Đường dẫn truy cập

Nhìn lại mối quan hệ Việt – Mỹ


Tổng thống Mỹ Barack Obama dự một cuộc họp báo cùng với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, ngày 23 tháng 05 năm 2016.
Tổng thống Mỹ Barack Obama dự một cuộc họp báo cùng với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, ngày 23 tháng 05 năm 2016.

40 năm sau chiến tranh Việt Nam, quan hệ hai nước Mỹ-Việt đang trở nên gần gũi hơn bao giờ hết, điều mà các nhà quan sát gọi là một bước chuyển quan trọng kể từ khi hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ năm 1995.

Những nhà hoạch đinh chính sách tại Hà Nội và Washington đều hướng đến triển vọng phát triển kinh tế thăng tiến cho Việt Nam và một đối tác mạnh mẽ, chiến lược trong chính sách xoay trục sang khu vực Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Theo các nhà quan sát, sự kết hợp giữa các lợi ích địa chính trị và kinh tế sẽ lèo lái mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai.

Quan hệ Mỹ- Việt đóng băng hoàn toàn sau khi đòan xe tăng của Cộng sản Bắc Việt lao vào cổng Dinh Độc Lập tại Sài gòn ngày 30 tháng 04 năm 1975.

Washington áp đặt một lệnh trừng phạt cấm vận kinh tế, ngăn không cho Việt Nam tiếp cận hỗ trợ của ngay cả những tổ chức đa quốc gia như Ngân hàng Thế giới.

25 năm sau, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, với sự ủng hộ của các nhà lập pháp cả hai chính đảng, đã chấm dứt cấm vận, thiết lập quan hê ngoại giao song phương.

Chính quyền của Tổng thống Clinton còn tạo điều kiện cho một thỏa thuận thương mại song phương , đưa Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Hiện nay, trong bối cảnh những tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trên Biển Đông, Việt Nam và Mỹ đang tính toán những đường hướng cho mối quan hệ hai bên.

Chính sách Biển Đông của Washington đặt trọng tâm quyền tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Tuy nhiên, uy tín của Mỹ đối với các quốc gia đồng minh, những nước cũng đang đối đầu với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, lại phụ thuộc vào việc thể hiện sức mạnh và thắt chặt các liên minh quân sự.

Năm 2003, lần đầu tiên một tàu hải quân Hoa Kỳ thực hiến chuyến thăm hữu nghị đến Việt Nam, và kể từ đó tới nay, hai nước đang tăng cường các hoạt động huấn luyện phi tác chiến.

Cuối năm 2013, Washington đồng ý cung cấp 5 tàu tuần tra cho Việt Nam, một phần của gói viện trợ tăng cường an ninh hàng hải trị giá 18 triệu đô la.

Tuy nhiên, liên minh thực sự với Mỹ sẽ đẩy Hà Nội vào thế đối đầu với Trung Quốc, đối tác thương mại hai chiều lớn nhất của Việt Nam.

Hà Nội và Washington đều nhận thấy những lợi ích của việc Việt Nam gia nhập Hiệp ước Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước gây tranh cãi vẫn chưa được thông qua.

Tuy vậy, nhiều nhà lập pháp của Hoa Kỳ vẫn cho rằng Hà Nội cần cải thiện tình hình nhân quyền trong nước trước khi nhận được những ưu đãi thương mại mà theo dự đoán sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam.

VOA Express

XS
SM
MD
LG