BẮC KINH —
Một giới chức cấp cao của Hoa Kỳ tuyên bố tình hình nhân quyền của Trung Quốc tiếp tục xuống cấp. Bà Uzra Zeya, quyền trợ lý ngoại trưởng đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, nói các cuộc đàm phán diễn ra tại Trung Quốc hồi đầu tuần này đã không đạt được những trông đợi của Hoa Kỳ.
Các cuộc đàm phán về nhân quyền trong tuần này là lần thứ 18 các giới chức Hoa Kỳ và Trung Quốc tề tựu để thảo luận một đề tài mà bà Uzra Zeya nói là tâm điểm cho cuộc giao tiếp song phương giữa Washington và Bắc Kinh.
Bà nói trong khi thừa nhận thành tích đáng kể của nhân dân Trung Quốc trong việc đưa hàng trăm ngàn người ra khỏi tình trạng nghèo khó, cuộc đối thoại cũng không né tránh một loạt các vấn đề mà các chính sách và tập tục của Trung Quốc đã thất bại một cách nghiêm trọng trong việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Bà cho biết:
“Chúng tôi đã nêu bật một số các phương sách khác nhau mà người dân Trung Quốc nói về kỳ vọng của họ đối với chính phủ, có liên quan đến vấn đề tham nhũng, xuống cấp môi trường, an toàn công nhân và người tiêu thụ, thiếu pháp trị, tự do tôn giáo và các mặt khác của chính sách nhà nước.”
Cuộc họp, diễn ra tại thành phố Côn Minh miền nam Trung Quốc, là cuộc họp đầu tiên kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nhậm chức hồi tháng 3. Các tổ chức nhân quyền nêu ra rằng kể từ khi ông Tập lên nhậm chức, nhà chức trách Trung Quốc đã đặt hơn 1 chục nhà hoạt động trong tình trạng quản thúc vì kêu gọi các giới chức công khai tài sản.
Vụ trấn át đã xảy ra bất chấp sự kiện các giới chức Trung Quốc lên tiếng ủng hộ việc diệt trừ tham nhũng và chi tiêu lãng phí của các cơ quan chính phủ. Ðảng Cộng sản Trung Quốc nói họ đang ở trong một cuộc tranh đấu một mất một còn với nạn tham nhũng.
Các nhà hoạt động khác đã bị bắt giữ vì tìm cách phóng thích những người khiếu nại đang bị giam ở những nơi gọi là “nhà tù đen.”
Các trung tâm giam giữ bí mật là một phương pháp ngoài vòng luật pháp mà chính quyền dùng để bịt miệng giới bất đồng. Bà nói:
“Chúng tôi nêu ra rằng những hành động như thế đi ngược lại với các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc và thực ra trong đa số trường hợp đi ngược lại cả với các luật lệ và hiến pháp của chính Trung Quốc. Chúng tôi cũng bầy tỏ mối quan tâm sâu xa về những mưu toan kiểm soát hay bịt miệng những người hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu vào các thành viên trong gia đình và những người hợp tác với các nhà hoạt động đó.”
Trung Quốc thường xuyên bác bỏ những lời chỉ trích đó là can thiệp vào nội bộ của họ. Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng những người đã bị bắt giữ đang được xử lý theo đúng luật pháp của họ.
Khi được hỏi nhà cầm quyền Trung Quốc đáp ứng với việc đề cập đến các vụ việc cụ thể riêng lẻ, bà Zeya nói các giới chức có cung cấp một số thông tin nhưng nói chung câu đáp của họ không thỏa mãn những điều mà các giới chức Hoa Kỳ trông đợi gặt hái được trong cuộc họp.
Một số tổ chức nhân quyền đã nêu thắc mắc về hiệu quả của các cuộc đối thoại, đã diễn ra từ đầu thập niên 1990. Họ lập luận rằng cuộc thảo luận đã trở thành tập tục thường lệ về ngoại giao và không đạt được mấy kết quả.
Bất chấp thẩm định của chính phủ Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền xuống cấp ở Trung Quốc, bà Zeya lập luận rằng các cuộc đàm phán không phải chỉ là một sự thực tập trống rỗng.
Bà nói tuy Washington và Bắc Kinh có thể bất đồng về nhân quyền, kỳ vọng của công chúng Trung Quốc đặt vào sự thay đổi trách nhiệm của chính phủ đã không đứng yên kể từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu cách đây hơn 1 thập niên. Bà nhận định"
“Cá nhân tôi không coi vấn đề nhân quyền là một lãnh vực gây bất đồng giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Trung Quốc. Như dân chúng ở mọi nơi khác, người dân Trung Quốc xứng đáng được đối xử một cách tôn trọng, có một chính phủ trách nhiệm, và được lắng nghe tiếng nói. Các cuộc thảo luận này vì thế rốt cuộc là bàn về nguyện vọng của công dân Trung Quốc và hướng đi của họ trong tương lai.”
Trong các cuộc đàm phán, các giới chức Hoa Kỳ cũng bầy tỏ mối quan tâm sâu xa về các mưu toan của Trung Quốc bịt miệng giới bất đồng và siết chặt kiểm soát các khối thiểu số người Tây Tạng và Uighur.
Họ cũng kêu gọi Trung Quốc tham gia vào cuộc đối thoại với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong, Ðức Ðạt Lai Lạt ma hay các đại diện của ngài.
Kể từ năm 2009, hơn 120 người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối các chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng và những khu vực Tây Tạng ở Trung Quốc. Họ cũng đã kêu gọi Ðức Ðạt lai Lạt ma trở về.
Trung Quốc nói Ðức Ðạt lai Lạt ma đứng sau những vụ tự thiêu, và vị lãnh tụ tinh thần đang sống lưu vong này đã bác bỏ lời cáo buộc đó.
Các cuộc đàm phán về nhân quyền trong tuần này là lần thứ 18 các giới chức Hoa Kỳ và Trung Quốc tề tựu để thảo luận một đề tài mà bà Uzra Zeya nói là tâm điểm cho cuộc giao tiếp song phương giữa Washington và Bắc Kinh.
Bà nói trong khi thừa nhận thành tích đáng kể của nhân dân Trung Quốc trong việc đưa hàng trăm ngàn người ra khỏi tình trạng nghèo khó, cuộc đối thoại cũng không né tránh một loạt các vấn đề mà các chính sách và tập tục của Trung Quốc đã thất bại một cách nghiêm trọng trong việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Bà cho biết:
“Chúng tôi đã nêu bật một số các phương sách khác nhau mà người dân Trung Quốc nói về kỳ vọng của họ đối với chính phủ, có liên quan đến vấn đề tham nhũng, xuống cấp môi trường, an toàn công nhân và người tiêu thụ, thiếu pháp trị, tự do tôn giáo và các mặt khác của chính sách nhà nước.”
Cuộc họp, diễn ra tại thành phố Côn Minh miền nam Trung Quốc, là cuộc họp đầu tiên kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nhậm chức hồi tháng 3. Các tổ chức nhân quyền nêu ra rằng kể từ khi ông Tập lên nhậm chức, nhà chức trách Trung Quốc đã đặt hơn 1 chục nhà hoạt động trong tình trạng quản thúc vì kêu gọi các giới chức công khai tài sản.
Vụ trấn át đã xảy ra bất chấp sự kiện các giới chức Trung Quốc lên tiếng ủng hộ việc diệt trừ tham nhũng và chi tiêu lãng phí của các cơ quan chính phủ. Ðảng Cộng sản Trung Quốc nói họ đang ở trong một cuộc tranh đấu một mất một còn với nạn tham nhũng.
Các nhà hoạt động khác đã bị bắt giữ vì tìm cách phóng thích những người khiếu nại đang bị giam ở những nơi gọi là “nhà tù đen.”
Các trung tâm giam giữ bí mật là một phương pháp ngoài vòng luật pháp mà chính quyền dùng để bịt miệng giới bất đồng. Bà nói:
“Chúng tôi nêu ra rằng những hành động như thế đi ngược lại với các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc và thực ra trong đa số trường hợp đi ngược lại cả với các luật lệ và hiến pháp của chính Trung Quốc. Chúng tôi cũng bầy tỏ mối quan tâm sâu xa về những mưu toan kiểm soát hay bịt miệng những người hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu vào các thành viên trong gia đình và những người hợp tác với các nhà hoạt động đó.”
Trung Quốc thường xuyên bác bỏ những lời chỉ trích đó là can thiệp vào nội bộ của họ. Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng những người đã bị bắt giữ đang được xử lý theo đúng luật pháp của họ.
Khi được hỏi nhà cầm quyền Trung Quốc đáp ứng với việc đề cập đến các vụ việc cụ thể riêng lẻ, bà Zeya nói các giới chức có cung cấp một số thông tin nhưng nói chung câu đáp của họ không thỏa mãn những điều mà các giới chức Hoa Kỳ trông đợi gặt hái được trong cuộc họp.
Một số tổ chức nhân quyền đã nêu thắc mắc về hiệu quả của các cuộc đối thoại, đã diễn ra từ đầu thập niên 1990. Họ lập luận rằng cuộc thảo luận đã trở thành tập tục thường lệ về ngoại giao và không đạt được mấy kết quả.
Bất chấp thẩm định của chính phủ Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền xuống cấp ở Trung Quốc, bà Zeya lập luận rằng các cuộc đàm phán không phải chỉ là một sự thực tập trống rỗng.
Bà nói tuy Washington và Bắc Kinh có thể bất đồng về nhân quyền, kỳ vọng của công chúng Trung Quốc đặt vào sự thay đổi trách nhiệm của chính phủ đã không đứng yên kể từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu cách đây hơn 1 thập niên. Bà nhận định"
“Cá nhân tôi không coi vấn đề nhân quyền là một lãnh vực gây bất đồng giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Trung Quốc. Như dân chúng ở mọi nơi khác, người dân Trung Quốc xứng đáng được đối xử một cách tôn trọng, có một chính phủ trách nhiệm, và được lắng nghe tiếng nói. Các cuộc thảo luận này vì thế rốt cuộc là bàn về nguyện vọng của công dân Trung Quốc và hướng đi của họ trong tương lai.”
Trong các cuộc đàm phán, các giới chức Hoa Kỳ cũng bầy tỏ mối quan tâm sâu xa về các mưu toan của Trung Quốc bịt miệng giới bất đồng và siết chặt kiểm soát các khối thiểu số người Tây Tạng và Uighur.
Họ cũng kêu gọi Trung Quốc tham gia vào cuộc đối thoại với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong, Ðức Ðạt Lai Lạt ma hay các đại diện của ngài.
Kể từ năm 2009, hơn 120 người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối các chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng và những khu vực Tây Tạng ở Trung Quốc. Họ cũng đã kêu gọi Ðức Ðạt lai Lạt ma trở về.
Trung Quốc nói Ðức Ðạt lai Lạt ma đứng sau những vụ tự thiêu, và vị lãnh tụ tinh thần đang sống lưu vong này đã bác bỏ lời cáo buộc đó.