Nhật Bản đã triệu hồi đại sứ nước này tại Nam Triều Tiên để phản đối chuyến đi thăm của Tổng thống Lee Myung-Bak đến một nhóm đảo cả hai nước đều đòi chủ quyền.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba hôm thứ Sáu nói chuyến đi thăm của Tổng thống Lee “tuyệt đối không thể nào chấp nhận được” và sẽ có một “hậu quả nghiêm trọng” đối với mối quan hệ Nam Triều Tiên-Nhật Bản.
Hôm nay, Tổng thống Lee trở thành Tổng thống đầu tiên từ trước đến nay của Nam Triều Tiên đi thăm các hòn đảo từng là nguồn gốc của những căng thẳng giữa hai nước trong nhiều thập niên qua.
Các giới chức Seoul giảm nhẹ tầm quan trọng của chuyến đi, cho rằng chuyến đi này không mục đích gây nên những xáo trộn.
Những đảo nhỏ này, tiếng Nhật Bản gọi là Takeshima và tiếng Triều Tiêu là Dokdo, thực sự dưới quyền kiểm soát của Nam Triều Tiên kể từ khi chấm dứt chế độ thuộc địa của Nhật Bản sau Thế chiến Thứ hai.
Tuần trước, Nhật Bản nêu lại việc đòi chủ quyền những đảo này trong phúc trình quốc phòng hàng năm, khiến cho Nam Triều Tiên mời một nhà ngoại giao Nhật Bản đến để phản đối.
Hai quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ về mậu dịch và du lịch và hợp tác với nhau về nhiều vấn đề chính sách ngoại giao mà cả hai bên đều quan tâm. Nhưng một loạt các vấn đề lãnh thổ và lịch sử cũng làm vẩn đục mối bang giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba hôm thứ Sáu nói chuyến đi thăm của Tổng thống Lee “tuyệt đối không thể nào chấp nhận được” và sẽ có một “hậu quả nghiêm trọng” đối với mối quan hệ Nam Triều Tiên-Nhật Bản.
Hôm nay, Tổng thống Lee trở thành Tổng thống đầu tiên từ trước đến nay của Nam Triều Tiên đi thăm các hòn đảo từng là nguồn gốc của những căng thẳng giữa hai nước trong nhiều thập niên qua.
Các giới chức Seoul giảm nhẹ tầm quan trọng của chuyến đi, cho rằng chuyến đi này không mục đích gây nên những xáo trộn.
Những đảo nhỏ này, tiếng Nhật Bản gọi là Takeshima và tiếng Triều Tiêu là Dokdo, thực sự dưới quyền kiểm soát của Nam Triều Tiên kể từ khi chấm dứt chế độ thuộc địa của Nhật Bản sau Thế chiến Thứ hai.
Tuần trước, Nhật Bản nêu lại việc đòi chủ quyền những đảo này trong phúc trình quốc phòng hàng năm, khiến cho Nam Triều Tiên mời một nhà ngoại giao Nhật Bản đến để phản đối.
Hai quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ về mậu dịch và du lịch và hợp tác với nhau về nhiều vấn đề chính sách ngoại giao mà cả hai bên đều quan tâm. Nhưng một loạt các vấn đề lãnh thổ và lịch sử cũng làm vẩn đục mối bang giao.