Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland tuần này có mặt tại Ukraina để gặp Tổng thống Viktor Yanukovych và các nhân vật đối lập giữa lúc đối đầu giữa chính phủ và những người biểu tình vẫn tiếp tục.
Trong một cuộc điện đàm dường như bị nghe lén và được đưa lên Internet, bà Nuland đã dùng một từ thô tục tỏ ý chê trách lập trường của Liên hiệp châu Âu khi nói chuyện với đại sứ Mỹ tại Ukraina Geoffrey Pyatt.
Trong một trích đoạn khác, bà Victoria Nuland dường như khuyến cáo là một trong những lãnh tụ đối lập Ukraina, ông Vitaly Klitschko, không nên có mặt trong chính phủ tương lai.
“Tôi không nghĩ Klitschko nên tham gia chính phủ. Tôi không nghĩ việc đó là cần thiết. Tôi không nghĩ đây là ý kiến hay,” bà Nuland nói.
Bà Nuland đã lên tiếng xin lỗi EU nhưng từ chối trả lời những câu hỏi của phóng viên về cuộc điện đàm.
Phản ứng trước những lời lẽ này, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier mạnh mẽ bênh vực vai trò của Liên hiệp châu Âu:
“Tôi nghĩ điều bà Nuland nói về thái độ của Liên hiệp châu Âu là không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ không có chỗ nào để chỉ trích về cách hành xử của chúng tôi đối với Ukraina. Thái độ của chúng tôi rất thận trọng và suy xét rất kỹ. Có khả năng cho thảo luận về những chế tài và chúng tôi đang tiến hành những cuộc thảo luận này.”
Những cuộc biểu tình bùng phát ở Ukraina vào tháng 11 năm ngoái sau khi Tổng thống Yanukovich không ký kết một hiệp định thương mại với Liên hiệp Âu châu, mà thay vào đó ký một khoản vay và một thỏa thuận năng lượng với Nga.
Kể từ đó, các chính trị gia Mỹ và Liên hiệp châu Âu đã nhiều lần đến Kyiv. Ông Ian Bond thuộc viện nghiên cứu chính sách của Trung tâm Cải cách châu Âu nói các đồng minh dường như làm việc song hành với nhau.
“Tôi thấy cho tới giờ dường như EU làm khá tốt ở Ukraina và trên tổng thể EU và Mỹ làm việc khá ăn ý với nhau. Tuy nhiên theo tôi thì đối với nhiều nhà ngoại giao Mỹ vấn đề với EU là tổ chức này làm việc rất chậm chạp.”
Trên đường phố Brussels người dân có phản ứng không thống nhất đối với tranh cãi ngoại giao này.
Bà Fiona Chevalier, một cư dân Brussels nói:
“Là một công dân châu Âu, tôi cảm thấy bất bình. Tôi cảm thấy buồn là Mỹ đánh giá châu Âu thấp như vậy.”
Ông Marc Botenga, một cư dân Brussels khác phát biểu:
“Mỹ coi thường châu Âu không có gì là ngạc nhiên. Tuy nhiên thảo luận về việc chính phủ một nước khác phải như thế nào thật không dân chủ cho lắm.”
Việc đưa lên Internet cuộc điện đàm đầu tiên được truy nguyên từ Nga.
Moskva phủ nhận nghe lén cuộc điện đàm này. Nhưng các nhà phân tích nói sự tiết lộ này chẳng mấy có ích cho việc cải thiện mối quan hệ vốn đã giá lạnh giữa Điện Kremlin và phương Tây.
Trong một cuộc điện đàm dường như bị nghe lén và được đưa lên Internet, bà Nuland đã dùng một từ thô tục tỏ ý chê trách lập trường của Liên hiệp châu Âu khi nói chuyện với đại sứ Mỹ tại Ukraina Geoffrey Pyatt.
Trong một trích đoạn khác, bà Victoria Nuland dường như khuyến cáo là một trong những lãnh tụ đối lập Ukraina, ông Vitaly Klitschko, không nên có mặt trong chính phủ tương lai.
“Tôi không nghĩ Klitschko nên tham gia chính phủ. Tôi không nghĩ việc đó là cần thiết. Tôi không nghĩ đây là ý kiến hay,” bà Nuland nói.
Bà Nuland đã lên tiếng xin lỗi EU nhưng từ chối trả lời những câu hỏi của phóng viên về cuộc điện đàm.
Phản ứng trước những lời lẽ này, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier mạnh mẽ bênh vực vai trò của Liên hiệp châu Âu:
“Tôi nghĩ điều bà Nuland nói về thái độ của Liên hiệp châu Âu là không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ không có chỗ nào để chỉ trích về cách hành xử của chúng tôi đối với Ukraina. Thái độ của chúng tôi rất thận trọng và suy xét rất kỹ. Có khả năng cho thảo luận về những chế tài và chúng tôi đang tiến hành những cuộc thảo luận này.”
Những cuộc biểu tình bùng phát ở Ukraina vào tháng 11 năm ngoái sau khi Tổng thống Yanukovich không ký kết một hiệp định thương mại với Liên hiệp Âu châu, mà thay vào đó ký một khoản vay và một thỏa thuận năng lượng với Nga.
Kể từ đó, các chính trị gia Mỹ và Liên hiệp châu Âu đã nhiều lần đến Kyiv. Ông Ian Bond thuộc viện nghiên cứu chính sách của Trung tâm Cải cách châu Âu nói các đồng minh dường như làm việc song hành với nhau.
“Tôi thấy cho tới giờ dường như EU làm khá tốt ở Ukraina và trên tổng thể EU và Mỹ làm việc khá ăn ý với nhau. Tuy nhiên theo tôi thì đối với nhiều nhà ngoại giao Mỹ vấn đề với EU là tổ chức này làm việc rất chậm chạp.”
Trên đường phố Brussels người dân có phản ứng không thống nhất đối với tranh cãi ngoại giao này.
Bà Fiona Chevalier, một cư dân Brussels nói:
“Là một công dân châu Âu, tôi cảm thấy bất bình. Tôi cảm thấy buồn là Mỹ đánh giá châu Âu thấp như vậy.”
Ông Marc Botenga, một cư dân Brussels khác phát biểu:
“Mỹ coi thường châu Âu không có gì là ngạc nhiên. Tuy nhiên thảo luận về việc chính phủ một nước khác phải như thế nào thật không dân chủ cho lắm.”
Việc đưa lên Internet cuộc điện đàm đầu tiên được truy nguyên từ Nga.
Moskva phủ nhận nghe lén cuộc điện đàm này. Nhưng các nhà phân tích nói sự tiết lộ này chẳng mấy có ích cho việc cải thiện mối quan hệ vốn đã giá lạnh giữa Điện Kremlin và phương Tây.