Như hôm trước Cá đang nói đến vấn đề sách giáo khoa cho các bạn tân sinh viên mới qua Mỹ và phải tạm dừng, vì nếu tiếp tục nói có lẽ các bạn sẽ thêm phần hoảng hốt. Thực ra những điều gì mới lạ thì cũng đều khiến chúng ta lo lắng một chút, chính vì thế mà Cá hy vọng các bạn có thể giảm bớt phần nào lo âu ban đầu sau khi đọc qua những lời chia sẻ của Cá sau đây. Phần hai xin được tiếp tục…
3) Texbook:
Ở Việt Nam, nếu không nói đến trường hợp các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa miền núi hải đảo v..v.. khó có cơ hội được mua sách vở đầy đủ, học sinh thường không để tâm tới chuyện mua sách giáo khoa dễ hay khó, giá tiền đắt hay rẻ, mua ở đâu cho tiện. Lý do thì có vô vàn, nhưng điều quan trọng Cá muốn nói đến ở đây là mang theo tâm lý đó, khi các bạn sang Mỹ du học cũng thường lo lắng đến nhiều thứ khác như là nhà ở, tiếng anh, học môn này môn kia khó không, hay đi làm thêm v..v.. Đây là điều vừa hay vừa dở. Cái hay ở chỗ đó là bạn không tự tạo cho mình thêm áp lực, căng thẳng: Rất tốt. Nhưng cái dở lại là chính vì các bạn không biết hoặc không để ý lắm tới chuyện sách giáo khoa mà có khi lại hoàn toàn xao lãng đến nó và cứ thế tiêu hết số tiền có sẵn cho những thứ khác không mấy cần thiết.
Ví dụ, lúc trước, một bạn sinh viên mới đến trường Cá cũng có mang theo tiền mặt để mua sắm những vật dụng cá nhân. Chỉ sau có một hôm trường đưa các bạn sinh viên quốc tế đi siêu thị mua đồ mà bạn ấy đã vác đồ về chật kín cả phòng. Nào là đèn, nào là chăn gối, nào là thùng lớn thùng nhỏ để đồ này đồ kia v..v.. Dĩ nhiên cũng là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải mua mới vì bạn có thể tiết kiệm tiền nếu mua đồ cũ. Chắc nhiều người đang hơi khựng lại ở chỗ này một chút phải không? Cá sẽ chia sẻ ngay sau đây thôi. Lý do như Cá đã nói nhiều lần, sách giáo khoa phiên bản mới được giáo sư yêu cầu thường rất đắt. Cách khắc phục được các bạn du học sinh hay chọn đó là:
4) Chuyện mua đồ dùng cá nhân
Dĩ nhiên khi từ Việt Nam sang, bạn đã ních chật hai vali ký gửi tất cả những gì mà bạn thấy cần thiết rồi, nhưng vẫn có những thứ mà phải sang đây bạn mới nên mua ví dụ đồ điện như lò vi sóng, tủ lạnh nhỏ, máy sấy, bàn là, đồ dùng học tập, hay thậm chí là laptop. Ngoại trừ laptop là bạn nên mua mới, tất cả những thứ còn lại bạn đều có thể tận dụng đồ của các anh chị năm trước bán lại. Tùy trường và khu vực bạn ở, khi mới đến nơi nên để ý những thông báo trên các bảng thông báo (bulletin board) ở quanh trường xem có ai tổ chức bán đồ cũ (yard sale) hoặc hỏi văn phòng sinh viên quốc tế xem các sinh viên từ những năm trước có để lại đồ dùng nào vẫn có thể dùng được không. Thông thường, giá của những món đồ này rất rẻ và có thể giúp bạn tiết kiệm được rất rất nhiều tiền. Ngoài những đồ điện kể trên thì những thứ lặt vặt hơn như là rổ để quần áo bẩn, giá để giày dép, mắc áo v..v.. họ cũng có thể để lại.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu những trang facebook bán đồ cũ của riêng trường bạn (cái này thì bạn cũng phải hỏi các anh chị cùng trường thôi); hoặc có thể tìm mua đồ cũ trên các trang như ebay hay amazon hoặc craiglist. Craiglist thì bạn chỉ cần cẩn thận khi trao đổi với người bán thôi vì nhiều khi bạn phải ra mặt trực tiếp thì mới thỏa thuận việc mua bán được.
Nói tóm lại, đừng chần chờ gì mà tận dụng mua lại thôi. Ở Mỹ, việc mua đồ cũ là chuyện rất bình thường. Nếu ở Việt Nam, bạn đã quen với việc dùng đồ mới, hàng hiệu, thì khi sang Mỹ, để tránh việc đốt tiền phung phí thì việc mua đồ cũ là chuyện bạn nên tập.
Không chỉ có đồ nhỏ, lặt vặt như vậy, những đồ lớn, bạn cũng có thể mua. Thứ mà Cá đang nói đến là xe hơi (ô tô) cũ.
5) Mua xe
Không phải bất cứ du học sinh nào sang Mỹ là phải mua xe bởi vì nếu bạn sống trong ký túc và học ở trường nhỏ thì chỉ cần đi bộ hay mua một chiếc xe đạp là bạn có thể sống tốt rồi. Nhưng nếu chẳng may bạn học ở trường lớn và sống ở những khu vực rộng lớn như Texas và không có phương tiện giao thông công cộng thì mua xe là việc không tránh khỏi. Nhưng cũng đừng quá lo vì chỉ cần 2000$ là bạn có thể kiếm được một chiếc xe tạm ổn rồi.
Chuyện mua xe thì còn tùy thuộc vào chỗ bạn sinh sống, người bán đòi hỏi giấy tờ ra sao, rồi làm thủ tục như thế nào cho nên Cá không thể nói ở đây được. Cách tốt nhất là bạn hỏi bất cứ đã có xe ở chỗ bạn sống thì sẽ tìm hiểu được ngay mua xe như thế nào.
6) Mở tài khoản ngân hàng
Nhiều người quen làm sẵn thẻ visa/mastercard từ Việt Nam và mang sang. Điều này cũng không có gì to tát nếu bạn chỉ muốn tiêu xài và không đi làm. Không nói đến trường hợp các bạn du học theo dạng một năm J1 (không được phép đi làm), đối với những bạn du học theo dạng F1 thì việc đi làm thêm là chuyện bình thường. Nếu bạn không mở tài khoản ngân hàng bên Mỹ thì bạn cũng sẽ không nhận lương được, nhất là đối với những nơi chỉ trả lương bằng cách trả tiền trực tiếp (direct deposit) vào tài khoản của bạn. Hơn nữa, tại nhiều nơi khi bạn đi ăn hay mua sắm, vì lý do nào đó mà máy sẽ không đọc được thẻ của bạn, cho dù là Visa hay Mastercard. Chính vì thế, tốt nhất hãy mở tài khoản riêng ở bên này để thuận tiện mọi việc.
Ngoài ra, việc mở tài khoản và bắt đầu đăng ký mở thẻ credit card (thẻ tín dụng) sẽ rất có lợi cho bạn sau này khi bạn có thể phải chuyển nhà và chủ nhà muốn biết điểm tín dụng (credit score) của bạn là bao nhiêu. Nếu điểm tín dụng của bạn thấp thì sẽ rất vất vả cho bạn không chỉ trong việc tìm nhà mà còn nhiều vấn đề khác có thể phát sinh nữa.
Trên đây là những gì cần thiết mà Cá nghĩ các bạn cần biết nhất khi mới sang Mỹ. Dĩ nhiên là còn nhiều vấn đề khác và Cá cũng có thể thiếu sót ở đâu đó, nhưng hy vọng có thể giúp bạn và gia đình của các bạn ít nhiều. Cho dù bạn chưa phải là du học sinh thì Cá cũng mong những thông tin trên đây có ích để gia đình và các bạn có thể hiểu nhiều hơn về cuộc sống của du học sinh bên Mỹ. Chúc các bạn một năm học mới vui vẻ và thuận lợi.
3) Texbook:
Ở Việt Nam, nếu không nói đến trường hợp các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa miền núi hải đảo v..v.. khó có cơ hội được mua sách vở đầy đủ, học sinh thường không để tâm tới chuyện mua sách giáo khoa dễ hay khó, giá tiền đắt hay rẻ, mua ở đâu cho tiện. Lý do thì có vô vàn, nhưng điều quan trọng Cá muốn nói đến ở đây là mang theo tâm lý đó, khi các bạn sang Mỹ du học cũng thường lo lắng đến nhiều thứ khác như là nhà ở, tiếng anh, học môn này môn kia khó không, hay đi làm thêm v..v.. Đây là điều vừa hay vừa dở. Cái hay ở chỗ đó là bạn không tự tạo cho mình thêm áp lực, căng thẳng: Rất tốt. Nhưng cái dở lại là chính vì các bạn không biết hoặc không để ý lắm tới chuyện sách giáo khoa mà có khi lại hoàn toàn xao lãng đến nó và cứ thế tiêu hết số tiền có sẵn cho những thứ khác không mấy cần thiết.
Ví dụ, lúc trước, một bạn sinh viên mới đến trường Cá cũng có mang theo tiền mặt để mua sắm những vật dụng cá nhân. Chỉ sau có một hôm trường đưa các bạn sinh viên quốc tế đi siêu thị mua đồ mà bạn ấy đã vác đồ về chật kín cả phòng. Nào là đèn, nào là chăn gối, nào là thùng lớn thùng nhỏ để đồ này đồ kia v..v.. Dĩ nhiên cũng là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải mua mới vì bạn có thể tiết kiệm tiền nếu mua đồ cũ. Chắc nhiều người đang hơi khựng lại ở chỗ này một chút phải không? Cá sẽ chia sẻ ngay sau đây thôi. Lý do như Cá đã nói nhiều lần, sách giáo khoa phiên bản mới được giáo sư yêu cầu thường rất đắt. Cách khắc phục được các bạn du học sinh hay chọn đó là:
- Hỏi các anh chị khóa trên xem còn giữ sách không và nhanh tay ‘xếp gạch’ đặt hàng xin mượn. Dĩ nhiên có nhiều trường hợp không phải ai cũng cho mượn mà sẽ bán lại cho bạn, cho nên bạn cũng phải trổ tài thuyết phục, đàm phán của mình ra để lấy được sách với giá ‘ưu đãi’ nhất có thể.
- Mượn thư viện: cách này thì bạn phải nhanh nhẹn một chút vì thường sách ở thư viện trường các bạn chỉ có một vài cuốn, nếu không nhanh tay thì sẽ bị người khác lấy mất. Mượn sách ở thư viện tại Mỹ khá đơn giản. Thông thường trong những ngày đầu tới trường, tham gia buổi giới thiệu thông tin chung về trường (orientation) là các bạn sẽ nắm được cách dùng thư viện ở trường như thế nào. Lấy ví dụ như trường của Cá có một hệ thống mượn sách chung bao gồm nhiều trường trong cùng một vùng. Bạn chỉ cần lên trang web của thư viện, gõ số ISBN hoặc tên sách là có thể đặt mượn được ngay. Nhưng nên nhớ là bạn cần nhanh tay vì số lượng có hạn.
- Nếu chậm tay và không còn sách thì bạn chuyển sang kế hoạch B, lùng sách tại các trang bán sách giá rẻ như half.com hay dealoz.com.
- Mua sách bản ebook, thường giá bản ebook rẻ hơn sách thường rất nhiều, có thể lên tới 50-75%, tùy vào sách bạn mua, nhưng chắc chắn luôn luôn rẻ hơn giá gốc.
- Thuê sách: nếu bạn phải học những lớp bắt buộc phải có sách nhưng môn đó không thuộc chuyên ngành của bạn và bạn cũng không có hứng thú muốn mua thì có thể nghĩ tới lựa chọn thuê sách. Giá thuê sách cũng rất rẻ so với việc mua sách giá gốc. Bạn có thể thuê tới tận một kỳ học. Nhưng trong thời gian đó bạn có thể trả sách bất cứ lúc nào bạn muốn. Những trang bạn có thể dùng như textbookrentals.com hay chegg.com
- Share (dùng chung) sách với bạn. Nếu bạn không ngại dùng chung sách với người khác thì cách này cũng là một phương án tốt. Nếu là ebook thì sẽ đơn giản, nhưng nếu là sách thường thì các bạn phải tự mình sắp xếp thời gian hợp lý để share sách.
- Cuối cùng, nếu thử tất cả những cách trên mà vẫn thấy giá sách đắt quá thì bạn có thể hỏi giáo sư là có thể dùng phiên bản sách cũ được không. Ví dụ bản giáo sư yêu cầu 33rd edition và bạn tìm thấy cuốn 32nd edition ở thư viện hay trên mạng thì hãy hỏi giáo sư, nếu giáo sư đồng ý thì bạn đã giải quyết xong vấn đề rồi.
4) Chuyện mua đồ dùng cá nhân
Dĩ nhiên khi từ Việt Nam sang, bạn đã ních chật hai vali ký gửi tất cả những gì mà bạn thấy cần thiết rồi, nhưng vẫn có những thứ mà phải sang đây bạn mới nên mua ví dụ đồ điện như lò vi sóng, tủ lạnh nhỏ, máy sấy, bàn là, đồ dùng học tập, hay thậm chí là laptop. Ngoại trừ laptop là bạn nên mua mới, tất cả những thứ còn lại bạn đều có thể tận dụng đồ của các anh chị năm trước bán lại. Tùy trường và khu vực bạn ở, khi mới đến nơi nên để ý những thông báo trên các bảng thông báo (bulletin board) ở quanh trường xem có ai tổ chức bán đồ cũ (yard sale) hoặc hỏi văn phòng sinh viên quốc tế xem các sinh viên từ những năm trước có để lại đồ dùng nào vẫn có thể dùng được không. Thông thường, giá của những món đồ này rất rẻ và có thể giúp bạn tiết kiệm được rất rất nhiều tiền. Ngoài những đồ điện kể trên thì những thứ lặt vặt hơn như là rổ để quần áo bẩn, giá để giày dép, mắc áo v..v.. họ cũng có thể để lại.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu những trang facebook bán đồ cũ của riêng trường bạn (cái này thì bạn cũng phải hỏi các anh chị cùng trường thôi); hoặc có thể tìm mua đồ cũ trên các trang như ebay hay amazon hoặc craiglist. Craiglist thì bạn chỉ cần cẩn thận khi trao đổi với người bán thôi vì nhiều khi bạn phải ra mặt trực tiếp thì mới thỏa thuận việc mua bán được.
Nói tóm lại, đừng chần chờ gì mà tận dụng mua lại thôi. Ở Mỹ, việc mua đồ cũ là chuyện rất bình thường. Nếu ở Việt Nam, bạn đã quen với việc dùng đồ mới, hàng hiệu, thì khi sang Mỹ, để tránh việc đốt tiền phung phí thì việc mua đồ cũ là chuyện bạn nên tập.
Không chỉ có đồ nhỏ, lặt vặt như vậy, những đồ lớn, bạn cũng có thể mua. Thứ mà Cá đang nói đến là xe hơi (ô tô) cũ.
5) Mua xe
Không phải bất cứ du học sinh nào sang Mỹ là phải mua xe bởi vì nếu bạn sống trong ký túc và học ở trường nhỏ thì chỉ cần đi bộ hay mua một chiếc xe đạp là bạn có thể sống tốt rồi. Nhưng nếu chẳng may bạn học ở trường lớn và sống ở những khu vực rộng lớn như Texas và không có phương tiện giao thông công cộng thì mua xe là việc không tránh khỏi. Nhưng cũng đừng quá lo vì chỉ cần 2000$ là bạn có thể kiếm được một chiếc xe tạm ổn rồi.
Chuyện mua xe thì còn tùy thuộc vào chỗ bạn sinh sống, người bán đòi hỏi giấy tờ ra sao, rồi làm thủ tục như thế nào cho nên Cá không thể nói ở đây được. Cách tốt nhất là bạn hỏi bất cứ đã có xe ở chỗ bạn sống thì sẽ tìm hiểu được ngay mua xe như thế nào.
6) Mở tài khoản ngân hàng
Nhiều người quen làm sẵn thẻ visa/mastercard từ Việt Nam và mang sang. Điều này cũng không có gì to tát nếu bạn chỉ muốn tiêu xài và không đi làm. Không nói đến trường hợp các bạn du học theo dạng một năm J1 (không được phép đi làm), đối với những bạn du học theo dạng F1 thì việc đi làm thêm là chuyện bình thường. Nếu bạn không mở tài khoản ngân hàng bên Mỹ thì bạn cũng sẽ không nhận lương được, nhất là đối với những nơi chỉ trả lương bằng cách trả tiền trực tiếp (direct deposit) vào tài khoản của bạn. Hơn nữa, tại nhiều nơi khi bạn đi ăn hay mua sắm, vì lý do nào đó mà máy sẽ không đọc được thẻ của bạn, cho dù là Visa hay Mastercard. Chính vì thế, tốt nhất hãy mở tài khoản riêng ở bên này để thuận tiện mọi việc.
Ngoài ra, việc mở tài khoản và bắt đầu đăng ký mở thẻ credit card (thẻ tín dụng) sẽ rất có lợi cho bạn sau này khi bạn có thể phải chuyển nhà và chủ nhà muốn biết điểm tín dụng (credit score) của bạn là bao nhiêu. Nếu điểm tín dụng của bạn thấp thì sẽ rất vất vả cho bạn không chỉ trong việc tìm nhà mà còn nhiều vấn đề khác có thể phát sinh nữa.
Trên đây là những gì cần thiết mà Cá nghĩ các bạn cần biết nhất khi mới sang Mỹ. Dĩ nhiên là còn nhiều vấn đề khác và Cá cũng có thể thiếu sót ở đâu đó, nhưng hy vọng có thể giúp bạn và gia đình của các bạn ít nhiều. Cho dù bạn chưa phải là du học sinh thì Cá cũng mong những thông tin trên đây có ích để gia đình và các bạn có thể hiểu nhiều hơn về cuộc sống của du học sinh bên Mỹ. Chúc các bạn một năm học mới vui vẻ và thuận lợi.