Trước và trong Hội nghị lần 6 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam (diễn ra tại Hà Nội trong suốt hai tuần đầu của tháng 9/2012), dư luận, từ trong đến ngoài nước, từ người Việt Nam đến giới quan sát quốc tế, đều xôn xao bàn tán về một trong các nội dung chính của hội nghị: kiểm điểm, phê phán, thậm chí, kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng, về tội tham nhũng, dung dưỡng tham nhũng và bất lực trong việc điều hành đất nước.
Sau đó, người ta được biết, Ban Chấp hành Trung ương đảng đã dành một phần ba thời gian của hội nghị chỉ để làm cái công việc ấy. Thế nhưng, kết quả thế nào? Trong diễn văn bế mạc hội nghị, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng không giấu được vẻ thất vọng và buồn bã, có lúc nghẹn ngào, báo tin Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ đề nghị của Bộ Chính trị, quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
Mọi người đều biết rõ “một đồng chí trong Bộ Chính trị” ấy chính là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau hội nghị, khi tiếp xúc với cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng nhắc đến “đồng chí” ấy dưới mật danh là “đồng chí X”.
“Đồng chí X” không bị kỷ luật không phải vì không có lỗi, nhưng nói theo Trương Tấn Sang là “do hoàn cảnh”.
Còn Nguyễn Phú Trọng thì lại giải thích là không muốn gây “ân oán, thù oán, đối phó thành phe nhóm, làm rối nội bộ”.
Lỗi của “đồng chí X”, hầu như ai cũng biết. Chúng rành rành qua các chức tước, chức vụ và tài sản khổng lồ của con cái và gia đình của ông. Chúng nằm chình ình ở ngôi nhà thờ họ đồ sộ của Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang. Chúng thể hiện ở các vụ án kinh tế gây thất thoát và lỗ lã đến cả tỉ đô la của các tập đoàn kinh tế cho Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp lãnh đạo. Đã có vô số bài viết và thư tố cáo về việc tham nhũng, dung dưỡng tham nhũng và lạm dụng chức quyền để thu lợi cho bản thân và gia đình của Nguyễn Tấn Dũng. Đã có hẳn một trang web được thiết lập và hoạt động hầu như chỉ để làm cái công việc tố cáo ấy: Quan Làm Báo.
Nhiều người trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản thấy rõ những điều đó. Dân chúng Việt Nam thấy rõ những điều đó. Ai cũng thấy rõ những điều đó.
Bởi vậy, lúc Hội nghị 6 diễn ra, mọi người chờ đợi là Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị kỷ luật. Sẽ bị mất chức. Nhưng, không. Sau đó, người ta lại tưởng, dù không bị kỷ luật, Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ bị một cú sốc lớn lao. Sẽ im lặng. Sẽ dè dặt hơn. Trong trường hợp của ông, sự dè dặt và im lặng được xem là dấu hiệu của lòng tự trọng.
Nhưng, cũng không.
Bức ảnh chụp chung với giới lãnh đạo đảng Cộng sản ngay sau Hội nghị 6 cho thấy một hình ảnh khác hẳn:
Trong lúc Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang mặt mũi dàu dàu, tiu nghỉu, buồn rầu như đang có tang thì mặt mày của Nguyễn Tấn Dũng lại tươi hơn hởn, ra vẻ đắc ý, như một người chiến thắng.
Chưa hết. Hơn một tháng sau, nói chuyện tại Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/10, Nguyễn Tấn Dũng lại lớn tiếng nói đến nỗ lực chống tham nhũng. Theo ông, “phòng chống tham nhũng không phải chỉ bằng pháp luật mà còn ở vấn đề con người”. Ở con người, quan trọng nhất là giáo dục. Trong giáo dục, quan trọng nhất là nhân cách. Ở nhân cách, quan trọng nhất là “lòng tự trọng”.
Trời đất! Nghe, cứ có cảm giác như nghe Tú Bà rao giảng về giá trị của trinh tiết và sự chung thủy.
Nhưng cũng chưa hết.
Trong dịp tiếp xúc với cử tri tại Hải Phòng vào ngày 4/12, Nguyễn Tấn Dũng lại nói về quyết tâm chống tham nhũng, đặc biệt, ngăn chận các nhóm lợi ích, những kẻ có tiền và có quyền cấu kết với nhau để lũng đoạn kinh tế đất nước, vơ vét của cải của dân chúng, làm giàu một cách bất chính. Ông hô hào: “Các cấp, các ngành phải kiên trì, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng.”
Đọc những bản tin kiểu như thế, tôi có cảm giác mình đang xem một vở kịch.
Hài kịch.
Lại là hài kịch dở.
Không những vô duyên mà còn có một cái gì như trơ trẽn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Sau đó, người ta được biết, Ban Chấp hành Trung ương đảng đã dành một phần ba thời gian của hội nghị chỉ để làm cái công việc ấy. Thế nhưng, kết quả thế nào? Trong diễn văn bế mạc hội nghị, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng không giấu được vẻ thất vọng và buồn bã, có lúc nghẹn ngào, báo tin Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ đề nghị của Bộ Chính trị, quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
Mọi người đều biết rõ “một đồng chí trong Bộ Chính trị” ấy chính là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau hội nghị, khi tiếp xúc với cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng nhắc đến “đồng chí” ấy dưới mật danh là “đồng chí X”.
“Đồng chí X” không bị kỷ luật không phải vì không có lỗi, nhưng nói theo Trương Tấn Sang là “do hoàn cảnh”.
Còn Nguyễn Phú Trọng thì lại giải thích là không muốn gây “ân oán, thù oán, đối phó thành phe nhóm, làm rối nội bộ”.
Lỗi của “đồng chí X”, hầu như ai cũng biết. Chúng rành rành qua các chức tước, chức vụ và tài sản khổng lồ của con cái và gia đình của ông. Chúng nằm chình ình ở ngôi nhà thờ họ đồ sộ của Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang. Chúng thể hiện ở các vụ án kinh tế gây thất thoát và lỗ lã đến cả tỉ đô la của các tập đoàn kinh tế cho Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp lãnh đạo. Đã có vô số bài viết và thư tố cáo về việc tham nhũng, dung dưỡng tham nhũng và lạm dụng chức quyền để thu lợi cho bản thân và gia đình của Nguyễn Tấn Dũng. Đã có hẳn một trang web được thiết lập và hoạt động hầu như chỉ để làm cái công việc tố cáo ấy: Quan Làm Báo.
Nhiều người trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản thấy rõ những điều đó. Dân chúng Việt Nam thấy rõ những điều đó. Ai cũng thấy rõ những điều đó.
Bởi vậy, lúc Hội nghị 6 diễn ra, mọi người chờ đợi là Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị kỷ luật. Sẽ bị mất chức. Nhưng, không. Sau đó, người ta lại tưởng, dù không bị kỷ luật, Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ bị một cú sốc lớn lao. Sẽ im lặng. Sẽ dè dặt hơn. Trong trường hợp của ông, sự dè dặt và im lặng được xem là dấu hiệu của lòng tự trọng.
Nhưng, cũng không.
Bức ảnh chụp chung với giới lãnh đạo đảng Cộng sản ngay sau Hội nghị 6 cho thấy một hình ảnh khác hẳn:
Trong lúc Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang mặt mũi dàu dàu, tiu nghỉu, buồn rầu như đang có tang thì mặt mày của Nguyễn Tấn Dũng lại tươi hơn hởn, ra vẻ đắc ý, như một người chiến thắng.
Chưa hết. Hơn một tháng sau, nói chuyện tại Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/10, Nguyễn Tấn Dũng lại lớn tiếng nói đến nỗ lực chống tham nhũng. Theo ông, “phòng chống tham nhũng không phải chỉ bằng pháp luật mà còn ở vấn đề con người”. Ở con người, quan trọng nhất là giáo dục. Trong giáo dục, quan trọng nhất là nhân cách. Ở nhân cách, quan trọng nhất là “lòng tự trọng”.
Trời đất! Nghe, cứ có cảm giác như nghe Tú Bà rao giảng về giá trị của trinh tiết và sự chung thủy.
Nhưng cũng chưa hết.
Trong dịp tiếp xúc với cử tri tại Hải Phòng vào ngày 4/12, Nguyễn Tấn Dũng lại nói về quyết tâm chống tham nhũng, đặc biệt, ngăn chận các nhóm lợi ích, những kẻ có tiền và có quyền cấu kết với nhau để lũng đoạn kinh tế đất nước, vơ vét của cải của dân chúng, làm giàu một cách bất chính. Ông hô hào: “Các cấp, các ngành phải kiên trì, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng.”
Đọc những bản tin kiểu như thế, tôi có cảm giác mình đang xem một vở kịch.
Hài kịch.
Lại là hài kịch dở.
Không những vô duyên mà còn có một cái gì như trơ trẽn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.