Cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc cho biết hơn 2 triệu người Syria đã bỏ chạy ra khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá của họ. Hơn phân nửa người tị nạn là trẻ em, trong đó phần lớn là những em dưới 11 tuổi. Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết họ đang lập kế hoạch cho việc có thể phải giúp đỡ khoảng 3 triệu rưỡi người tị nạn vào cuối năm nay. Từ trụ sở Liên hiệp quốc ở Geneve, thông tín viên Lisa Schlein của đài VOA có bài tường thuật sau đây.
Cuộc chiến Syria đã bước vào năm thứ 3 và làn sóng người tị nạn của nước này dường như không thể ngăn chặn được.
Cao ủy trưởng Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, ông Antonio Guterres, cho biết có đến 5000, 6000 người Syria vượt biên mỗi ngày.
"Nếu chúng ta nhìn vào sự leo thang hồi gần đây của vụ xung đột, chúng ta sẽ thấy một điều đáng kinh sợ. Đó là một triệu người đầu tiên chạy khỏi Syria trong hai năm. Nhưng con số một triệu người thứ nhì chạy khỏi Syria trong 6 tháng. Giờ đây chúng ta có khoảng một phần ba dân số Syria phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, hoặc ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Và, có gần phân nửa dân số Syria là những người cần được trợ giúp, ở trong nước hoặc ở nước ngoài."
Bên cạnh hai triệu người tị nạn Syria, Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ước tính còn có vài trăm ngàn người chưa đăng ký để được cấp qui chế tị nạn và không được tính trong các số liệu chính thức. Ngoài ra, Liên hiệp quốc ước tính có hơn 4 triệu người Syria tản cư trong nước.
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết hơn 97% người tị nạn Syria đang tạm trú ở 4 nước láng giềng – Li Băng, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Iraq. Li Băng tiếp nhận hơn 720.000 người trong khi Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ mỗi nước tiếp nhận gần nửa triệu người.
Khu vực người Kurd ở Iraq có gần 172.000 người tị nạn Syria, trong đó có 47.000 người đã vượt biên trong hai tuần chót của tháng 8.
Ông Guterres cho biết các nước này đang cần tới sự hỗ trợ qui mô lớn của cộng đồng quốc tế.
"Bảo vệ sự ổn định của các quốc gia đang ở trong tình huống cực kỳ khó khăn này là một việc hết sức cần thiết. Chiến tranh đã lan sang Li Băng và Iraq. Và mối rủi ro của một sự bùng nổ ở Trung Đông đang mỗi ngày một tăng."
Ngày mai, Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc sẽ họp với các vị Bộ trưởng của Jordan, Iraq, Li Băng và Thổ Nhĩ Kỳ để tìm cách tranh thủ sự hậu thuẫn của quốc tế. Cơ quan này cho biết họ chỉ nhận được chưa tới phân nửa của khoản tiền 1 tỉ 600 triệu đô la mà họ cần có để giúp đỡ cho người tị nạn cho đến cuối năm nay.
Cuộc chiến Syria đã bước vào năm thứ 3 và làn sóng người tị nạn của nước này dường như không thể ngăn chặn được.
Cao ủy trưởng Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, ông Antonio Guterres, cho biết có đến 5000, 6000 người Syria vượt biên mỗi ngày.
"Nếu chúng ta nhìn vào sự leo thang hồi gần đây của vụ xung đột, chúng ta sẽ thấy một điều đáng kinh sợ. Đó là một triệu người đầu tiên chạy khỏi Syria trong hai năm. Nhưng con số một triệu người thứ nhì chạy khỏi Syria trong 6 tháng. Giờ đây chúng ta có khoảng một phần ba dân số Syria phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, hoặc ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Và, có gần phân nửa dân số Syria là những người cần được trợ giúp, ở trong nước hoặc ở nước ngoài."
Bên cạnh hai triệu người tị nạn Syria, Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ước tính còn có vài trăm ngàn người chưa đăng ký để được cấp qui chế tị nạn và không được tính trong các số liệu chính thức. Ngoài ra, Liên hiệp quốc ước tính có hơn 4 triệu người Syria tản cư trong nước.
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết hơn 97% người tị nạn Syria đang tạm trú ở 4 nước láng giềng – Li Băng, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Iraq. Li Băng tiếp nhận hơn 720.000 người trong khi Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ mỗi nước tiếp nhận gần nửa triệu người.
Khu vực người Kurd ở Iraq có gần 172.000 người tị nạn Syria, trong đó có 47.000 người đã vượt biên trong hai tuần chót của tháng 8.
Ông Guterres cho biết các nước này đang cần tới sự hỗ trợ qui mô lớn của cộng đồng quốc tế.
"Bảo vệ sự ổn định của các quốc gia đang ở trong tình huống cực kỳ khó khăn này là một việc hết sức cần thiết. Chiến tranh đã lan sang Li Băng và Iraq. Và mối rủi ro của một sự bùng nổ ở Trung Đông đang mỗi ngày một tăng."
Ngày mai, Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc sẽ họp với các vị Bộ trưởng của Jordan, Iraq, Li Băng và Thổ Nhĩ Kỳ để tìm cách tranh thủ sự hậu thuẫn của quốc tế. Cơ quan này cho biết họ chỉ nhận được chưa tới phân nửa của khoản tiền 1 tỉ 600 triệu đô la mà họ cần có để giúp đỡ cho người tị nạn cho đến cuối năm nay.