ĐÀI BẮC —
Hàng trăm người biểu tình đã xông vào phòng họp của Viện Lập pháp, tức Quốc hội, Đài Loan để đòi chính phủ hủy bỏ một hiệp định thương mại với Trung Quốc. Từ Đài Bắc, các thông tín viên đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Những người biểu tình đã phá sập một chiếc cổng sắt lớn trong lúc xông vào phòng họp của Viện Lập Pháp hồi tối thứ ba và dùng bàn ghế để ngăn không cho cảnh sát tiến vào bên trong.
Những người này chống đối một hiệp định thương mại với Trung Quốc mà họ cho là sẽ gây thiệt hại cho thị trường lao động của Đài Loan và làm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Cô Hoàng Ngọc Phấn, một người đại diện của các sinh viên biểu tình, cho biết những người biểu tình cảm thấy phẫn nộ vì một ủy ban của chính phủ đã thông qua thỏa thuận này, bất chấp sự chống đối của phe đối lập.
"Chúng tôi muốn Chủ tịch Vương Kim Bình trực tiếp tuyên bố rằng quyết định ngày hôm qua của ủy ban nội chính là không có hiệu lực. Và chúng tôi yêu cầu Tổng thống Mã Anh Cửu đích thân tới đây để phúc đáp những đòi hỏi của người dân."
Các mối quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Trung Quốc đã được tăng cường rất nhiều trong những năm vừa qua và các mối quan hệ chính trị cũng trở nên nồng ấm hơn tiếp theo sau cuộc đàm phán cấp cao có tính chất lịch sử hồi tháng trước.
Nhưng phe đối lập ở Đài Loan cảm thấy lo ngại về ảnh hưởng thái quá của Trung Quốc đối với đảo quốc tự trị này. Họ tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại hiệp định thương mại về lãnh vực dịch vụ, nhưng không tranh thủ đủ số phiếu ở quốc hội để ngăn chặn.
Hiệp định thương mại dịch vụ là một phần của Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế, gọi tắt là ECFA, mà Đài Loan và Trung Quốc đã ký kết năm 2010.
Theo qui định của hiệp định thương mại dịch vụ đang được thảo luận tại Viện Lập pháp Đài Loan, các công ty dịch vụ của Trung Quốc và Đài Loan có thể gia tăng những hoạt động đầu tư ở phía bên kia.
Ông Tưởng Thanh, một chuyên gia của Hội Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan, nói với đài VOA rằng mối nguy hiểm của hiệp định thương mại mậu dịch đã bị thổi phồng bởi một số người trong phe đối lập đang tìm cách tranh phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới.
"Nhiều tác động đối với khu vực dịch vụ của Đài Loan đã bị thổi phồng bởi đảng đối lập. Nhưng đó chỉ là thực tế của cuộc sống. Bởi vì trong đảng đối lập, lúc nào chúng ta cũng thấy một số người muốn vận động để tranh thủ sự ủng hộ của công chúng nhằm tăng cường vị thế chính trị của mình."
Tuy nhiên, ông Tưởng cũng cho rằng phe đối lập đã có lý khi họ chống lại cách thức đảng đương quyền là Quốc Dân Đảng tiến hành cuộc duyệt xét.
"Lúc đầu Quốc Dân Đảng đã hứa là họ sẽ duyệt xét hiệp định này một cách kỹ lưỡng, từng điều khoản một, từng qui định một. Nhưng rốt cuộc họ đã tìm ra một cách khác để giải thích việc đó. Họ nói rằng vì hiệp định này là một hiệp định hành chánh nên nó có thể được tự động thông qua."
Vụ tranh cãi về hiệp định thương mại này đã diễn ra trong lúc nhiều người ở Đài Loan cảm thấy lo ngại trước sự kiện là quan hệ chính trị với Trung Quốc đã được cải thiện một cách đều đặn.
Hồi tháng trước, Chủ tịch Ủy ban Hoa Lục của chính phủ Đài Loan, ông Vương Úc Kỳ, đã đến thăm Trung Quốc và tiến hành cuộc thảo luận chính trị đầu tiên từ trước đến nay giữa Đài Bắc với Bắc Kinh.
Đài Loan tách khỏi Trung Quốc năm 1949 sau cuộc nội chiến giữa hai phe Quốc-Cộng. Nhưng Bắc Kinh vẫn xem đảo quốc này là một tỉnh ly khai và một mực đòi Đài Loan phải tái thống nhất với Hoa Lục.
Các mối quan hệ kinh tế đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi ông Mã Anh Cửu, một người có chủ trương tương đối thân thiện với Trung Quốc, đắc cử tổng thống vào năm 2008 và tái đắc cử vào năm 2012.
Những người biểu tình đã phá sập một chiếc cổng sắt lớn trong lúc xông vào phòng họp của Viện Lập Pháp hồi tối thứ ba và dùng bàn ghế để ngăn không cho cảnh sát tiến vào bên trong.
Những người này chống đối một hiệp định thương mại với Trung Quốc mà họ cho là sẽ gây thiệt hại cho thị trường lao động của Đài Loan và làm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Cô Hoàng Ngọc Phấn, một người đại diện của các sinh viên biểu tình, cho biết những người biểu tình cảm thấy phẫn nộ vì một ủy ban của chính phủ đã thông qua thỏa thuận này, bất chấp sự chống đối của phe đối lập.
"Chúng tôi muốn Chủ tịch Vương Kim Bình trực tiếp tuyên bố rằng quyết định ngày hôm qua của ủy ban nội chính là không có hiệu lực. Và chúng tôi yêu cầu Tổng thống Mã Anh Cửu đích thân tới đây để phúc đáp những đòi hỏi của người dân."
Các mối quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Trung Quốc đã được tăng cường rất nhiều trong những năm vừa qua và các mối quan hệ chính trị cũng trở nên nồng ấm hơn tiếp theo sau cuộc đàm phán cấp cao có tính chất lịch sử hồi tháng trước.
Nhưng phe đối lập ở Đài Loan cảm thấy lo ngại về ảnh hưởng thái quá của Trung Quốc đối với đảo quốc tự trị này. Họ tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại hiệp định thương mại về lãnh vực dịch vụ, nhưng không tranh thủ đủ số phiếu ở quốc hội để ngăn chặn.
Hiệp định thương mại dịch vụ là một phần của Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế, gọi tắt là ECFA, mà Đài Loan và Trung Quốc đã ký kết năm 2010.
Theo qui định của hiệp định thương mại dịch vụ đang được thảo luận tại Viện Lập pháp Đài Loan, các công ty dịch vụ của Trung Quốc và Đài Loan có thể gia tăng những hoạt động đầu tư ở phía bên kia.
Ông Tưởng Thanh, một chuyên gia của Hội Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan, nói với đài VOA rằng mối nguy hiểm của hiệp định thương mại mậu dịch đã bị thổi phồng bởi một số người trong phe đối lập đang tìm cách tranh phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới.
"Nhiều tác động đối với khu vực dịch vụ của Đài Loan đã bị thổi phồng bởi đảng đối lập. Nhưng đó chỉ là thực tế của cuộc sống. Bởi vì trong đảng đối lập, lúc nào chúng ta cũng thấy một số người muốn vận động để tranh thủ sự ủng hộ của công chúng nhằm tăng cường vị thế chính trị của mình."
Tuy nhiên, ông Tưởng cũng cho rằng phe đối lập đã có lý khi họ chống lại cách thức đảng đương quyền là Quốc Dân Đảng tiến hành cuộc duyệt xét.
"Lúc đầu Quốc Dân Đảng đã hứa là họ sẽ duyệt xét hiệp định này một cách kỹ lưỡng, từng điều khoản một, từng qui định một. Nhưng rốt cuộc họ đã tìm ra một cách khác để giải thích việc đó. Họ nói rằng vì hiệp định này là một hiệp định hành chánh nên nó có thể được tự động thông qua."
Vụ tranh cãi về hiệp định thương mại này đã diễn ra trong lúc nhiều người ở Đài Loan cảm thấy lo ngại trước sự kiện là quan hệ chính trị với Trung Quốc đã được cải thiện một cách đều đặn.
Hồi tháng trước, Chủ tịch Ủy ban Hoa Lục của chính phủ Đài Loan, ông Vương Úc Kỳ, đã đến thăm Trung Quốc và tiến hành cuộc thảo luận chính trị đầu tiên từ trước đến nay giữa Đài Bắc với Bắc Kinh.
Đài Loan tách khỏi Trung Quốc năm 1949 sau cuộc nội chiến giữa hai phe Quốc-Cộng. Nhưng Bắc Kinh vẫn xem đảo quốc này là một tỉnh ly khai và một mực đòi Đài Loan phải tái thống nhất với Hoa Lục.
Các mối quan hệ kinh tế đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi ông Mã Anh Cửu, một người có chủ trương tương đối thân thiện với Trung Quốc, đắc cử tổng thống vào năm 2008 và tái đắc cử vào năm 2012.