Đường dẫn truy cập

Người biểu tình Pakistan đòi thủ tướng từ chức


Người biểu tình chặn lối vào Quốc hội ở thủ đô Islamabad, ngày 20/8/2014.
Người biểu tình chặn lối vào Quốc hội ở thủ đô Islamabad, ngày 20/8/2014.

Hàng chục ngàn người biểu tình bài chính phủ đã diễu hành trước quốc hội Pakistan hôm thứ Ba, đòi Thủ tướng Nawaz Sharif phải từ chức. Các cuộc biểu tình được dẫn đầu bởi hai lãnh đạo đối lập có sức thu hút, những người cho rằng đảng cầm quyền đã gian lận trong cuộc bầu cử năm 2013, là cuộc chuyển giao quyền lực ôn hòa lần đầu tiên ở đất nước này giữa hai chính quyền dân sự. Thông tín viên Zlatica Hoke cho biết những người biểu tình thề sẽ tiếp tục.

Những người biểu tình hôm thứ Ba đã làm tê liệt thủ đô Islamabad khi họ dồn về phía gọi là Khu vực Đỏ, một khu vực an ninh của các toà nhà chính phủ, nhiều sứ quán phương Tây, quốc hội, văn phòng và nhà riêng của Thủ tướng Nawaz Sharif. Người đứng đầu đảng lớn thứ ba của Pakistan (Tehreek-e-Insaaf), cựu cầu thủ môn cricket Imran Khan đã tổ chức buổi diễu hành với sự tham gia của những người ủng hộ giáo sĩ bài chính phủ Tahir-ul-Qadri.

Chính quyền đã phải ra lệnh cho quân đội bảo vệ an ninh cho Khu vực Đỏ. Nhưng những người biểu tình đã vượt các rào chắn và nói rằng không có gì có thể ngăn cản được họ.

Ông Mohammad, một trong những ời biểu tính nói: “Chúng tôi sẽ ngồi trước toà nhà quốc hội để biểu tình vì công lý. Chúng tôi sẽ ôn hòa. Thậm chí nếu chúng tôi có đói hay khác, cuộc biểu tình vẫn sẽ tiếp tục.”

Ông Khan phát biểu: “Chúng ta sẽ không đi vào bên trong toà nhà quốc hội. Chúng ta sẽ tụ tập ở khu vực bên ngoài và số lượng sẽ rất lớn đến nỗi mọi người sẽ quên mất quảng trường Tahrir của Ai Cập.”
Ông Khan phát biểu: “Chúng ta sẽ không đi vào bên trong toà nhà quốc hội. Chúng ta sẽ tụ tập ở khu vực bên ngoài và số lượng sẽ rất lớn đến nỗi mọi người sẽ quên mất quảng trường Tahrir của Ai Cập.”

Ông Khan phát biểu với những người ủng hộ trước cuộc biểu tình: “Chúng ta sẽ không đi vào bên trong toà nhà quốc hội. Chúng ta sẽ tụ tập ở khu vực bên ngoài và số lượng sẽ rất lớn đến nỗi mọi người sẽ quên mất quảng trường Tahrir của Ai Cập."

Cuộc biểu tình được khơi gợi từ những sự kiện gần đây ở Trung Đông. Chúng được khơi gợi từ cuộc cách mạng Ukraine. Đây là một xu hướng chung của thế giới ngày nay, trong khu vực đó. Và dĩ nhiên, đây là một xu hướng rất nguy hiểm”.

Pakistan có một lịch sử đảo chính quân sự và cuộc biểu tình làm dấy lên nỗi lo sợ bạo động. Ông Eltsoy nói ông Sharif, người đáng chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm ngoái, có phần chắc sẽ không từ bỏ quyền lực. Nhưng ông nói rằng thủ tướng nên cố gắng đàm phán một thoả thuận với phe đối lập.

Ông Eltsoy cho biết: “Và đó là những gì mà ông Sharif thực sự đang làm – cố gắng đàm phán với ông Imran Khan và cố gắng tìm ra một số thỏa hiệp, có thể cho ông ta một vị trí trong chính quyền, có thể cố gắng điều tra cuộc bầu cử trước đây”.

Những người ủng hộ ông Khan và ông Qadri tức giận về nền kinh tế tụt hậu của Pakistan
Những người ủng hộ ông Khan và ông Qadri tức giận về nền kinh tế tụt hậu của Pakistan

Những người ủng hộ ông Khan và ông Qadri tức giận về nền kinh tế tụt hậu của Pakistan và sự thất bại của chính quyền trong việc phân phối các dịch vụ như nguồn cung cấp điện ổn định. Ông Khan đã dung sự tức giận này để thu hút sự ủng hộ cho động thái lật đổ Thủ tướng Sharif của mình. Là một cựu ngôi sao môn criket, ông nổi tiếng cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Nhưng chiến thắng của ông có thể là một trở ngại cho tiến trình dân chủ ở Pakistan.

Ông Eltsov nói: “Tôi cho rằng ông ấy có đuờng lối chống phương Tây, chống Mỹ và nghiêng về Hồi giáo hơn.”

Chính quyền lên án những người biểu tình về nỗ lực phá hoại dân chủ, đề nghị đàm phán thay vì sử dụng vũ lực. Nhưng hai lãnh đạo đối lập được hậu thuẫn bởi số lượng người đông đảo tới nay vẫn từ chối đàm phán.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG