Đường dẫn truy cập

Nhật Bản tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan


Các binh lính Nhật đến sân bay Juba, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan, ngày 21/11/2016.
Các binh lính Nhật đến sân bay Juba, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan, ngày 21/11/2016.

Hôm thứ Hai, một nhóm binh lính của Nhật Bản đã đến Nam Sudan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Đây là nhóm binh lính đầu tiên được gửi ra nước ngoài sau 70 năm qua, kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.

350 binh lính mới đến để thay thế cho một nhóm binh sĩ Nhật đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ ở Nam Sudan trước đó, nhưng trước đây không được phép sử dụng vũ lực.

Chính phủ Nhật Bản vừa trao thêm quyền cho nhóm binh lính mới này, cho phép các binh sĩ dùng vũ lực để ứng cứu trong các trường hợp nhân viên LHQ hay nhân viên cứu trợ kêu cứu khẩn cấp vì bị tấn công.

Nhóm binh lính mới này cũng có kế hoạch bảo vệ các cơ sở của Liên Hiệp Quốc đã từng bị tấn công trước đây.

Các binh lính cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng ở thủ đô Juba.

Ông Tsuyoshi Higuchi, một giới chức thông tin quân sự Nhật Bản nói với Reuters rằng, có 67 binh lính đã đến Nam Sudan vào sáng ngày thứ Hai. Một nhóm 63 binh lính khác sẽ có mặt vào chiều cùng ngày. Nhóm cuối cùng trong số 350 binh lính sẽ đến nơi vào ngày 15 tháng 12.

Năm ngoái Nhật Bản thông qua đạo luật cho phép quân đội tham gia giải quyết các xung đột ở nước ngoài, bỏ chính sách chỉ chiến đấu để tự vệ lâu nay. Những người chỉ trích nói rằng đạo luật này vi phạm điều khoản chống chiến tranh trong hiến pháp, và có thể đẩy Nhật Bản vào các vụ xung đột với nước ngoài.

Kể từ khi các vụ đụng độ nổ ra vào tháng 12/2013, Nam Sudan bị nhận chìm trong bạo động giữa những người ủng hộ Tổng thống Tsuyoshi Higuchi và cựu Phó Tổng thống của ông là ông Riek Machar.

Các cuộc đụng độ phần lớn do mâu thuẫn sắc tộc đã đẩy nền kinh tế nước này đến nơi kiệt quệ, giết chết hàng nghìn người, và làm cho hơn hai triệu người phải li tán, gây nên tình trạng cực kỳ nghiêm trọng, được biết với khoảng 5 triệu người đói kém.

Năm nay, ông Machar quay lại thủ đô Juba, sau khi các bên đạt được một hiệp ước hòa bình, trong lúc ông Marchar đang ở bên trong tư dinh của tổng thống vào ngày 08/07, thì bên ngoài làn sóng tranh đấu vẫn tiếp tục diễn ra.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG