Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói ông mong muốn Tokyo tham gia các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do đầy tham vọng do Mỹ dẫn đầu, trong một nỗ lực nhằm khôi phục nền kinh tế sút kém của đất nước.
Ông Abe thông báo như vậy tại một cuộc họp báo hôm nay. Ông nói Nhật Bản không được là quốc gia duy nhất trong khu vực với nền kinh tế "hướng nội". Ông nói đây này "cơ hội cuối cùng" của Nhật và cảnh báo rằng nếu bỏ lỡ cơ hội, nước này sẽ bị "bỏ lại phía sau."
Chính quyền Tokyo ước tính rằng tham gia vào thỏa thuận Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ nâng tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản lên gần 0,7% hay nói cách khác, 31 tỷ đô la mỗi năm.
Việc nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tham gia vào thỏa thuận này cũng sẽ nâng cao vị thế của TPP. Với Nhật Bản, Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác, TPP sẽ chiếm 40% khối lượng nền kinh tế thế giới.
Cuộc đàm phán về thỏa thuận này nhằm mục đích giảm thuế quan cũng như hướng tới các biện pháp khác nhằm giảm thiểu những rào cản thương mại phi thuế quan.
Tham gia vào thỏa thuận thương mại là một việc gây nhiều tranh cãi ở Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp lớn nói thỏa thuận sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh bằng cách giúp họ tiếp cận thị trường xuất khẩu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều nông dân lại cho rằng giảm thuế sẽ làm cho họ không thể cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu giá rẻ.
Thủ tướng Abe đã đưa thỏa thuận này vào chính sách kinh tế ba mũi nhọn của ông, còn được gọi là "kinh tế học kiểu Abe". Chiến lược này cũng bao gồm việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng công chi.
Washington nói dự định sẽ hoàn tất các cuộc đàm phán về TPP vào cuối năm nay. Không rõ việc Nhật Bản tham gia vào thỏa thuận này sẽ có ảnh hưởng đến mốc thời gian đó hay không.
Ông Abe thông báo như vậy tại một cuộc họp báo hôm nay. Ông nói Nhật Bản không được là quốc gia duy nhất trong khu vực với nền kinh tế "hướng nội". Ông nói đây này "cơ hội cuối cùng" của Nhật và cảnh báo rằng nếu bỏ lỡ cơ hội, nước này sẽ bị "bỏ lại phía sau."
Chính quyền Tokyo ước tính rằng tham gia vào thỏa thuận Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ nâng tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản lên gần 0,7% hay nói cách khác, 31 tỷ đô la mỗi năm.
Việc nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tham gia vào thỏa thuận này cũng sẽ nâng cao vị thế của TPP. Với Nhật Bản, Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác, TPP sẽ chiếm 40% khối lượng nền kinh tế thế giới.
Cuộc đàm phán về thỏa thuận này nhằm mục đích giảm thuế quan cũng như hướng tới các biện pháp khác nhằm giảm thiểu những rào cản thương mại phi thuế quan.
Tham gia vào thỏa thuận thương mại là một việc gây nhiều tranh cãi ở Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp lớn nói thỏa thuận sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh bằng cách giúp họ tiếp cận thị trường xuất khẩu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều nông dân lại cho rằng giảm thuế sẽ làm cho họ không thể cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu giá rẻ.
Thủ tướng Abe đã đưa thỏa thuận này vào chính sách kinh tế ba mũi nhọn của ông, còn được gọi là "kinh tế học kiểu Abe". Chiến lược này cũng bao gồm việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng công chi.
Washington nói dự định sẽ hoàn tất các cuộc đàm phán về TPP vào cuối năm nay. Không rõ việc Nhật Bản tham gia vào thỏa thuận này sẽ có ảnh hưởng đến mốc thời gian đó hay không.