BẮC KINH —
Theo các bản điều tra được truyền thông địa phương Trung Quốc thực hiện, hàng năm, con số những người phụ nữ đã kết hôn và sinh con ở Trung Quốc tăng lên khoảng 10 đến 13%. Đáng chú ý, độ tuổi của những người phụ nữ này càng ngày càng trẻ hóa.
Ba năm trước đây, khi Di Nhiên phát hiện ra rằng cô có thai, cô đã cực kỳ hoảng sợ. Cô là một nhân viên trợ lý cửa hàng chưa hề kết hôn, và cô chỉ thỉnh thoảng qua lại với bạn trai của cô. Vào độ tuổi 30 này, cô cảm thấy rằng đây có thể là cơ hội cuối cùng để sinh con.
Sau khi thu hết can đảm để quyết định giữ lại đứa con, cô bắt đầu phải đối mặt với thực tế rất khó khăn cho những người phụ nữ có con khi chưa kết hôn như cô, tại một đất nước vốn vẫn nặng nề về thành kiến như Trung Quốc.
Cũng giống như nhiều người phụ nữ khác, Di Nhiên đã giữ kín, không nói với ai chuyện cô mang bầu. Thay vì thế, cô quyết định bỏ việc, mở một cửa hàng trên mạng và làm việc ở nhà để có thời gian chăm sóc con trai của mình.
Cô nói rằng, cô thực sự cảm thấy trong lòng trĩu nặng với những mối lo cơm áo gạo tiền, trong khi còn phải đối mặt với mức tiền phạt vì sinh con bất hợp pháp. Cô nói rằng, cô sợ là cô sẽ không có khả năng trả mức phạt đó.
Tại Trung Quốc, chỉ những đứa trẻ được sinh ra hợp pháp mới có hộ khẩu. Vì con trai của cô Di Nhiên được sinh ra bất hợp pháp nên cậu bé không hề có tên trong hồ sơ dân số ở Trung Quốc.
Tháng trước, việc một cậu bé sơ sinh được lính cứu hỏa cứu sống khỏi một ống cống thoát nước đã gây chấn động nước này và đã xuất hiện hàng loạt trên các mặt báo. Sự kiện này đã hướng dư luận Trung Quốc chú ý đến hơn về hoàn cảnh của những người mẹ sinh con ngoài giá thú.
Trong trường hợp đứa bé sơ sinh vừa kể, mẹ của cậu bé sinh sống tại miền đông nam Trung Quốc. Nhân viên bồi bàn 22 tuổi này đã sinh con trong một nhà vệ sinh công cộng. Sau đó, để trốn tội và tránh bị phạt khi sinh con chưa kết hôn, cô gái này đã xả nước cho trôi đứa bé đi. Chỉ sau khi cậu bé được cứu sống vài ngày sau đó, người mẹ này mới chịu thú nhận và giải thích rằng vì cô sợ những hậu quả mà cô sẽ vài gánh khi làm mẹ đơn thân, cho nên cô mới hành động như vậy. Tuy nhiên, cảnh sát sau đó đã trao trả đứa bé lại cho cô.
Thu nhập tăng, quan hệ tình dục phóng khoáng, và tự do gia tăng là những tác động ảnh hưởng tới sự lựa chọn của phụ nữ Trung Quốc về vấn đề gia đình và các mối quan hệ.
Một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu tỉnh Quảng Đông về Kế hoạch hóa Gia đình chỉ ra rằng có 50 đến 80% những phụ nữ là các công nhân di trú ở tỉnh này quan hệ tình dục trước hôn nhân. 50 đến 60% trong số những người phụ nữ này có thai ngoài ý muốn.
Khi những người phụ nữ này quyết định giữ lại đứa trẻ, họ đồng thời cũng nhận thức được rằng họ đang vi phạm luật pháp. Các cơ quan về kế hoạch gia đình ở Trung Quốc trừng phạt tất cả những ai phá vỡ chính sách một con, bao gồm cả những ca sinh con ngoài giá thú.
Ông Vi Vi, một nhân viên xã hội làm việc cho tổ chức phi chính phủ Little Bird, chuyên trợ giúp các các công nhân di trú, nói rằng xã hội Trung Quốc không cung cấp viện trợ cho các bà mẹ chưa kết hôn vì còn nhiều các trường hợp khác cần tới sự viện trợ này hơn. Ông Vi Vi cho biết:
"Những người phụ nữ này vốn không có tình trạng hợp pháp. Họ không có bất cứ sự bảo vệ hợp pháp nào. Đây là một nhóm xã hội rất gai góc vì không có tổ chức nào chăm sóc họ cả."
Ông Vi Vi còn nói rằng hiện tượng này đang ngày một lan rộng, đặc biệt là tại các cụm nhà máy đông các công nhân di trú như tỉnh Quảng Châu và Thẩm Quyến. Ông Vi Vi cho biết thêm:
“Vấn đề lớn nhất mà họ phải đối mặt một khi họ bị bạn trai bỏ mặc đó là vấn đề hộ khẩu. Họ sẽ không thể đăng ký hộ khẩu cho đứa trẻ. Họ còn phải đối mặt với điều kiện kinh tế khó khăn bởi vì gia đình của họ không nhận họ, họ không có thu nhập, và họ cũng gặp khó khăn khi tìm việc.”
Một trường hợp điển hình về vấn đề này đó là trường hợp con trai của cô Di Nhiên. Cậu bé năm nay ba tuổi. Vì không có đăng ký hộ khẩu, cậu bé không thể đi mẫu giáo. Mỗi khi cậu bé bị ốm, tiền thuốc men điều trị cũng đắt hơn mức trung bình. Vì mẹ cậu bé không có giấy đăng ký kết hôn, cho nên cô không thể đăng ký hộ khẩu cho cậu bé. Cô nói rằng, đăng ký hộ khẩu cho con trai cô là điều cô lo lắng nhất và cô cũng thực sự cần trợ giúp trong khoản này.
Ông Vi Vi của tổ chức Little Bird nói rằng luật pháp Trung Quốc không xem xét tình huống này. Ông cho biết:
“Theo luật lệ Trung Quốc, nếu cha mẹ không kết hôn trước khi sinh con, việc đăng ký hộ khẩu cho đứa trẻ là một vấn đề cực kỳ lớn.Tuy nhiên, họ có thể tìm giải pháp như kết hôn với một ai đó và sau đó đăng ký hộ khẩu cho đứa trẻ. Bằng cách này, vấn đề có thể được giải quyết.”
Mặc dù vấn đề hộ khẩu có thể giải quyết, nhưng đối với vấn đề phí phạt do chính phủ áp đặt lên trường hợp những bà mẹ có con ngoài giá thú vì đã phá vỡ chính sách một con thì lại chưa có giải pháp nào.
Tháng trước, chính phủ thành phố Vũ Hán đã châm ngòi một vấn đề gây nhiều tranh cãi khi thông báo luật mới nhắm vào những người phụ nữ sinh con ngoài giá thú. Điều 26 luật quản lý dân số, theo sửa đổi hiện hành, nói rằng những người sinh con khi chưa kết hôn hoặc không thể cung cấp giấy đăng ký kết hôn phải trả phí theo luật địa phương.
Bà Lý Vân, một luật sư về quyền phụ nữ tại Quảng Châu, nói rằng chính sách của thành phố Vũ Hán thực sự đã đặt một gánh nặng về tài chính không công bằng lên vai những người phụ nữ này. Bà nói:
“Khoảng tiền phạt đối với những người phụ nữ có con khi chưa kết hôn là cao gấp đôi khoản tiền phạt những cặp vợ chông có hơn một đứa con.Mặc dù con số những đứa trẻ được sinh ra ngoài giá thú đang tăng nhanh một cách chóng mặt, nhưng đây vẫn là một điều luật rất bất công và nhiều người hiện đang phản đối luật này.”
Gánh nặng tiền phạt thông thường do những người phụ nữ phải gánh vì bạn trai thường bỏ rơi họ.
Mức tiền phạt là khác nhau. Ở một số khu vực, số tiền phạt có thể tương đương với mức thu nhập trong một năm. Những người như cô Di Nhiên không có sự trợ giúp tài chính từ gia đình và cũng không nằm trong nhóm các cặp vợ chồng được nhận phúc lợi xã hội, thường gặp rất nhiều khó khăn khi phải trả số tiền phí phạt này.
Nhưng dư luận cũng đang phản ứng lại điều luật mới này của thành phố Vũ Hán. Hồi đầu tháng này, một nhóm sinh viên địa phương đã xuống đường biểu tình phản đối điều luật này.
Bị đẩy ra rìa xã hội và không nhận được sự trợ giúp nào, những bà mẹ chưa kết hôn phải nương tựa lẫn nhau. Mạng internet là nơi mà nhiều người tìm đến sự giúp đỡ và sự viện trợ nhân đạo.
Cô Di Di, quản lý diễn đàn Baidu trên mạng, nói rằng có hơn 3000 người sử dụng thường xuyên tham gia trò chuyện trên mạng để giúp đỡ cho những bà mẹ chưa kết hôn. Cô Di Nhiên giải thích rằng mạng Internet là nơi duy nhất mà cô có thể bày tỏ cảm xúc và những sự giận dữ thực sự khi làm một bà mẹ đơn thân. Cô chưa bao giờ tìm sự giúp đỡ từ người lạ hay phúc lợi xã hội. Cô nói rằng có nhiều điều mà cô không thể nói ra ngoài đời thật, nhưng ít nhất Internet là khoảng không gian tự do nhỏ bé mà cô có.
Bà Dương, một cán bộ tại Hiệp hội Phụ nữ Trung Quốc tại Quận Đông Thành, Bắc Kinh, thừa nhận rằng những bà mẹ chưa kết hôn hiếm khi tìm được sự trợ giúp từ các cơ quan được chính phủ tài trợ như hiệp hội của bà. Bà nói:
“Về cơ bản, chúng tôi không có dịch vụ cho các bà mẹ chưa kết hôn bởi vì không có nhu cầu cần trợ giúp trong xã hội và cũng không có ai yêu cầu giúp đỡ từ phía chúng tôi cả.”
Một khi những định kiến xã hội về những bà mẹ chưa kết hôn còn chưa thay đổi thì những phụ nữ như họ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi công khai.
Luật sư Lý Vân nói rằng những người phụ nữ sinh con ngoài giá thú phải chịu áp lực rất lớn. Bà nói:
“Mọi người về cơ bản tin rằng đây là do lỗi cá nhân của những người phụ nữ và họ phải chịu trách nhiệm khi phải trở thành những bà mẹ đơn thân. Không chỉ vây, những người phụ nữ này còn phải gánh chịu sự chỉ trích về mặt đạo đức từ xã hội.”
Theo các bản điều tra được truyền thông địa phương Trung Quốc thực hiện, hàng năm, con số những người phụ nữ đã kết hôn và sinh con ở Trung Quốc tăng lên khoảng 10 đến 13%. Đáng chú ý, độ tuổi của những người phụ nữ này càng ngày càng trẻ hóa.
Ba năm trước đây, khi Di Nhiên phát hiện ra rằng cô có thai, cô đã cực kỳ hoảng sợ. Cô là một nhân viên trợ lý cửa hàng chưa hề kết hôn, và cô chỉ thỉnh thoảng qua lại với bạn trai của cô. Vào độ tuổi 30 này, cô cảm thấy rằng đây có thể là cơ hội cuối cùng để sinh con.
Sau khi thu hết can đảm để quyết định giữ lại đứa con, cô bắt đầu phải đối mặt với thực tế rất khó khăn cho những người phụ nữ có con khi chưa kết hôn như cô, tại một đất nước vốn vẫn nặng nề về thành kiến như Trung Quốc.
Cũng giống như nhiều người phụ nữ khác, Di Nhiên đã giữ kín, không nói với ai chuyện cô mang bầu. Thay vì thế, cô quyết định bỏ việc, mở một cửa hàng trên mạng và làm việc ở nhà để có thời gian chăm sóc con trai của mình.
Cô nói rằng, cô thực sự cảm thấy trong lòng trĩu nặng với những mối lo cơm áo gạo tiền, trong khi còn phải đối mặt với mức tiền phạt vì sinh con bất hợp pháp. Cô nói rằng, cô sợ là cô sẽ không có khả năng trả mức phạt đó.
Tại Trung Quốc, chỉ những đứa trẻ được sinh ra hợp pháp mới có hộ khẩu. Vì con trai của cô Di Nhiên được sinh ra bất hợp pháp nên cậu bé không hề có tên trong hồ sơ dân số ở Trung Quốc.
Tháng trước, việc một cậu bé sơ sinh được lính cứu hỏa cứu sống khỏi một ống cống thoát nước đã gây chấn động nước này và đã xuất hiện hàng loạt trên các mặt báo. Sự kiện này đã hướng dư luận Trung Quốc chú ý đến hơn về hoàn cảnh của những người mẹ sinh con ngoài giá thú.
Trong trường hợp đứa bé sơ sinh vừa kể, mẹ của cậu bé sinh sống tại miền đông nam Trung Quốc. Nhân viên bồi bàn 22 tuổi này đã sinh con trong một nhà vệ sinh công cộng. Sau đó, để trốn tội và tránh bị phạt khi sinh con chưa kết hôn, cô gái này đã xả nước cho trôi đứa bé đi. Chỉ sau khi cậu bé được cứu sống vài ngày sau đó, người mẹ này mới chịu thú nhận và giải thích rằng vì cô sợ những hậu quả mà cô sẽ vài gánh khi làm mẹ đơn thân, cho nên cô mới hành động như vậy. Tuy nhiên, cảnh sát sau đó đã trao trả đứa bé lại cho cô.
Thu nhập tăng, quan hệ tình dục phóng khoáng, và tự do gia tăng là những tác động ảnh hưởng tới sự lựa chọn của phụ nữ Trung Quốc về vấn đề gia đình và các mối quan hệ.
Một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu tỉnh Quảng Đông về Kế hoạch hóa Gia đình chỉ ra rằng có 50 đến 80% những phụ nữ là các công nhân di trú ở tỉnh này quan hệ tình dục trước hôn nhân. 50 đến 60% trong số những người phụ nữ này có thai ngoài ý muốn.
Khi những người phụ nữ này quyết định giữ lại đứa trẻ, họ đồng thời cũng nhận thức được rằng họ đang vi phạm luật pháp. Các cơ quan về kế hoạch gia đình ở Trung Quốc trừng phạt tất cả những ai phá vỡ chính sách một con, bao gồm cả những ca sinh con ngoài giá thú.
Ông Vi Vi, một nhân viên xã hội làm việc cho tổ chức phi chính phủ Little Bird, chuyên trợ giúp các các công nhân di trú, nói rằng xã hội Trung Quốc không cung cấp viện trợ cho các bà mẹ chưa kết hôn vì còn nhiều các trường hợp khác cần tới sự viện trợ này hơn. Ông Vi Vi cho biết:
"Những người phụ nữ này vốn không có tình trạng hợp pháp. Họ không có bất cứ sự bảo vệ hợp pháp nào. Đây là một nhóm xã hội rất gai góc vì không có tổ chức nào chăm sóc họ cả."
Ông Vi Vi còn nói rằng hiện tượng này đang ngày một lan rộng, đặc biệt là tại các cụm nhà máy đông các công nhân di trú như tỉnh Quảng Châu và Thẩm Quyến. Ông Vi Vi cho biết thêm:
“Vấn đề lớn nhất mà họ phải đối mặt một khi họ bị bạn trai bỏ mặc đó là vấn đề hộ khẩu. Họ sẽ không thể đăng ký hộ khẩu cho đứa trẻ. Họ còn phải đối mặt với điều kiện kinh tế khó khăn bởi vì gia đình của họ không nhận họ, họ không có thu nhập, và họ cũng gặp khó khăn khi tìm việc.”
Một trường hợp điển hình về vấn đề này đó là trường hợp con trai của cô Di Nhiên. Cậu bé năm nay ba tuổi. Vì không có đăng ký hộ khẩu, cậu bé không thể đi mẫu giáo. Mỗi khi cậu bé bị ốm, tiền thuốc men điều trị cũng đắt hơn mức trung bình. Vì mẹ cậu bé không có giấy đăng ký kết hôn, cho nên cô không thể đăng ký hộ khẩu cho cậu bé. Cô nói rằng, đăng ký hộ khẩu cho con trai cô là điều cô lo lắng nhất và cô cũng thực sự cần trợ giúp trong khoản này.
Ông Vi Vi của tổ chức Little Bird nói rằng luật pháp Trung Quốc không xem xét tình huống này. Ông cho biết:
“Theo luật lệ Trung Quốc, nếu cha mẹ không kết hôn trước khi sinh con, việc đăng ký hộ khẩu cho đứa trẻ là một vấn đề cực kỳ lớn.Tuy nhiên, họ có thể tìm giải pháp như kết hôn với một ai đó và sau đó đăng ký hộ khẩu cho đứa trẻ. Bằng cách này, vấn đề có thể được giải quyết.”
Mặc dù vấn đề hộ khẩu có thể giải quyết, nhưng đối với vấn đề phí phạt do chính phủ áp đặt lên trường hợp những bà mẹ có con ngoài giá thú vì đã phá vỡ chính sách một con thì lại chưa có giải pháp nào.
Tháng trước, chính phủ thành phố Vũ Hán đã châm ngòi một vấn đề gây nhiều tranh cãi khi thông báo luật mới nhắm vào những người phụ nữ sinh con ngoài giá thú. Điều 26 luật quản lý dân số, theo sửa đổi hiện hành, nói rằng những người sinh con khi chưa kết hôn hoặc không thể cung cấp giấy đăng ký kết hôn phải trả phí theo luật địa phương.
Bà Lý Vân, một luật sư về quyền phụ nữ tại Quảng Châu, nói rằng chính sách của thành phố Vũ Hán thực sự đã đặt một gánh nặng về tài chính không công bằng lên vai những người phụ nữ này. Bà nói:
“Khoảng tiền phạt đối với những người phụ nữ có con khi chưa kết hôn là cao gấp đôi khoản tiền phạt những cặp vợ chông có hơn một đứa con.Mặc dù con số những đứa trẻ được sinh ra ngoài giá thú đang tăng nhanh một cách chóng mặt, nhưng đây vẫn là một điều luật rất bất công và nhiều người hiện đang phản đối luật này.”
Gánh nặng tiền phạt thông thường do những người phụ nữ phải gánh vì bạn trai thường bỏ rơi họ.
Mức tiền phạt là khác nhau. Ở một số khu vực, số tiền phạt có thể tương đương với mức thu nhập trong một năm. Những người như cô Di Nhiên không có sự trợ giúp tài chính từ gia đình và cũng không nằm trong nhóm các cặp vợ chồng được nhận phúc lợi xã hội, thường gặp rất nhiều khó khăn khi phải trả số tiền phí phạt này.
Nhưng dư luận cũng đang phản ứng lại điều luật mới này của thành phố Vũ Hán. Hồi đầu tháng này, một nhóm sinh viên địa phương đã xuống đường biểu tình phản đối điều luật này.
Bị đẩy ra rìa xã hội và không nhận được sự trợ giúp nào, những bà mẹ chưa kết hôn phải nương tựa lẫn nhau. Mạng internet là nơi mà nhiều người tìm đến sự giúp đỡ và sự viện trợ nhân đạo.
Cô Di Di, quản lý diễn đàn Baidu trên mạng, nói rằng có hơn 3000 người sử dụng thường xuyên tham gia trò chuyện trên mạng để giúp đỡ cho những bà mẹ chưa kết hôn. Cô Di Nhiên giải thích rằng mạng Internet là nơi duy nhất mà cô có thể bày tỏ cảm xúc và những sự giận dữ thực sự khi làm một bà mẹ đơn thân. Cô chưa bao giờ tìm sự giúp đỡ từ người lạ hay phúc lợi xã hội. Cô nói rằng có nhiều điều mà cô không thể nói ra ngoài đời thật, nhưng ít nhất Internet là khoảng không gian tự do nhỏ bé mà cô có.
Bà Dương, một cán bộ tại Hiệp hội Phụ nữ Trung Quốc tại Quận Đông Thành, Bắc Kinh, thừa nhận rằng những bà mẹ chưa kết hôn hiếm khi tìm được sự trợ giúp từ các cơ quan được chính phủ tài trợ như hiệp hội của bà. Bà nói:
“Về cơ bản, chúng tôi không có dịch vụ cho các bà mẹ chưa kết hôn bởi vì không có nhu cầu cần trợ giúp trong xã hội và cũng không có ai yêu cầu giúp đỡ từ phía chúng tôi cả.”
Một khi những định kiến xã hội về những bà mẹ chưa kết hôn còn chưa thay đổi thì những phụ nữ như họ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi công khai.
Luật sư Lý Vân nói rằng những người phụ nữ sinh con ngoài giá thú phải chịu áp lực rất lớn. Bà nói:
“Mọi người về cơ bản tin rằng đây là do lỗi cá nhân của những người phụ nữ và họ phải chịu trách nhiệm khi phải trở thành những bà mẹ đơn thân. Không chỉ vây, những người phụ nữ này còn phải gánh chịu sự chỉ trích về mặt đạo đức từ xã hội.”