Một nhà hoạt động nữ ở tuổi đôi mươi đang đối diện với nguy cơ một căn bệnh hiểm nghèo trong nhà tù Việt Nam với bản án 7 năm tù về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì tham gia các hoạt động cổ súy đa đảng-dân chủ, bênh vực quyền lợi cho công nhân bị bóc lột sức lao động mà không có công đoàn độc lập bảo vệ.
Đỗ Thị Minh Hạnh là một cô gái nhỏ nhắn nhưng có nghị lực mạnh mẽ và tinh thần bất khuất. Cô vẫn can đảm đấu tranh chống lại những vi phạm nhân quyền hằng ngày ngay từ sau song sắt nhà tù, bất chấp những hậu quả khắc nghiệt với bản thân và với bệnh tình của mình.
Tạp chí Thanh niên VOA có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu cô Hạnh, để tìm hiểu về tình trạng của nhà hoạt động trẻ quên mình, dấn thân vì mong muốn một xã hội tiến bộ.
Trà Mi: Trường hợp của cô Hạnh đang được quốc tế rất quan tâm, đặc biệt là giới bảo vệ nhân quyền, với các cuộc vận động khắp nơi can thiệp cho cô. Xin bà cho biết tình trạng giam giữ và sức khỏe hiện nay của Hạnh thế nào?
Bà Ngọc Minh: Minh Hạnh bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Hạnh báo cho gia đình biết hiện tại cô thường xuyên đau nhức và teo dần một bên ngực trái, mỗi buổi chiều thường bị sốt. Qua tham khảo, gia đình được biết đó là một trong các biểu hiện của bệnh ung thư vú. Chúng tôi rất lo lắng. Vừa qua, sau khi bà con trong và ngoài nước lên tiếng bênh vực Hạnh, nhà cầm quyền cộng sản cho Hạnh đi khám bệnh ở quân đoàn 4, nhưng chỉ được khám sơ sài. Họ nói Hạnh bị di truyền bẩm sinh mà gia đình không ai bị bệnh này cả. Khám ở quân đoàn 4 của trại giam, chúng tôi không tin tưởng. Kết luận của họ, chúng tôi không nhất trí. Chúng tôi sẽ làm đơn đề nghị họ cho đi khám chuyên khoa, có sự giám sát của công an và gia đình. Phải cho cháu xét nghiệm, định bệnh, và điều trị đến nơi đến chốn để cứu tính mạng cho cháu.
Trà Mi: Trong những bức thư cuả Hạnh lọt được ra ngoài, Hạnh kể về những sự chèn ép, áp bức, áp lực và võ lực đối với cô trong trại giam vì cô dứt khoát không ‘nhận tội’ và quyết đấu tranh đến cùng chống lại những sai phạm. Sau những lá thư đó, điều kiện đối xử của trại với cô khá hơn hay tệ đi?
Bà Ngọc Minh: Sau khi đưa thư lên công luận, nhờ bà con trong ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ, cho nên nhà tù có cải thiện. Họ thay đổi thái độ và cư xử với Hạnh tốt hơn, không đàn áp nữa. Hạnh và những người tù trong trại cũng không phải lao động nữa. Họ tử tế hơn.
Trà Mi: Các cựu tù nhân cho biết nếu nhận tội tù nhân sẽ được những điều kiện ưu đãi hơn , được cho đi khám chữa bệnh, được đối xử tử tế hơn…Trong hoàn cảnh bệnh tật đe dọa hiện nay, liệu Hạnh có nghĩ đến điều đó?
Bà Ngọc Minh: Hạnh dứt khoát nghĩ rằng mình không có tội. Ngay cả lúc ở Bình Thuận, khi công an cho tôi gặp Hạnh, Hạnh nói với tôi: “Đời người chỉ chết có một lần thôi, để cho họ thấy họ không được coi thường tinh thần của dân tộc. Con không có tội. Những việc con làm, bất cứ công dân nào cũng phải làm. Nhà cầm quyền cộng sản dùng quyền lực, bạo lực, và tất cả các phương tiện bắt ép chúng con thì đành chịu thôi. Nhưng chúng con không có tội.” Dứt khoát trong lòng Hạnh cho tới giờ phút này vẫn không có tội. Trước phiên tòa, Hạnh cũng nói Hạnh không có tội.
Trà Mi: Chính quyền có từng đặt điều kiện thế nào với cô Hạnh không trong suốt thời gian giam cầm cô?
Bà Ngọc Minh: Mỗi lần tôi đi thăm Hạnh, cán bộ trại giam nói với tôi trong 4 tiêu chí giảm án, tiêu chí đầu tiên là ‘nhận tội’ và họ đề nghị gia đình khuyên Hạnh ‘nhận tội’. Rất nhiều lần ngay Viện Kiểm Sát cũng đề nghị 3 gia đình chúng tôi khuyên các cháu ‘nhận tội để được nhà nước khoan hồng’. Họ cứ vận động tôi phải làm thế nào để cho Hạnh ‘nhận tội’, nhưng tôi có bảo với công an rằng Hạnh nói với tôi: “Không có tin công an.”
Trà Mi: Từ khi nào Hạnh bắt đầu quan tâm đến chuyện phải bảo vệ nhân quyền, phải bênh vực cho người công nhân, và phải dấn thân vì một xã hội tiến bộ?
Bà Ngọc Minh: Từ lúc học lớp 12, Hạnh đã có vẻ bất bình rồi. Hạnh nói đối với Hạnh thì không sao vì gia đình có công với cách mạng, ông nội là lão thành cách mạng, bà nội là liệt sỹ thời kỳ chống Pháp. Lý lịch của Hạnh không có gì để phàn nàn, nhưng Hạnh đấu tranh cho các bạn vì Hạnh thấy rằng làm lý lịch thi đại học và học phí đại học họ đều ưu tiên cho gia đình có công cách mạng và con cán bộ. Hạnh than phiền “Tại sao lại phân biệt lý lịch tốt-xấu? Lý lịch tốt-xấu là thế nào? Chúng con có tội gì để bị phân biệt như vậy?” Khi vào Sài Gòn thi đại học, Hạnh tìm hiểu thực trạng xã hội. Hạnh đã khóc tâm sự với chị gái rằng đất nước đang lâm nguy. Thế rồi sau đó Hạnh âm thầm dấn thân. Từ 2003, Hạnh tham gia các công tác xã hội, giúp đỡ gia đình nghèo. Năm 2005, Hạnh tham gia khối 8406, giúp đỡ dân oan mất đất. Hạnh về đánh máy các hồ sơ khiếu nại đất đai cho dân oan rất nhiều. Từ năm 2005 biết được các hoạt động của Hạnh, tôi có ngăn cản, nhưng sau đó khi Hạnh vào Sài Gòn học Cao đẳng Kinh tế, Hạnh tiếp tục âm thầm hoạt động. Trong thời gian hoạt động, không có Tết nào Hạnh ăn Tết ở nhà cả. Hạnh nói: “Thực trạng xã hội Việt Nam rất bi đát, nguy cơ mất nước, dân rất đau khổ” và Hạnh đi thôi.
Trà Mi: Gia đình suy nghĩ thế nào về những hoạt động, lý tưởng mà Hạnh theo đuổi dẫn đến bản án 7 năm tù của cô?
Bà Ngọc Minh: Khi Hạnh bị bắt, tôi rất buồn, rất đau khổ và giận dữ vì tôi không hiểu biết. Nhưng sau khi tìm hiểu, tôi thấy rằng Hạnh đã làm đúng. Những việc Hạnh làm, mỗi công dân của mỗi nước đều phải làm. Cho nên, gia đình đã hưởng ứng và đồng tình. Điều này đã làm cho Hạnh hạnh phúc. Qua thời gian dài, tôi không đồng tình với Hạnh, Hạnh rất đau khổ, và tôi hối hận đã làm cho con mình đau khổ. Từ khi tôi hưởng ứng việc làm của con, Hạnh rất vui mừng, rất hạnh phúc.
Trà Mi: Với tình trạng hiện nay khi Hạnh đang đứng trước nguy cơ căn bệnh hiểm nghèo, gia đình có dự định thế nào để giúp bệnh trạng của cô được can thiệp kịp thời, đúng mức?
Bà Ngọc Minh: Việc làm của Hạnh cũng như bao nhiêu người khác đã làm như anh Nguyễn Văn Hải hay chị Tạ Phong Tần. Tôi không dám đòi hỏi gì hơn vì những người đó cũng khổ như con mình. Hạnh ở tù như chia sẻ những gian nan với họ. Tôi mong muốn con mình được tự do và cũng mong muốn Hùng, Chương, và những người đã dấn thân cho Tổ quốc được ra tù cùng một lúc. Trước mắt, tôi thiết tha yêu cầu cộng đồng người Việt trong và ngòai nước, cộng đồng quốc tế giúp đỡ, lên tiếng mạnh mẽ cho Hạnh để Hạnh được đi khám chuyên khoa, được điều trị để bảo vệ tính mạng cho Minh Hạnh trong lúc này.
Trà Mi: Còn đối với những người hữu trách, những người đang nắm sự tự do và cả tính mạng của Hạnh trong tay, bà Minh muốn nói gì với họ?
Bà Ngọc Minh: Tôi muốn nói rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã lừa dối dân, lừa dối dân tộc chúng tôi quá nhiều rồi. Sau 1975, tôi đã phục vụ họ tích cực. Tôi hy sinh tất cả cho chế độ. Họ đã lừa dối chúng tôi và cả quốc tế. Tôi mong muốn nhà cầm quyền phải ý thức được bổn phận của mình, phải có lương tâm, phải thay đổi chính sách cai trị, thả tất cả tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị. Đó là những người yêu nước mà nhà nước phải tôn trọng, trong đó có con tôi.
Trà Mi: Nếu như điều kiện đổi lại với việc trả tự do cho cô Hạnh là cô phải ‘nhận tội’. Nếu điều kiện đó được đặt ra với gia đình, gia đình có sẵn sàng khuyên nhủ con mình nghe theo?
Bà Ngọc Minh: Không. Chúng tôi thấy con tôi không có tội. Không bao giờ. Điều này thì không bao giờ. Con tôi đã nói với tôi rằng con tôi không có tội. Và tôi nhận thấy việc làm của con mình từ trước tới nay hoàn toàn vô tội. Không thể bao giờ chúng tôi khuyên con mình ‘nhận tội’.
Trà Mi: Kể cả trong trường hợp phải đổi lấy sự nguy kịch về sức khỏe và tính mạng của con gái mình?
Bà Ngọc Minh: Thưa vâng. Vì điều này sẽ làm cho Hạnh hạnh phúc.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bà Minh rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Đời người chỉ chết có một lần thôi, để cho họ thấy họ không được coi thường tinh thần của dân tộc. Con không có tội. Những việc con làm, bất cứ công dân nào cũng phải làmĐỗ thị Minh Hạnh
Tạp chí Thanh niên VOA có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu cô Hạnh, để tìm hiểu về tình trạng của nhà hoạt động trẻ quên mình, dấn thân vì mong muốn một xã hội tiến bộ.
Trà Mi: Trường hợp của cô Hạnh đang được quốc tế rất quan tâm, đặc biệt là giới bảo vệ nhân quyền, với các cuộc vận động khắp nơi can thiệp cho cô. Xin bà cho biết tình trạng giam giữ và sức khỏe hiện nay của Hạnh thế nào?
Bà Ngọc Minh: Minh Hạnh bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Hạnh báo cho gia đình biết hiện tại cô thường xuyên đau nhức và teo dần một bên ngực trái, mỗi buổi chiều thường bị sốt. Qua tham khảo, gia đình được biết đó là một trong các biểu hiện của bệnh ung thư vú. Chúng tôi rất lo lắng. Vừa qua, sau khi bà con trong và ngoài nước lên tiếng bênh vực Hạnh, nhà cầm quyền cộng sản cho Hạnh đi khám bệnh ở quân đoàn 4, nhưng chỉ được khám sơ sài. Họ nói Hạnh bị di truyền bẩm sinh mà gia đình không ai bị bệnh này cả. Khám ở quân đoàn 4 của trại giam, chúng tôi không tin tưởng. Kết luận của họ, chúng tôi không nhất trí. Chúng tôi sẽ làm đơn đề nghị họ cho đi khám chuyên khoa, có sự giám sát của công an và gia đình. Phải cho cháu xét nghiệm, định bệnh, và điều trị đến nơi đến chốn để cứu tính mạng cho cháu.
Trà Mi: Trong những bức thư cuả Hạnh lọt được ra ngoài, Hạnh kể về những sự chèn ép, áp bức, áp lực và võ lực đối với cô trong trại giam vì cô dứt khoát không ‘nhận tội’ và quyết đấu tranh đến cùng chống lại những sai phạm. Sau những lá thư đó, điều kiện đối xử của trại với cô khá hơn hay tệ đi?
Bà Ngọc Minh: Sau khi đưa thư lên công luận, nhờ bà con trong ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ, cho nên nhà tù có cải thiện. Họ thay đổi thái độ và cư xử với Hạnh tốt hơn, không đàn áp nữa. Hạnh và những người tù trong trại cũng không phải lao động nữa. Họ tử tế hơn.
Trà Mi: Các cựu tù nhân cho biết nếu nhận tội tù nhân sẽ được những điều kiện ưu đãi hơn , được cho đi khám chữa bệnh, được đối xử tử tế hơn…Trong hoàn cảnh bệnh tật đe dọa hiện nay, liệu Hạnh có nghĩ đến điều đó?
Bà Ngọc Minh: Hạnh dứt khoát nghĩ rằng mình không có tội. Ngay cả lúc ở Bình Thuận, khi công an cho tôi gặp Hạnh, Hạnh nói với tôi: “Đời người chỉ chết có một lần thôi, để cho họ thấy họ không được coi thường tinh thần của dân tộc. Con không có tội. Những việc con làm, bất cứ công dân nào cũng phải làm. Nhà cầm quyền cộng sản dùng quyền lực, bạo lực, và tất cả các phương tiện bắt ép chúng con thì đành chịu thôi. Nhưng chúng con không có tội.” Dứt khoát trong lòng Hạnh cho tới giờ phút này vẫn không có tội. Trước phiên tòa, Hạnh cũng nói Hạnh không có tội.
Trà Mi: Chính quyền có từng đặt điều kiện thế nào với cô Hạnh không trong suốt thời gian giam cầm cô?
Bà Ngọc Minh: Mỗi lần tôi đi thăm Hạnh, cán bộ trại giam nói với tôi trong 4 tiêu chí giảm án, tiêu chí đầu tiên là ‘nhận tội’ và họ đề nghị gia đình khuyên Hạnh ‘nhận tội’. Rất nhiều lần ngay Viện Kiểm Sát cũng đề nghị 3 gia đình chúng tôi khuyên các cháu ‘nhận tội để được nhà nước khoan hồng’. Họ cứ vận động tôi phải làm thế nào để cho Hạnh ‘nhận tội’, nhưng tôi có bảo với công an rằng Hạnh nói với tôi: “Không có tin công an.”
Trà Mi: Từ khi nào Hạnh bắt đầu quan tâm đến chuyện phải bảo vệ nhân quyền, phải bênh vực cho người công nhân, và phải dấn thân vì một xã hội tiến bộ?
Bà Ngọc Minh: Từ lúc học lớp 12, Hạnh đã có vẻ bất bình rồi. Hạnh nói đối với Hạnh thì không sao vì gia đình có công với cách mạng, ông nội là lão thành cách mạng, bà nội là liệt sỹ thời kỳ chống Pháp. Lý lịch của Hạnh không có gì để phàn nàn, nhưng Hạnh đấu tranh cho các bạn vì Hạnh thấy rằng làm lý lịch thi đại học và học phí đại học họ đều ưu tiên cho gia đình có công cách mạng và con cán bộ. Hạnh than phiền “Tại sao lại phân biệt lý lịch tốt-xấu? Lý lịch tốt-xấu là thế nào? Chúng con có tội gì để bị phân biệt như vậy?” Khi vào Sài Gòn thi đại học, Hạnh tìm hiểu thực trạng xã hội. Hạnh đã khóc tâm sự với chị gái rằng đất nước đang lâm nguy. Thế rồi sau đó Hạnh âm thầm dấn thân. Từ 2003, Hạnh tham gia các công tác xã hội, giúp đỡ gia đình nghèo. Năm 2005, Hạnh tham gia khối 8406, giúp đỡ dân oan mất đất. Hạnh về đánh máy các hồ sơ khiếu nại đất đai cho dân oan rất nhiều. Từ năm 2005 biết được các hoạt động của Hạnh, tôi có ngăn cản, nhưng sau đó khi Hạnh vào Sài Gòn học Cao đẳng Kinh tế, Hạnh tiếp tục âm thầm hoạt động. Trong thời gian hoạt động, không có Tết nào Hạnh ăn Tết ở nhà cả. Hạnh nói: “Thực trạng xã hội Việt Nam rất bi đát, nguy cơ mất nước, dân rất đau khổ” và Hạnh đi thôi.
Trà Mi: Gia đình suy nghĩ thế nào về những hoạt động, lý tưởng mà Hạnh theo đuổi dẫn đến bản án 7 năm tù của cô?
Bà Ngọc Minh: Khi Hạnh bị bắt, tôi rất buồn, rất đau khổ và giận dữ vì tôi không hiểu biết. Nhưng sau khi tìm hiểu, tôi thấy rằng Hạnh đã làm đúng. Những việc Hạnh làm, mỗi công dân của mỗi nước đều phải làm. Cho nên, gia đình đã hưởng ứng và đồng tình. Điều này đã làm cho Hạnh hạnh phúc. Qua thời gian dài, tôi không đồng tình với Hạnh, Hạnh rất đau khổ, và tôi hối hận đã làm cho con mình đau khổ. Từ khi tôi hưởng ứng việc làm của con, Hạnh rất vui mừng, rất hạnh phúc.
Trà Mi: Với tình trạng hiện nay khi Hạnh đang đứng trước nguy cơ căn bệnh hiểm nghèo, gia đình có dự định thế nào để giúp bệnh trạng của cô được can thiệp kịp thời, đúng mức?
Bà Ngọc Minh: Việc làm của Hạnh cũng như bao nhiêu người khác đã làm như anh Nguyễn Văn Hải hay chị Tạ Phong Tần. Tôi không dám đòi hỏi gì hơn vì những người đó cũng khổ như con mình. Hạnh ở tù như chia sẻ những gian nan với họ. Tôi mong muốn con mình được tự do và cũng mong muốn Hùng, Chương, và những người đã dấn thân cho Tổ quốc được ra tù cùng một lúc. Trước mắt, tôi thiết tha yêu cầu cộng đồng người Việt trong và ngòai nước, cộng đồng quốc tế giúp đỡ, lên tiếng mạnh mẽ cho Hạnh để Hạnh được đi khám chuyên khoa, được điều trị để bảo vệ tính mạng cho Minh Hạnh trong lúc này.
Trà Mi: Còn đối với những người hữu trách, những người đang nắm sự tự do và cả tính mạng của Hạnh trong tay, bà Minh muốn nói gì với họ?
Bà Ngọc Minh: Tôi muốn nói rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã lừa dối dân, lừa dối dân tộc chúng tôi quá nhiều rồi. Sau 1975, tôi đã phục vụ họ tích cực. Tôi hy sinh tất cả cho chế độ. Họ đã lừa dối chúng tôi và cả quốc tế. Tôi mong muốn nhà cầm quyền phải ý thức được bổn phận của mình, phải có lương tâm, phải thay đổi chính sách cai trị, thả tất cả tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị. Đó là những người yêu nước mà nhà nước phải tôn trọng, trong đó có con tôi.
Trà Mi: Nếu như điều kiện đổi lại với việc trả tự do cho cô Hạnh là cô phải ‘nhận tội’. Nếu điều kiện đó được đặt ra với gia đình, gia đình có sẵn sàng khuyên nhủ con mình nghe theo?
Bà Ngọc Minh: Không. Chúng tôi thấy con tôi không có tội. Không bao giờ. Điều này thì không bao giờ. Con tôi đã nói với tôi rằng con tôi không có tội. Và tôi nhận thấy việc làm của con mình từ trước tới nay hoàn toàn vô tội. Không thể bao giờ chúng tôi khuyên con mình ‘nhận tội’.
Trà Mi: Kể cả trong trường hợp phải đổi lấy sự nguy kịch về sức khỏe và tính mạng của con gái mình?
Bà Ngọc Minh: Thưa vâng. Vì điều này sẽ làm cho Hạnh hạnh phúc.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn bà Minh rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.