SYDNEY —
Tòa Thượng thẩm của Australia đã hoãn lại việc trục xuất một người đàn ông Afghanistan 65 tuổi chỉ vài giờ trước khi ông này bị đưa ra khỏi nước Úc. Người đàn ông thuộc sắc tộc Haraza này tới Úc năm 2011 và cho biết ông đã không sống ở Afghanistan trong nhiều thập niên. Từ Sydney, thông tín viên Phil Mercer của đài VOA có bài tường thuật về lệnh trục xuất đầu tiên trong nhiều năm nay đối với một người sắc tộc Hazara.
Người đàn ông sắc tộc Hazara, 65 tuổi, quê ở miền trung Afghanistan, chỉ còn vài giờ nữa là bị trục xuất trước khi Tòa Thượng thẩm ở Sydney đưa ra án lệnh để hoãn thi hành lệnh trục xuất.
Vụ án này sẽ được xem xét lại vào ngày mai, thứ năm. Khi đó, tòa án sẽ quyết định là họ có cơ sở hay không để thụ lý đơn kháng án của người đàn ông này.
Người đàn ông Afghanistan mà tên tuổi được giữ kín vì lý do an ninh là một người mù chữ. Ông khai với nhà chức trách là ông mất liên lạc với thân nhân ở quê nhà và ông đã vượt biên hồi thập niên 1980 để tránh bị bách hại.
Ông đã sống trong một thời gian dài tại thành phố Quetta của Pakistan, nhưng ở đó, ông cũng bị bách hại vì sắc tộc của mình.
Năm 2011, ông đến Australia xin tị nạn.
Năm ngoái, hồ sơ của ông được Tòa Tị nạn Australia xem xét và họ đã bác đơn xin cư trú vĩnh viễn của ông.
Người Hazara được xem là sắc tộc thiểu số bị đàn áp ở Pakistan và một số vùng ở Afghanistan. Tuy tòa án tị nạn cho rằng nếu ông trở về quê ông ở tỉnh Uruzgan thì điều đó quá nguy hiểm cho ông, nhưng họ nói rằng ông có thể về sống một cách an toàn ở thủ đô Kabul.
Lập luận của tòa án gặp phải sự chống đối kịch liệt của bà Sonia Caton, người đứng đầu Hội đồng Tị nạn Australia.
"Thêm vào đó, ông cũng dễ bị thương tổn vì tuổi tác của ông, tình trạng mù chữ của ông. Ông không có người liên lạc hay thân nhân nào cả ở Kabul và ông không có mấy người quen thân ở Afghanistan. Thực tế này đòi hỏi giới hữu trách phải nghiêm túc xem xét tới việc dành cho ông sự bảo vệ đặc biệt, và họ đã không đưa ra lý do nào cho việc từ khước sự bảo vệ đặc biệt."
Các luật sư đại diện chính phủ Australia nói rằng người đàn ông Afghanistan này đã có cơ hội trong cả năm qua để nộp đơn xin hoãn trục xuất, nhưng đã không nộp đơn.
Mặc dù vậy, theo giáo sư William Maley của Đại học Quốc gia Australia, việc trả về Afghanistan một người sắc tộc Hazara có thể có những hậu quả khủng khiếp.
"Đây là một trong những trường hợp hiếm có mà chúng ta có thể nói với một mức độ tin tưởng nào đó là có một sác xuất khá cao để cho những người sắp xếp cho việc đưa về Kabul một người như vậy trở thành những người có bàn tay vấy máu."
Australia cấp thị thực cho khoảng 20.000 người tị nạn mỗi năm dựa theo các hiệp ước quốc tế.
Người đàn ông sắc tộc Hazara, 65 tuổi, quê ở miền trung Afghanistan, chỉ còn vài giờ nữa là bị trục xuất trước khi Tòa Thượng thẩm ở Sydney đưa ra án lệnh để hoãn thi hành lệnh trục xuất.
Vụ án này sẽ được xem xét lại vào ngày mai, thứ năm. Khi đó, tòa án sẽ quyết định là họ có cơ sở hay không để thụ lý đơn kháng án của người đàn ông này.
Người đàn ông Afghanistan mà tên tuổi được giữ kín vì lý do an ninh là một người mù chữ. Ông khai với nhà chức trách là ông mất liên lạc với thân nhân ở quê nhà và ông đã vượt biên hồi thập niên 1980 để tránh bị bách hại.
Ông đã sống trong một thời gian dài tại thành phố Quetta của Pakistan, nhưng ở đó, ông cũng bị bách hại vì sắc tộc của mình.
Năm 2011, ông đến Australia xin tị nạn.
Năm ngoái, hồ sơ của ông được Tòa Tị nạn Australia xem xét và họ đã bác đơn xin cư trú vĩnh viễn của ông.
Người Hazara được xem là sắc tộc thiểu số bị đàn áp ở Pakistan và một số vùng ở Afghanistan. Tuy tòa án tị nạn cho rằng nếu ông trở về quê ông ở tỉnh Uruzgan thì điều đó quá nguy hiểm cho ông, nhưng họ nói rằng ông có thể về sống một cách an toàn ở thủ đô Kabul.
Lập luận của tòa án gặp phải sự chống đối kịch liệt của bà Sonia Caton, người đứng đầu Hội đồng Tị nạn Australia.
"Thêm vào đó, ông cũng dễ bị thương tổn vì tuổi tác của ông, tình trạng mù chữ của ông. Ông không có người liên lạc hay thân nhân nào cả ở Kabul và ông không có mấy người quen thân ở Afghanistan. Thực tế này đòi hỏi giới hữu trách phải nghiêm túc xem xét tới việc dành cho ông sự bảo vệ đặc biệt, và họ đã không đưa ra lý do nào cho việc từ khước sự bảo vệ đặc biệt."
Các luật sư đại diện chính phủ Australia nói rằng người đàn ông Afghanistan này đã có cơ hội trong cả năm qua để nộp đơn xin hoãn trục xuất, nhưng đã không nộp đơn.
Mặc dù vậy, theo giáo sư William Maley của Đại học Quốc gia Australia, việc trả về Afghanistan một người sắc tộc Hazara có thể có những hậu quả khủng khiếp.
"Đây là một trong những trường hợp hiếm có mà chúng ta có thể nói với một mức độ tin tưởng nào đó là có một sác xuất khá cao để cho những người sắp xếp cho việc đưa về Kabul một người như vậy trở thành những người có bàn tay vấy máu."
Australia cấp thị thực cho khoảng 20.000 người tị nạn mỗi năm dựa theo các hiệp ước quốc tế.