Đường dẫn truy cập

Nhựa thải ra biển chui vào…bao tử con người


Công nhân chất những bao chai plastic lên xe tại Manila, ngày 10/3/2015. Philippines đứng hạng ba trong danh sách cac nước có biển bị ô nhiễm vì plastic nhất trên thế giới.
Công nhân chất những bao chai plastic lên xe tại Manila, ngày 10/3/2015. Philippines đứng hạng ba trong danh sách cac nước có biển bị ô nhiễm vì plastic nhất trên thế giới.

Những miếng nhựa bé li ti làm ô nhiễm các loài trai từ vùng Bắc Cực châu Âu cho đến Trung Quốc. Đây là chỉ dấu cho thấy ô nhiễm đại dương lan tràn trên toàn thế giới và có thể cuối cùng xâm nhập các món ăn của con người.

Các loài trai tại vùng biển trong vắt của Bắc Cực nhiễm nhựa nhiều nhất trong các cuộc thử nghiệm dọc theo bờ biển, theo một cuộc nghiên cứu trong tháng này của Viện Nghiên cứu Biển Na Uy (NIVA).

Nhựa có thể trôi dạt lên miền bắc do những dòng nước biển và gió thổi từ châu Âu và châu Mỹ và cuối cùng bị cuốn xoáy xung quanh Bắc Băng Dương, nhà nghiên cứu Amy Lusher của NIVA nói với Reuters.

Những vụn nhựa cực nhỏ được phát hiện ở mọi nơi mà các nhà khoa học nghiên cứu đến, bà Lusher cho biết.

Những cuộc nghiên cứu trong quá khứ phát hiện miếng nhựa cực nhỏ ngoài khơi Trung Quốc, Chi lê, Canada, Anh và Bỉ.

Tại Biển Na-Uy các loài giáp xác chứa trung bình 1,8 đơn vị microplastic (đơn vị này được định nghĩa là nhỏ hơn 5 mm), trong khi đó ở Bắc Cực là 4.3.

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu Trung Quốc khuyến cáo loài trai có thể là chỉ số sinh học của ô nhiễm microplastic vì các loài này sống ở đáy biển, nơi quy tụ các vụn nhựa.

Ảnh hưởng của microplastic đối với các sinh vật biển hay đối với con người khi ăn phải hiện chưa rõ.

Gần 200 quốc gia đã ký một nghị quyết của Liên hiệp quốc trong tháng này để loại trừ ô nhiễm nhựa trên đại dương, từ chai lọ cho đến bọc plastic tại các siêu thị hay các gói thực phẩm, ước lượng vào khoảng 8 triệu tấn mỗi năm.

Nghiên cứu của Thompson cho thấy mức nhựa quá cao tại đáy biển có thể làm hại những sinh vật như những con giun cát sống ở đáy biển và tồn trữ trong các mô của chúng.

Hầu hết các vụn nhựa xuyên qua đường ruột của các loài giáp xác đi vào thức ăn của người. Tuy nhiên, ông Thompson nói con người bị ô nhiễm vì microplastic trong hải sản ít hơn các loại nhựa tiếp xúc hàng ngày từ đồ chơi cho đến áo khoác ngoài.

Trung Quốc và Liên hiệp Châu Âu là những nước sản xuất hàng đầu các loại trai sò nuôi với trị giá 6 tỉ đô la.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG