Sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế làm chao đảo khu vực sử dụng đồng euro, người dân châu Âu bây giờ nói rằng họ đã mất tin tưởng nơi chính quyền của họ. Đó là kết quả của một cuộc thăm dò mới nhất.
Tại nhiều nước, 90% người được thăm dò cho rằng các chính trị gia của họ có dính đến tham nhũng. Bằng chứng là một số chính trị hàng đầu của Ý, Tây Ban Nha và Pháp đang đối mặt với các cáo buộc gian trá và trốn thuế.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế TI đã thực hiện cuộc thăm dò này tại 107 quốc gia. Chỉ có 23% người được thăm dò trả lời chính phủ họ đang có những nỗ lực đánh bại tham nhũng.
Riêng tại châu Âu, tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Tại Tây Ban Nha, có 8% cho rằng chính phủ đang giải quyết tham nhũng; tại Ý, có 13%; tại Hy Lạp và Bồ Đào Nha chỉ có 1%.
Bà Valentina Rigamonti của TI nói với VOA khủng hoảng niềm tin xảy ra năng nhất tại các quốc gia có khủng hoảng kinh tế, trong lúc các quốc gia có khủng hoảng kinh tế cần sự tin tưởng của người dân hơn bao giờ hết.
Bà nói: “Mức đo tham nhũng trên toàn cầu cho thấy tham nhũng rất mạnh tại các nước phía nam châu Âu, nơi có những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính.”
Sự tín nhiệm đối với với các đảng chính trị cũng đi xuống. Tại Hy Lạp, một trong những nước sử dụng đồng euro gặp nhiều vấn đề kinh tế, 90% người được thăm dò nói rằng các đảng chính trị có dính líu đến tham nhũng.
Bà Rigamonti nói rằng ngoài những nước gặp nhiều vấn đề kinh tế, những nước phái Bắc cũng bị tai tiếng tham nhũng, dù những nước này lâu nay vẫn có tiếng về minh bạch:
“Không có nước châu Âu nào được cho là sạch. Tất cả đều có liên hệ đến tham nhũng ở những mức độ khác nhau, với những vấn đề khác nhau.”
Cuộc thăm dò của TI được đưa ra giữa lúc các chính trị gia khắp châu Âu đang đối mặt với các cáo giác bê bối.
Hôm thứ Năm, bản án trốn thuế của cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi được giữ nguyên.
Hôm thứ Tư, Thủ tướng Tây Ban Nha cũng biện minh trước Quốc hội về những tố giác nhận hối lộ của các công ty xây dựng.
Tháng trước, Thủ tướng Cộng hòa Czech từ chức vì tai tiếng tham nhũng của các trợ lý. Toàn bộ chính phủ Luxembourg cũng làm như vậy vì các tố giác tham nhũng.
William Bartlett là nhà phân tích các vấn đề châu Âu tại Trường Kinh tế London.
Ông nói rằng suy thoái kinh tế không nhất thiết làm nạn tham nhũng tệ hại hơn bởi vì nạn tham nhũng tại các cơ quan chính phủ châu Âu đã có từ mấy chục năm qua. Nhưng ông nói rằng khi tiền bạc eo hẹp, vấn đề này nổi cộm hơn:
“Tôi cho rằng trong thời kỳ suy thoái kinh tế, cơ hội tham nhũng sẽ ít hơn, bởi vì tiền bạc khan hiếm. Nhưng trong thời kỳ này, quần chúng rất nhạy cảm nên các vụ tham nhũng rất dễ lộ diện trước công chúng.”
Ông nói rằng quần chúng mất niềm tin nơi chính quyền là một vấn đề lớn của các nước châu Âu đang phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Ông nói:
“Tại những nước như Hy Lạp, Ý, Pháp, nơi mà tỷ lệ thất nghiệp tăng, chất lượng cuộc sống giảm, mỗi khi phát hiện tham nhũng, thì người dân lại bảo nhau, tại sao chúng ta phải thắt lưng buộc bụng trong khi các chính trị gia không dự phần vào đó?”
Theo kết quả thăm dò của TI, công dân của 51 nước xem các đảng chính trị là những tổ chức tham nhũng nhất của đất nước. Hơn 50% người được phỏng vấn cho rằng chính phủ họ được điều hành bởi những nhóm lợi ích.
Tại nhiều nước, 90% người được thăm dò cho rằng các chính trị gia của họ có dính đến tham nhũng. Bằng chứng là một số chính trị hàng đầu của Ý, Tây Ban Nha và Pháp đang đối mặt với các cáo buộc gian trá và trốn thuế.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế TI đã thực hiện cuộc thăm dò này tại 107 quốc gia. Chỉ có 23% người được thăm dò trả lời chính phủ họ đang có những nỗ lực đánh bại tham nhũng.
Riêng tại châu Âu, tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Tại Tây Ban Nha, có 8% cho rằng chính phủ đang giải quyết tham nhũng; tại Ý, có 13%; tại Hy Lạp và Bồ Đào Nha chỉ có 1%.
Bà Valentina Rigamonti của TI nói với VOA khủng hoảng niềm tin xảy ra năng nhất tại các quốc gia có khủng hoảng kinh tế, trong lúc các quốc gia có khủng hoảng kinh tế cần sự tin tưởng của người dân hơn bao giờ hết.
Bà nói: “Mức đo tham nhũng trên toàn cầu cho thấy tham nhũng rất mạnh tại các nước phía nam châu Âu, nơi có những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính.”
Sự tín nhiệm đối với với các đảng chính trị cũng đi xuống. Tại Hy Lạp, một trong những nước sử dụng đồng euro gặp nhiều vấn đề kinh tế, 90% người được thăm dò nói rằng các đảng chính trị có dính líu đến tham nhũng.
Bà Rigamonti nói rằng ngoài những nước gặp nhiều vấn đề kinh tế, những nước phái Bắc cũng bị tai tiếng tham nhũng, dù những nước này lâu nay vẫn có tiếng về minh bạch:
“Không có nước châu Âu nào được cho là sạch. Tất cả đều có liên hệ đến tham nhũng ở những mức độ khác nhau, với những vấn đề khác nhau.”
Cuộc thăm dò của TI được đưa ra giữa lúc các chính trị gia khắp châu Âu đang đối mặt với các cáo giác bê bối.
Hôm thứ Năm, bản án trốn thuế của cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi được giữ nguyên.
Hôm thứ Tư, Thủ tướng Tây Ban Nha cũng biện minh trước Quốc hội về những tố giác nhận hối lộ của các công ty xây dựng.
Tháng trước, Thủ tướng Cộng hòa Czech từ chức vì tai tiếng tham nhũng của các trợ lý. Toàn bộ chính phủ Luxembourg cũng làm như vậy vì các tố giác tham nhũng.
William Bartlett là nhà phân tích các vấn đề châu Âu tại Trường Kinh tế London.
Ông nói rằng suy thoái kinh tế không nhất thiết làm nạn tham nhũng tệ hại hơn bởi vì nạn tham nhũng tại các cơ quan chính phủ châu Âu đã có từ mấy chục năm qua. Nhưng ông nói rằng khi tiền bạc eo hẹp, vấn đề này nổi cộm hơn:
“Tôi cho rằng trong thời kỳ suy thoái kinh tế, cơ hội tham nhũng sẽ ít hơn, bởi vì tiền bạc khan hiếm. Nhưng trong thời kỳ này, quần chúng rất nhạy cảm nên các vụ tham nhũng rất dễ lộ diện trước công chúng.”
Ông nói rằng quần chúng mất niềm tin nơi chính quyền là một vấn đề lớn của các nước châu Âu đang phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Ông nói:
“Tại những nước như Hy Lạp, Ý, Pháp, nơi mà tỷ lệ thất nghiệp tăng, chất lượng cuộc sống giảm, mỗi khi phát hiện tham nhũng, thì người dân lại bảo nhau, tại sao chúng ta phải thắt lưng buộc bụng trong khi các chính trị gia không dự phần vào đó?”
Theo kết quả thăm dò của TI, công dân của 51 nước xem các đảng chính trị là những tổ chức tham nhũng nhất của đất nước. Hơn 50% người được phỏng vấn cho rằng chính phủ họ được điều hành bởi những nhóm lợi ích.