lúc tiếng súng đã tắt, hoà bình trở lại, ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc hoặc thống nhất đất nước rơi xuống, cộng sản hiện nguyên hình là một bạo chính, giới cầm bút lại trở thành những kẻ phản kháng, ào ạt lên tiếng đòi hỏi tự do và dân chủ.
Một điều cần để ý: cả lòng yêu nước lẫn khát vọng tự do, dân chủ đều là những yếu tố có tính chất phi xã hội chủ nghĩa. Là một chế độ chuyên chính, cộng sản không những không dung hợp mà còn, hơn nữa, thù nghịch với tất cả những khát vọng tự do, dân chủ. Là một ý thức hệ đặt căn bản trên tinh thần giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản, cộng sản chỉ coi lòng yêu nước là một chiêu bài, dần dần sẽ bị triệt tiêu.
Do đó, suốt mấy chục năm qua, nhà cầm quyền cộng sản không ngừng can thiệp để, một là, ngăn chận dòng văn học thể hiện khát vọng tự do, dân chủ; hai là, làm lệch hướng dòng văn học thể hiện lòng yêu nước bằng cách gắn liền khái niệm yêu nước với khái niệm yêu chủ nghĩa xã hội.
Chính vì thế, cộng sản không những chỉ trấn áp những người cầm bút khát khao tự do, dân chủ mà còn, một cách kín đáo, trù dập cả những người cầm bút chỉ khăng khăng yêu nước, không thừa nhận khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” do cộng sản đưa ra. Nắm bắt điều này, chúng ta hiểu được tại sao cộng sản cố đẩy vào bóng tối những tài năng cao ngất và những tấm lòng sáng vằng vặc như Hồ Dzếnh, như Quang Dũng, như Văn Cao… Những người không chống lại cộng sản nhưng cũng không chịu đồng nhất tổ quốc với một thể chế chính trị nào.
Bởi vậy, sẽ là một sự lừa bịp trơ trẽn, nếu có ai đó tuyên dương thành tựu của nền văn học cộng sản bằng cách căn cứ vào sự thành công của một số tác phẩm, một số tác giả yêu nước hoặc ước mơ tự do và dân chủ. Lý do đơn giản là, những tác giả ấy, những tác phẩm ấy hoàn toàn nằm ngoài quỹ đạo của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Ngược lại, cũng sẽ là một bất công to lớn, nếu có ai đó gộp chung các nhà văn, các nhà thơ yêu nước, yêu tự do và yêu dân chủ vào thế giới văn học cộng sản để phê phán, đả kích và phủ nhận: họ không phân biệt thủ phạm và nạn nhân.
Cái gọi là văn học cộng sản, thật ra, không phải là một cái gì thuần nhất. Nó có sắt, có thép, nhưng cũng có nước mắt nữa. Nó inh ỏi những tiếng gào thét giết người hung tợn. Nhưng nó cũng có cả những tiếng khóc thầm.
Làm sao chúng ta có thể cầm lòng được trước cái hình ảnh mà Nguyễn Minh Châu kể, một nhà văn đàn anh nào đó, nhiều người đoán là Nguyễn Tuân, nâng ly rượu lên trước đám đàn em, vừa cười vừa khóc, nước mắt cứ tuôn rơi lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ vào lòng?
Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến nay, dưới chế độ cộng sản, đã có bao nhiêu giọt nước mắt như thế đổ xuống trên nền đất đen đặc bóng tối?”
(Trích từ cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng sản, 1945-1990, nxb Văn Nghệ in lần thứ hai, 1996, tr. 369-371)
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chỉ xin trích lại dưới đây đoạn kết trong cuốn sách ấy. Trong đó, tôi có nhắc đến những giọt nước mắt của nhà văn đàn anh mà Nguyễn Minh Châu đã kể trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” để tặng quý bạn nào chưa đọc cuốn sách ấy:
“Theo dõi nền văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản, từ năm 1945 đến nay, người ta dễ thấy, những tác phẩm tương đối thành công của họ đều thuộc một trong hai chủ đề: hoặc thể hiện lòng yêu nước hoặc thể hiện khát vọng tự do, dân chủ.
Những tác phẩm mang chủ đề thứ nhất xuất hiện chủ yếu trong hai giai đoạn: giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và giai đoạn gọi là “chống Mỹ cứu nước”. Đặc điểm của cả hai giai đoạn: chiến tranh.
Những tác phẩm mang chủ đề thứ hai xuất hiện chủ yếu trong hai giai đoạn: giai đoạn cộng sản củng cố quyền bính ở miền Bắc sau Hiệp định Genève và giai đoạn cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, trở thành kẻ thống trị độc tôn trong cả nước sau năm 1975. Đặc điểm của cả hai giai đoạn: hoạ độc tài.
Sự xuất hiện của hai chủ đề trên, như vậy, có tính chất chu kỳ, gần gần như là một quy luật: cộng sản chỉ có thể tập họp, động viên tinh thần của giới cầm bút trong hoàn cảnh có chiến tranh; đến lúc tiếng súng đã tắt, hoà bình trở lại, ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc hoặc thống nhất đất nước rơi xuống, cộng sản hiện nguyên hình là một bạo chính, giới cầm bút lại trở thành những kẻ phản kháng, ào ạt lên tiếng đòi hỏi tự do và dân chủ.
Một điều cần để ý: cả lòng yêu nước lẫn khát vọng tự do, dân chủ đều là những yếu tố có tính chất phi xã hội chủ nghĩa. Là một chế độ chuyên chính, cộng sản không những không dung hợp mà còn, hơn nữa, thù nghịch với tất cả những khát vọng tự do, dân chủ. Là một ý thức hệ đặt căn bản trên tinh thần giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản, cộng sản chỉ coi lòng yêu nước là một chiêu bài, dần dần sẽ bị triệt tiêu.
Do đó, suốt mấy chục năm qua, nhà cầm quyền cộng sản không ngừng can thiệp để, một là, ngăn chận dòng văn học thể hiện khát vọng tự do, dân chủ; hai là, làm lệch hướng dòng văn học thể hiện lòng yêu nước bằng cách gắn liền khái niệm yêu nước với khái niệm yêu chủ nghĩa xã hội.
Chính vì thế, cộng sản không những chỉ trấn áp những người cầm bút khát khao tự do, dân chủ mà còn, một cách kín đáo, trù dập cả những người cầm bút chỉ khăng khăng yêu nước, không thừa nhận khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” do cộng sản đưa ra. Nắm bắt điều này, chúng ta hiểu được tại sao cộng sản cố đẩy vào bóng tối những tài năng cao ngất và những tấm lòng sáng vằng vặc như Hồ Dzếnh, như Quang Dũng, như Văn Cao… Những người không chống lại cộng sản nhưng cũng không chịu đồng nhất tổ quốc với một thể chế chính trị nào.
Bởi vậy, sẽ là một sự lừa bịp trơ trẽn, nếu có ai đó tuyên dương thành tựu của nền văn học cộng sản bằng cách căn cứ vào sự thành công của một số tác phẩm, một số tác giả yêu nước hoặc ước mơ tự do và dân chủ. Lý do đơn giản là, những tác giả ấy, những tác phẩm ấy hoàn toàn nằm ngoài quỹ đạo của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Ngược lại, cũng sẽ là một bất công to lớn, nếu có ai đó gộp chung các nhà văn, các nhà thơ yêu nước, yêu tự do và yêu dân chủ vào thế giới văn học cộng sản để phê phán, đả kích và phủ nhận: họ không phân biệt thủ phạm và nạn nhân.
Cái gọi là văn học cộng sản, thật ra, không phải là một cái gì thuần nhất. Nó có sắt, có thép, nhưng cũng có nước mắt nữa. Nó inh ỏi những tiếng gào thét giết người hung tợn. Nhưng nó cũng có cả những tiếng khóc thầm.
Làm sao chúng ta có thể cầm lòng được trước cái hình ảnh mà Nguyễn Minh Châu kể, một nhà văn đàn anh nào đó, nhiều người đoán là Nguyễn Tuân, nâng ly rượu lên trước đám đàn em, vừa cười vừa khóc, nước mắt cứ tuôn rơi lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ vào lòng?
Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến nay, dưới chế độ cộng sản, đã có bao nhiêu giọt nước mắt như thế đổ xuống trên nền đất đen đặc bóng tối?”
(Trích từ cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng sản, 1945-1990, nxb Văn Nghệ in lần thứ hai, 1996, tr. 369-371)
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.