Người biểu tình chống chính phủ ở Bangkok đã thành công trong việc cắt đứt nhiệm kỳ của đảng cầm quyền, nhưng nhiều người cho rằng các cuộc bầu cử mới vẫn chưa đủ. Hôm nay, thông tín viên VOA Ron Corben nói chuyện với những người biểu tình về việc giải tán quốc hội và những cải cách nào họ muốn thực thi.
Hôm nay, ngưòi biểu tình đã diễu hành qua khu Sukhumvit ở trung tâm Bangkok, là con đường xương sống của thành phố với các khu chung cư cao ốc đắt tiền, các thương xá và các tòa nhà văn phòng.
Khi có tin Thủ tướng Yingluck Shinawatra giải tán Quốc hội và loan báo các cuộc bầu cử mới, ông Apirak Kosayodin, một thành viên đảng Dân chủ, nói rằng việc giải tán Quốc hội chỉ là màn đầu của các cải cách sâu rộng hơn.
“Ít nhất vào bước đầu, bà muốn thừa nhận tiếng nói của nhân dân Thái, nhưng họ vẫn còn một tiến trình xa hơn cần bà phải xúc tiến, hoặc là người dân Thái cần phải hợp tác với nhau để cải cách thêm.”
Những người lãnh đạo biểu tình đã đề nghị một hội đồng không được bầu lên để thay thế chính phủ được bầu lên theo thể chế dân chủ cho đến khi tổ chức bàu cử. Thủ tướng đã bác bỏ yêu cầu đó là vi hiến và nhiều nhà quan sát từng nói đó sẽ là một bước thụt lùi ở quốc gia giàu có và cởi mở về chính trị nhất ở đông nam châu Á này.
Nhưng thành viên đảng Dân chủ Apirak nói cần phải có những cải cách kinh tế và xã hội rộng lớn hơn.
“Dân chúng thực sự trông đợi tiến trình cải cách Thái Lan để trở thành một nơi tốt đẹp hơn, kể cả việc chống tham nhũng, đem lại quyền lực cho chính quyền ở địa phương, cải cách giáo dục. Dân chúng Thái sẽ nghĩ xa hơn, xa hơn mặc dầu chính phủ đã giải tán quốc hội.”
Các chính sách như cải tiến giáo dục và đem lại quyền lực cho chính quyền địa phương có thể hấp dẫn cử tri ở vùng nông thôn miền bắc, là cứ địa chính trị truyền thống của đảng Pheu Thai cầm quyền.
Ðảng của bà Yingluck và người anh bà là cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra đã hậu thuẫn các chính sách có lợi cho người Thái ở nông thôn, kể các trợ cấp gạo gây tranh cãi đã làm tăng giá cả, giúp nông dân làm giàu. Nhưng dự án gạo này đã gây tốn kém hàng tỷ đôla cho chính phủ và châm ngòi cho những lời cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF làm phương hại đến tài chính của nước này.
Ông Khun Som, một nhà ngân hàng và biểu tình ở Bangkok, nói dự án gạo là một thí dụ chủ yếu cho thấy hình thức tham nhũng mà người biểu tình muốn chấm dứt.
“Ông Thaksin sẽ làm mọi thứ cho chính mình, ông không nghĩ thay cho với người nghèo. Chúng tôi muốn giúp người nghèo. Khi họ thực hiện dự án gạo họ chỉ muốn thu tiền về cho riêng mình - người chính trị gia. khoản tiền nhỏ thì dành cho nhà nông. Tiền lớn thì dành cho chính trị gia – chúng tôi không muốn tình trạng đó tiếp tục.”
Vẫn chưa rõ những cải cách nào có thể dẫn đến sự minh bạch nhiều hơn cho chính phủ. Nhưng nhiều người trong cuộc biểu tình hôm nay như Khun “Dew”, một nhân viên trong khu vực tài chính, nói số người tham dự biểu tình lớn đánh dấu một bước quan trọng.
Khi bóng tối buông xuống Bangkok hôm nay, người biểu tình nói họ sẽ trụ suốt đêm tại văn phòng thủ tướng, tiếp tục cuộc tụ tập đã đạt được mục đích giải thể quốc hội, nhưng không vạch ra một con đường rõ ràng cho bước sắp tới.
Hôm nay, ngưòi biểu tình đã diễu hành qua khu Sukhumvit ở trung tâm Bangkok, là con đường xương sống của thành phố với các khu chung cư cao ốc đắt tiền, các thương xá và các tòa nhà văn phòng.
Khi có tin Thủ tướng Yingluck Shinawatra giải tán Quốc hội và loan báo các cuộc bầu cử mới, ông Apirak Kosayodin, một thành viên đảng Dân chủ, nói rằng việc giải tán Quốc hội chỉ là màn đầu của các cải cách sâu rộng hơn.
“Ít nhất vào bước đầu, bà muốn thừa nhận tiếng nói của nhân dân Thái, nhưng họ vẫn còn một tiến trình xa hơn cần bà phải xúc tiến, hoặc là người dân Thái cần phải hợp tác với nhau để cải cách thêm.”
Những người lãnh đạo biểu tình đã đề nghị một hội đồng không được bầu lên để thay thế chính phủ được bầu lên theo thể chế dân chủ cho đến khi tổ chức bàu cử. Thủ tướng đã bác bỏ yêu cầu đó là vi hiến và nhiều nhà quan sát từng nói đó sẽ là một bước thụt lùi ở quốc gia giàu có và cởi mở về chính trị nhất ở đông nam châu Á này.
Nhưng thành viên đảng Dân chủ Apirak nói cần phải có những cải cách kinh tế và xã hội rộng lớn hơn.
“Dân chúng thực sự trông đợi tiến trình cải cách Thái Lan để trở thành một nơi tốt đẹp hơn, kể cả việc chống tham nhũng, đem lại quyền lực cho chính quyền ở địa phương, cải cách giáo dục. Dân chúng Thái sẽ nghĩ xa hơn, xa hơn mặc dầu chính phủ đã giải tán quốc hội.”
Các chính sách như cải tiến giáo dục và đem lại quyền lực cho chính quyền địa phương có thể hấp dẫn cử tri ở vùng nông thôn miền bắc, là cứ địa chính trị truyền thống của đảng Pheu Thai cầm quyền.
Ðảng của bà Yingluck và người anh bà là cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra đã hậu thuẫn các chính sách có lợi cho người Thái ở nông thôn, kể các trợ cấp gạo gây tranh cãi đã làm tăng giá cả, giúp nông dân làm giàu. Nhưng dự án gạo này đã gây tốn kém hàng tỷ đôla cho chính phủ và châm ngòi cho những lời cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF làm phương hại đến tài chính của nước này.
Ông Khun Som, một nhà ngân hàng và biểu tình ở Bangkok, nói dự án gạo là một thí dụ chủ yếu cho thấy hình thức tham nhũng mà người biểu tình muốn chấm dứt.
“Ông Thaksin sẽ làm mọi thứ cho chính mình, ông không nghĩ thay cho với người nghèo. Chúng tôi muốn giúp người nghèo. Khi họ thực hiện dự án gạo họ chỉ muốn thu tiền về cho riêng mình - người chính trị gia. khoản tiền nhỏ thì dành cho nhà nông. Tiền lớn thì dành cho chính trị gia – chúng tôi không muốn tình trạng đó tiếp tục.”
Vẫn chưa rõ những cải cách nào có thể dẫn đến sự minh bạch nhiều hơn cho chính phủ. Nhưng nhiều người trong cuộc biểu tình hôm nay như Khun “Dew”, một nhân viên trong khu vực tài chính, nói số người tham dự biểu tình lớn đánh dấu một bước quan trọng.
Khi bóng tối buông xuống Bangkok hôm nay, người biểu tình nói họ sẽ trụ suốt đêm tại văn phòng thủ tướng, tiếp tục cuộc tụ tập đã đạt được mục đích giải thể quốc hội, nhưng không vạch ra một con đường rõ ràng cho bước sắp tới.