Sau hơn 20 năm, thế giới lại đang đứng trước một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng giữa các nước lớn. Thế giới như quay trở lại thời Chiến tranh lạnh. Nước Nga dưới quyền Tổng thống Putin đã cho quân vào chiếm đóng bán đảo Crimea và thành phố Sevastopol, tước vũ khí các đơn vị bộ binh, hải quân, dân quân, cảnh sát của nước Cộng hòa Ukraine đóng trên bán đảo này.
Cái cớ để ông Putin có hành động này là ‘’bảo vệ những công dân Ukraine gốc Nga’’, theo lời yêu cầu của chủ tịch nghị viện Crimea, khi bán đảo này đang là một đơn vị hành chính có quy chế tự trị trực thuộc chính phủ ở thủ đô Kiev. Hành động vũ lực này vi phạm 2 bản Hiệp ước và Hiệp định Nga đã long trọng ký kết. Đó là Hiệp ước Budapest ký kết năm 1994 giữa Nga và Ukraine, với sự tham gia của Anh và Hoa Kỳ, về việc Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân, trao lại mọi vũ khí hạt nhân cho Nga với cam kết tôn trọng biên giới hiện có của Ukraine, không dùng bất cứ sức ép quân sự hay kinh tế nào. Đó còn là Hiệp định Kharkiv về Hạm đội biển Đen ký năm 1997 Ukraine cho Nga thuê căn cứ hải quân Sevastopol trên bờ biển Đen trong 20 năm (về sau kéo dài thành 45 năm, đến năm 2042) để đổi lại Nga cung cấp dầu và hơi đốt theo giá rẻ
Tổng thống Nga Putin đã bị Liên Hiệp Quốc lên án vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm các hiệp ước ký kết với Ukraine, ngang nhiên vi phạm đường biên giới quốc gia của nước láng giềng, từ đó còn có thể leo thang chiến tranh, gây nên thảm họa thế giới.
Một loạt biện pháp trừng phạt của Liên Âu và Hoa Kỳ đã được quyết định. 60 nhân vật Nga đã được kể trên danh sách không được nhập cảnh 28 nước Liên Âu, Hoa Kỳ, trong đó có chủ tịch thượng viện Nga, phó chủ tịch hạ viện Nga, phó thủ tướng, đại biểu quốc hội, nhà kinh doanh, cố vấn của tổng thống Nga. Pháp đã ngừng một số quan hệ về quốc phòng với nước Nga. Một số tài sản của một số nhân vật Nga ở Liên Âu và Hoa Kỳ bị phong tỏa. Nga đã bị khai trừ ra khỏi khối G8 – Tám nước phát triển nhất, nay chỉ còn G7. Cuộc họp G8 tại Sotchi – Nga đã bị hủy bỏ. Một số biện pháp trừng phạt kinh tế đang được dự trù.
Việc thay đổi đường biên giới các quốc gia bằng bạo lực, vẽ lại các đường biên giới là việc làm nguy hiểm nhất trong quan hệ quốc tế. Thế giới có nghĩa vụ ngăn chặn việc xâm chiếm bán đảo Crimea bằng vũ lực, không để cho ông Putin được đằng chân lân đằng đầu, leo thang xâm chiếm thêm các tỉnh ở phía Đông và phía Nam của nước Cộng hòa Ukraine, nơi có đa số người gốc Nga sinh sống.
Ngày 21/3/2014, Tổng thống và Thủ tướng 28 nước Liên Âu đã ký văn kiện công nhân nước Cộng hòa Ukraine tham gia vào khối Liên Âu về mặt chính trị, một hành động mạnh mẽ đáp lại hành động liều lĩnh, phi pháp của tổng thống Nga.
Hiện nay cả bộ máy tuyên truyền đồ sộ của Nga đang được huy động để ca ngợi hành động ‘’yêng hùng ‘’ của ông Putin, trong khi nhiều nơi nhận định Putin là một nhân vật nguy hiểm cho hòa bình thế giới.
Các báo Nga cho rằng uy tín ông Putin, năm nay 63 tuổi, bắt đầu sa sút rồi tụt dốc nhanh là từ khi ông chơi ’’ trò đổi cột ‘’ với ông Dimitri Medvedev, năm nay 49 tuổi, một người bạn thân lâu năm cùng quê ở Saint-Petersbourg. Đó là vào cuối nhiệm kỳ 2, tháng 3 năm 2008, lẽ ra ông Putin về nghỉ hưu vì Hiến pháp Nga quy định ‘’không được làm tổng thống 3 nhiệm kỳ liên tiếp’’, để đổi mới lãnh đạo, theo phương châm phòng ngừa ‘’quyền lực làm hư hỏng người cầm quyền’’. Nhưng ông Putin lại cố tình hiểu một cách riêng là Hiến pháp vẫn cho phép được làm tổng thống nhiệm kỳ thứ 3, nếu như các nhiệm kỳ đó không liên tiếp.
Thế là Putin đưa Medvedev lên làm tổng thống qua cuộc bầu cử kết quả được biết trước vào tháng 3 năm 2008, để tổng thống mới Medvedev cử Putin làm thủ tướng trong 4 năm, rồi đến tháng 3 năm 2012 ông Putin trở lại làm tổng thống nhiệm kỳ 3 - sẽ kéo dài 6 năm, cũng lại với ông Menvedev trở lại làm thủ tướng. Đây là một kiểu cách để . Putin có thể làm tổng thống suốt đời, như một Nga hoàng vậy.
Các nhà đối lập khá đông đảo ở Nga phê phán Putin ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc.Từ năm 2008, khẩu hiệu ‘’Putin phải ra đi’’ vang lên từ Moscow đến St Petersbourg, Volgagrad, Vladivostock…, trên các biểu ngữ, kẻ to trên các mảng tường.
Các nhà bình luận quốc tế phấn lớn cho rằng ông Putin đang ở vào thế bị động, phải đối phó rồi hành động liều kiểu nhảy lên mình hổ dữ do bị lòng tham chi phối. Ông vừa bỏ ra 50 tỷ đôla chi phí cho Olympic mùa Đông Sochi 2014, thì vụ này bị lu mờ. Ông ra sức chuẩn bị suốt 2 năm cho cuộc họp G8 cũng ở Sochi vào tháng 6 năm nay thì bị đưa ra ngoài khối này. Thế là 2 vụ công cốc. Ông bị bẽ mặt thêm vì ông bạn Cộng sản thân thiết nhất xưa kia là Trung Quốc không bênh che ông, còn bỏ phiếu trắng ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Nước Pháp vẫn để ngỏ cửa giữ lời mời ông Putin sang Normandie dự lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ lịch sử của quân đội Đồng minh (ngày 6/ 6/ 1944 – 6/6/2014), với thiện chí khuyến nghị ông suy nghĩ kỹ, ngăn ngừa ông không leo thang thêm.
Cái mà ông Putin đang đánh mất là niềm tin và tình hữu nghị lâu đời giữa Nga và Ukraine, làm tổn thương nghiêm trọng mối quan hệ giữa Nga và các láng giềng gần xa ở phương Tây. Ông đang thổi bùng lên tinh thần dân tộc hẹp hòi kiêu ngạo Đại Nga, làm cho nước ông bị cô lập và còn rất lâu mới có thể trở lại với cộng đồng châu Âu và thế giới. Đây là cái giá đắt nhất, nặng nề nhất mà nước Nga phải hứng chịu.
Nhưng mới đây ông Putin vẫn nói cứng rằng ông không ngại những trừng phạt kinh tế, vì các bên đều thiệt hại.
Ukraine tuy mất một bán đảo có vị trí chiến lược với 4 triệu dân, nhưng có thế chính trị -kinh tế - tài chính- ngoại giao mới khi gia nhập khối Liên Âu hùng hậu, còn được Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hỗ trợ, được Ngân hàng Thế giới ưu đãi. Hiện Ukraine đã có hơn 20 tỷ đôla chi viện tức thời trong nhu cầu 35 tỷ khẩn cấp. Toàn dân Ukraine đối phó với tình hình nghiêm trọng một cách bình tĩnh, kỷ luật cao, xã hội không rối loạn, cũng không có bạo loạn, không gây nên xung khắc dân tộc, chủng tộc. Đó là giá trị văn hóa chính trị của một dân tộc văn minh trong một nước đa dân tộc.
Xét về toàn diện, lâu dài, ông Putin đang đi một nước cờ mạo hiểm, có thể đi đến chỗ bị chính dân Nga chiếu tướng, khi khối quần chúng chống đối ông đang tăng nhanh. Ông đang ngồi trên lưng một con hổ dữ, rất khó xuống một cách an toàn.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
Cái cớ để ông Putin có hành động này là ‘’bảo vệ những công dân Ukraine gốc Nga’’, theo lời yêu cầu của chủ tịch nghị viện Crimea, khi bán đảo này đang là một đơn vị hành chính có quy chế tự trị trực thuộc chính phủ ở thủ đô Kiev. Hành động vũ lực này vi phạm 2 bản Hiệp ước và Hiệp định Nga đã long trọng ký kết. Đó là Hiệp ước Budapest ký kết năm 1994 giữa Nga và Ukraine, với sự tham gia của Anh và Hoa Kỳ, về việc Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân, trao lại mọi vũ khí hạt nhân cho Nga với cam kết tôn trọng biên giới hiện có của Ukraine, không dùng bất cứ sức ép quân sự hay kinh tế nào. Đó còn là Hiệp định Kharkiv về Hạm đội biển Đen ký năm 1997 Ukraine cho Nga thuê căn cứ hải quân Sevastopol trên bờ biển Đen trong 20 năm (về sau kéo dài thành 45 năm, đến năm 2042) để đổi lại Nga cung cấp dầu và hơi đốt theo giá rẻ
Tổng thống Nga Putin đã bị Liên Hiệp Quốc lên án vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm các hiệp ước ký kết với Ukraine, ngang nhiên vi phạm đường biên giới quốc gia của nước láng giềng, từ đó còn có thể leo thang chiến tranh, gây nên thảm họa thế giới.
Một loạt biện pháp trừng phạt của Liên Âu và Hoa Kỳ đã được quyết định. 60 nhân vật Nga đã được kể trên danh sách không được nhập cảnh 28 nước Liên Âu, Hoa Kỳ, trong đó có chủ tịch thượng viện Nga, phó chủ tịch hạ viện Nga, phó thủ tướng, đại biểu quốc hội, nhà kinh doanh, cố vấn của tổng thống Nga. Pháp đã ngừng một số quan hệ về quốc phòng với nước Nga. Một số tài sản của một số nhân vật Nga ở Liên Âu và Hoa Kỳ bị phong tỏa. Nga đã bị khai trừ ra khỏi khối G8 – Tám nước phát triển nhất, nay chỉ còn G7. Cuộc họp G8 tại Sotchi – Nga đã bị hủy bỏ. Một số biện pháp trừng phạt kinh tế đang được dự trù.
Việc thay đổi đường biên giới các quốc gia bằng bạo lực, vẽ lại các đường biên giới là việc làm nguy hiểm nhất trong quan hệ quốc tế. Thế giới có nghĩa vụ ngăn chặn việc xâm chiếm bán đảo Crimea bằng vũ lực, không để cho ông Putin được đằng chân lân đằng đầu, leo thang xâm chiếm thêm các tỉnh ở phía Đông và phía Nam của nước Cộng hòa Ukraine, nơi có đa số người gốc Nga sinh sống.
Ngày 21/3/2014, Tổng thống và Thủ tướng 28 nước Liên Âu đã ký văn kiện công nhân nước Cộng hòa Ukraine tham gia vào khối Liên Âu về mặt chính trị, một hành động mạnh mẽ đáp lại hành động liều lĩnh, phi pháp của tổng thống Nga.
Hiện nay cả bộ máy tuyên truyền đồ sộ của Nga đang được huy động để ca ngợi hành động ‘’yêng hùng ‘’ của ông Putin, trong khi nhiều nơi nhận định Putin là một nhân vật nguy hiểm cho hòa bình thế giới.
Các báo Nga cho rằng uy tín ông Putin, năm nay 63 tuổi, bắt đầu sa sút rồi tụt dốc nhanh là từ khi ông chơi ’’ trò đổi cột ‘’ với ông Dimitri Medvedev, năm nay 49 tuổi, một người bạn thân lâu năm cùng quê ở Saint-Petersbourg. Đó là vào cuối nhiệm kỳ 2, tháng 3 năm 2008, lẽ ra ông Putin về nghỉ hưu vì Hiến pháp Nga quy định ‘’không được làm tổng thống 3 nhiệm kỳ liên tiếp’’, để đổi mới lãnh đạo, theo phương châm phòng ngừa ‘’quyền lực làm hư hỏng người cầm quyền’’. Nhưng ông Putin lại cố tình hiểu một cách riêng là Hiến pháp vẫn cho phép được làm tổng thống nhiệm kỳ thứ 3, nếu như các nhiệm kỳ đó không liên tiếp.
Thế là Putin đưa Medvedev lên làm tổng thống qua cuộc bầu cử kết quả được biết trước vào tháng 3 năm 2008, để tổng thống mới Medvedev cử Putin làm thủ tướng trong 4 năm, rồi đến tháng 3 năm 2012 ông Putin trở lại làm tổng thống nhiệm kỳ 3 - sẽ kéo dài 6 năm, cũng lại với ông Menvedev trở lại làm thủ tướng. Đây là một kiểu cách để . Putin có thể làm tổng thống suốt đời, như một Nga hoàng vậy.
Các nhà đối lập khá đông đảo ở Nga phê phán Putin ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc.Từ năm 2008, khẩu hiệu ‘’Putin phải ra đi’’ vang lên từ Moscow đến St Petersbourg, Volgagrad, Vladivostock…, trên các biểu ngữ, kẻ to trên các mảng tường.
Các nhà bình luận quốc tế phấn lớn cho rằng ông Putin đang ở vào thế bị động, phải đối phó rồi hành động liều kiểu nhảy lên mình hổ dữ do bị lòng tham chi phối. Ông vừa bỏ ra 50 tỷ đôla chi phí cho Olympic mùa Đông Sochi 2014, thì vụ này bị lu mờ. Ông ra sức chuẩn bị suốt 2 năm cho cuộc họp G8 cũng ở Sochi vào tháng 6 năm nay thì bị đưa ra ngoài khối này. Thế là 2 vụ công cốc. Ông bị bẽ mặt thêm vì ông bạn Cộng sản thân thiết nhất xưa kia là Trung Quốc không bênh che ông, còn bỏ phiếu trắng ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Nước Pháp vẫn để ngỏ cửa giữ lời mời ông Putin sang Normandie dự lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ lịch sử của quân đội Đồng minh (ngày 6/ 6/ 1944 – 6/6/2014), với thiện chí khuyến nghị ông suy nghĩ kỹ, ngăn ngừa ông không leo thang thêm.
Cái mà ông Putin đang đánh mất là niềm tin và tình hữu nghị lâu đời giữa Nga và Ukraine, làm tổn thương nghiêm trọng mối quan hệ giữa Nga và các láng giềng gần xa ở phương Tây. Ông đang thổi bùng lên tinh thần dân tộc hẹp hòi kiêu ngạo Đại Nga, làm cho nước ông bị cô lập và còn rất lâu mới có thể trở lại với cộng đồng châu Âu và thế giới. Đây là cái giá đắt nhất, nặng nề nhất mà nước Nga phải hứng chịu.
Nhưng mới đây ông Putin vẫn nói cứng rằng ông không ngại những trừng phạt kinh tế, vì các bên đều thiệt hại.
Ukraine tuy mất một bán đảo có vị trí chiến lược với 4 triệu dân, nhưng có thế chính trị -kinh tế - tài chính- ngoại giao mới khi gia nhập khối Liên Âu hùng hậu, còn được Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hỗ trợ, được Ngân hàng Thế giới ưu đãi. Hiện Ukraine đã có hơn 20 tỷ đôla chi viện tức thời trong nhu cầu 35 tỷ khẩn cấp. Toàn dân Ukraine đối phó với tình hình nghiêm trọng một cách bình tĩnh, kỷ luật cao, xã hội không rối loạn, cũng không có bạo loạn, không gây nên xung khắc dân tộc, chủng tộc. Đó là giá trị văn hóa chính trị của một dân tộc văn minh trong một nước đa dân tộc.
Xét về toàn diện, lâu dài, ông Putin đang đi một nước cờ mạo hiểm, có thể đi đến chỗ bị chính dân Nga chiếu tướng, khi khối quần chúng chống đối ông đang tăng nhanh. Ông đang ngồi trên lưng một con hổ dữ, rất khó xuống một cách an toàn.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ